Tự học tử vi - đường về với Bản ngã

Bạn có thích cùng tham gia Tự học Tử vi


  • Total voters
    147

tutruongdado

Thành viên nhiệt tình
Thành viên BQT
Cám ơn tutruongdado!

Cháu cũng là 1 người thực dụng, nên quan trọng kết quả, chứ k quan trọng hình thức thực hiện.
Cháu thì k hiểu lắm về chữ hán ngữ và chữ nôm, cháu lại đang ở quê, online chủ yếu bằng điện thoại nên khó mà dịch được.
Cháu rất thích kiểu giải thích giống như cách chú Sơn Chu giải thích về tính thủy hóa mộc của Tham Lang, như vậy rất dễ hiểu. Chú Sơn Chu cũng là 1 người rất chu đáo, cháu cần tới tài liệu gì là chú up lên diễn đàn ngay.
Có câu: "nhất tự vi sư, bán tự còn 1 mình ông sư :D ". Đáng ra cháu k nên gọi là chú, nhưng ngặt vì cái quy định ban đầu. Dù vậy, cháu đã xem chú như "1 mình ông sư" đó vậy. :D
Cám ơn chú!
Mình cũng quý anh Sơn Chu lắm chứ. Rất nhiệt tình, tận tâm.
Chỉ là góp ý, chia sẻ thêm thôi.
Chứ những bình luận khen ngợi, tán dương, thì ngay từ đầu anh ấy nói là đừng viết còn gì, viết cái gì liên quan đến chủ đề thôi.
Thêm nữa, chưa chắc mình đã hơn tuổi bạn đâu. Đừng gọi chú, mình tổn thọ.
 

Sơn Chu

Thành viên nhiệt tình
Chú Sơn Chu, tutruongdado cho cháu trả bài :D
(Sợ học sai nên nhờ thầy kiểm tra @@)
Cháu hiểu đơn giản như thế này

Về dương/âm(1) khắc dương/âm(2): cát tinh/hung tinh (1) khắc hung tinh/cát tinh (2) thì làm cho tính hung/cát của (2) bị mất đi, chỉ còn lại tính chất của kẻ mạnh duy nhất (1)

Về dương/âm(1) khắc âm/dương(2): cát tinh/hung tinh (1) khắc hung tinh/cát tinh (2) thì làm cho tính chất của (2) xoay chiều theo tính chất của (1), nghĩa là cát/hung (1) sẽ cộng thêm với cát/hung (của 2 đã bị biến đổi), tựu chung lại là gia tăng mức độ cát/hung

Lý thuyết là vậy, nhưng còn phải xét thêm mức độ mạnh yếu của các sao.

2 chú nhận xét giúp cháu nhé
Tử vi theo trường phái tôi đang học, ít tính đến sự sinh khăc chế hóa thuần túy như thế, đấy mới là cái Lý mà chưa nói đến cái TÍNH. Giả như 1 chú học võ karate đai đen, gặp một chú học sinh yếu đuối, về Lý mà nói thì chú Karate 1 đạp thì chú học sinh lăn ra chết rồi. Nhưng về Tính thì chưa chắc, biết đấu chú Karate được thầy dầy rằng học võ xong ra đường phải nhường nhin con người ta, cấm đc động thủ. Còn chú học sinh kia con nhà cho thuê nặng lãi, tính khí ngông cuồng, sẵn sàng đe dọa lấy mạng kẻ khác liền nếu chú áy ghét. Trong trường hợp này có khi chú karate chạy mất dép í chứ.

Vui vậy thôi, Để xem xét cân nhắc Thắng thua, Cát Hung, Cường Nhược, Tử vi đẩu số có Tứ Yếu, Thập Dụ, Bát Pháp. sẽ được trình bày ở phần gần cuối. Bạn RẤT KHÔNG NÊN vội vàng như thế!!!!^:)^:-??
 

thanhdanhulsa2

Thành viên nhiệt tình
Cái này gọi là sự phản hồi 2 chiều, thầy giảng trò nghe, trò hiểu được bao nhiêu thì mang ra trả bài cho thầy kiểm chứng, tránh tình trạng thầy dạy 1 đường, trò hiểu 1 nẻo, nào có phải cháu vội vàng gì đâu.

tutruongdado, thanhdanhulsa2 sinh năm 93 à.
Vào diễn đàn k biết ai là ai, cứ xưng hô loạn xị lên cả :D
 

follow_me

"Compassion - A gift for yourself."
Cách 2: Cách này chỉ tìm được ngũ hành mà ko tìm được đủ cụm nạp âm.
Để hiểu được trước hết cần ghi nhớ được vị trí của 12 Địa Chi qua hai phương pháp an trên giấy và trên bàn tay như sau:

Bước 1: Xác định Thiên Can trên lòng bàn tay
Trong đó:
Cung Tí đọc Giáp - Ất.
Cung Sửu đọc Bính - Đinh.
Cung Dần đọc Mậu - Kỷ.
Cung Mão đọc Canh - Tân.
Cung Thìn đọc Nhâm - Quý.

Bước 2: Xác định Địa Chi trên lòng bàn tay
Trong đó:
Cung Tí đọc Tí - Sửu.
Cung Thìn đọc Dần - Mão.
Cung Mão đọc Thìn - Tị.
Cung Tí đọc Ngọ - Mùi.
Cung Thìn đọc Thân - Dậu.
Cung Mão đọc Tuất - Hợi.
Lưu ý: Địa chi ở đây được an ngược chiều kim đồng hồ từ Tý đến Thìn rồi Mão và lập lại chu kỳ trên cho hết 12 Địa chi.

Bước 3: Xác định Ngũ Hành

Từ cung Địa chi (địa chi của lá số cần xác định) này đọc thuận theo chiều kim đồng hồ năm cung đó các Ngũ hành là Kim - Thủy - Hỏa - Thổ - Mộc gặp Thiên Can (của tuổi cần xác định) ở đâu lấy Ngũ hành đó làm Ngũ hành của Hoa giáp.

Ví dụ 1: Xác định Bản Mệnh của tuổi Nhâm Tuất;
Theo bước 1, “Hình A” Can Nhâm thuộc Cung Thìn
Theo bước 2, “Hình B” Chi Tuất thuộc cung Mão.
Theo bước 3, tại vị trí Chi Tuất thuộc Mão (Hình B) kể là Thủy đếm thuân theo Thiên Can (Hình A) đến cung Thìn thuộc Nhâm Quý. Do vậy Nhâm Tuất thuộc Thủy Mệnh.

Ví dụ 2: Xác định Bản Mệnh của tuổi Bính Dần;
Theo bước 1, “Hình A” Can Bính thuộc Cung Sửu
Theo bước 2, “Hình B” Chi Dần thuộc cung Thìn.
Theo bước 3, tại vị trí Chi Dần thuộc Sửu (Hình B) kể là Thủy đếm thuân theo Thiên Can (Hình A) đến cung Sửu thuộc Bính Đinh. Do vậy Bính Dần thuộc Hỏa Mệnh.
[/QUOTE]
Em thử tính tuổi theo 2 ví dụ trên mà không ra được cái Ngũ Hành của mệnh:

Ví dụ 1: (hình A là về Địa Chi, hình B là về Thiên Can, nên sửa lại trong bài viết trên) Can Nhâm thuộc cung Thìn theo hình B. Chi Tuất thuộc cung Mão theo hình A.

Từ cung Mão kể là Thủy đếm thuận (tức là Thủy-Hỏa-Thổ-Mộc-Kim) tới cung Thìn thuộc can Nhâm (hình B), vẫn là Thủy (?), nếu Mão là Thủy thì Thìn phải là Hỏa, có đúng không ạ?

Ví dụ 2: Chi Dần thuộc cung Sửu (?), lẽ ra phải thuộc cung Thìn (hình A). Từ cung Thìn kể là Thủy (có phải lúc nào cũng bắt đầu từ hành Thủy?) đếm thuận đến cung Sửu thuộc can Bính (tức Thủy - Hỏa - Thổ), vậy sao vẫn là Hỏa mệnh?
 

Sơn Chu

Thành viên nhiệt tình
Em thử tính tuổi theo 2 ví dụ trên mà không ra được cái Ngũ Hành của mệnh:

Ví dụ 1: (hình A là về Địa Chi, hình B là về Thiên Can, nên sửa lại trong bài viết trên) Can Nhâm thuộc cung Thìn theo hình B. Chi Tuất thuộc cung Mão theo hình A.

Từ cung Mão kể là Thủy đếm thuận (tức là Thủy-Hỏa-Thổ-Mộc-Kim) tới cung Thìn thuộc can Nhâm (hình B), vẫn là Thủy (?), nếu Mão là Thủy thì Thìn phải là Hỏa, có đúng không ạ?

Ví dụ 2: Chi Dần thuộc cung Sửu (?), lẽ ra phải thuộc cung Thìn (hình A). Từ cung Thìn kể là Thủy (có phải lúc nào cũng bắt đầu từ hành Thủy?) đếm thuận đến cung Sửu thuộc can Bính (tức Thủy - Hỏa - Thổ), vậy sao vẫn là Hỏa mệnh?
Có chút khó hiểu trong cách hướng dẫn, anh đã sửa lại chút cho phù hợp rồi đó FM

Về tuổi Nhâm Tuất thì FM xem hình bàn tay sau nhé

upload_2014-7-26_6-48-26.png



Về tuổi Bính Dần thì FM xem ở hình này

upload_2014-7-26_6-52-51.png


Cách này lúc đầu thực hành hơi phức tạp vì phải nhớ 2 bàn tay, trong đó bàn tay địa chi (HÌnh A) thì quy luật hơi lộn xộn. Nhưng sau dùng quen thì cũng ok. Tuy vậy anh thì thường hay dùng cách đánh số cộng lại rồi chia 5 lấy dư ( trong trường hợp gặp tuổi mà mình quên béng ko nhớ ra nạp âm của nó là gì hehe:D)
 

thanhdanhulsa2

Thành viên nhiệt tình
Sơn Chu 5 mod 5 phải bằng 0 chứ?
Tình hình là em :D đã đọc qua bản word về nguyên lý nạp âm, kết quả là k hiểu
 
Chỉnh sửa cuối:

Sơn Chu

Thành viên nhiệt tình
Sơn Chu 5 mod 5 phải bằng 0 chứ?
Tình hình là em :D đã đọc qua bản word về nguyên lý nạp âm, kết quả là k hiểu
Muốn đúng toán học 5mod5=bằng 0 thì ta chỉ việc quy ược lại sao MỘC=0 Kim=1 Thủy =2 Hỏa=3 Thổ =4
\:D/ Quy ước là do mình, miễn là đạt được mục đích

Nguyên ý nạp âm cần nhiều thơi gian, và nhiều kiến thức khác nữa để hiểu.;;) Cứ tử từ khoai sẽ nhừ\:D/
 

tutruongdado

Thành viên nhiệt tình
Thành viên BQT
Muốn học tử vi giỏi là phải hình cha khắc mẹ tứ cố vô thân
Tiến sỡi dở dang, hết visa đuổi về nước... vợ nuôi!
Như Gia Khánh hoàng đế, học thông biết thạo, văn chương chữ nghĩa đầy mình. Nhưng Càn Long vẫn phạt cho ra ngoài du hành khắp đất nước để tìm "Đá Mộc Ngư". Mục đích là để Gia Khánh quan sát nhân tình thế thái, nỗi thống khổ của dân, thối nát của quan lại.
Khi trở về tay không có đá, nhưng đầy bản tấu xin trị tội các quan, Càn Long mới mừng: "Con đã tìm được đá Mộc Ngư rồi".
 

Thatsat

Thành viên mới
Sinh ra đã là Càn Long, nên không muốn bàn chuyện về thằng con dại Gia Khánh của bố!
 

tutruongdado

Thành viên nhiệt tình
Thành viên BQT
Càn Long thừa hưởng công sức bao nhiêu năm vất vả của Ung Chính, phát triển thêm cũng mạnh nhưng sinh ra bao nhiêu ung nhọt sâu bọ, thối nát từ trên xuống dưới.
Gia Khánh lại được thừa hưởng cái kho báu của Hòa Thân :)). Tuy dại nhưng chẳng có ai hơn nữa, đành chịu.
 

Sơn Chu

Thành viên nhiệt tình
Các bạn thân mến,

Hôm nay tôi xin trình bày với các bạn một số kiên thức về Lịch Pháp được dùng tới trong Tử vi đẩu số, phần này ít sách vở nói đến trong khi lại là yếu tố đầu vào vô cùng quan trọng, nó mà sai là mọi công tác an sao luận đoán sẽ trở thành vô nghĩa. Rất nhiều bạn chắc hẳn sẽ bối rối khi động đến các vấn đề như:

- Giờ hiện đại được quy đổi ra giờ Can Chi như thế nào,
- Vấn đề tính giờ sinh theo mùa
- Vấn đề tháng nhuận
- Vấn đề người sinh ra ở nước ngoài thì tính giờ theo nới sinh hay quy đổi về giờ Việt Nam
- V.v và v.v

Hãy kiên nhẫn và xem xét những mục tôi sẽ trình bày dưới đây, với thái độ khách quan và luôn nghi hoặc, vì dù sao cũng chỉ là quan điểm của riêng tôi. Nếu có vấn đề xin phản hổi để chúng ta cũng thảo luận làm sáng tỏ


Bài 4: Một số kiến thực Lịch pháp cơ bản

Để nắm vững về Lịch pháp thì thực sử cần một thời gian khảo cứu công phu và lâu dài, Rất may chúng ta không cần phải nghiên cứu sâu kỹ thế nếu chỉ muốn học Tử vi đẩu số mà thôi.

Dù sao cũng mong các bạn tham khảo các cuốn sách sau

1. Lịch và Lịch Việt nam của GS Hoàng Xuân Hãn
2. Hán Việt Dịch Sử lược của tác giả Nguyễn Hữu Quang ( Chương 3: Thiên Văn Lịch Toán)
3. Các bài viêt về lịch và cách tính lịch của tác giả Hồ Ngọc Đức trên trang cá nhân của ông: http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/amlich/
4. Hiệp kỷ Biện phương thư (2 tập)

Bây giờ ta sẽ đi vào các khái niệm chính, các mục dưới đây tôi đều lấy từ các nguồn tại liệu ở trên, thỉnh thoảng chú thêm ý kiến riêng. Nên mong các bạn đưng thắc mắc rằng tôi không ghi rõ xuất sứ nhé.
 

Sơn Chu

Thành viên nhiệt tình
1. Đôi nét khái quát về lịch

Như ai nấy đều biết, đời sống của con người gắn bó mật thiết đến sự sáng tối, nóng lạnh, thời tiết và hiện tượng ấy bắt nguồn từ sự vận chuyển của trái đất, mặt trăng, và mặt trời. Sự vận chuyển "nghiêng góc" của trái đất quanh mặt trời quyết định thời tiết, mùa màng. Sự vận chuyển của mặt trăng quanh trái đất ảnh hưởng đến thủy triều, đến đời sống các sinh vật...Từ đó nảy sinh khái niệm ngày, tháng, năm, mà sự sắp xếp của nó theo một quy ước nào đó , hợp với thiên nhiên là lịch.

Giá như tạo hóa dựng nên trời đất với bàn tay chính xác của.. một người thợ đồng hồ để cho một tháng chẵn chòi 28 ngày, một năm chẵn 12 tháng thì hẳn "tiện" cho loài người biết bao! Đằng này mặt trăng quay quanh trái đất theo chu kỳ 29.530588 ngày, trái đất chu du quanh mặt trời mất 365.2422 ngày. Và dĩ nhiên là con người chẳng thể sống với quy định là "tháng x bắt đầu từ ngày y lúc z giờ" được! Tóm lại lịch phải "làm chẵn" các chu kỳ tự nhiên. Khi làm chẵn tất sinh ra sai lệch, và muốn lịch không sai với tự nhiên thì phải chỉnh lại sau một thời gian và ấy là phép "nhuận".

Dương lịch bỏ qua số lẻ của trăng mà chỉ giải quyết phần "dương". Một năm có 365 ngày, ngắn hơn năm thời tiết 0.2422 ngày. Cứ 4 năm thì bù thêm một ngày vào năm nhuận để chỉnh lại cho hợp thời tiết. Như thế thì lại hơi dài nên cứ 300 năm lại bỏ đi ba năm đáng nhuận trở thành năm thường. "Thuần" âm lịch ,như lịch Á Rập, bỏ phần "dương" và chỉ làm chẵn phần lẻ của tuần trăng với quy định tháng đủ, tháng thiếu lần lượt bù trừ cho nhau. Một năm có 12 tháng và ngắn hơn năm thời tiết. Vì không được chỉnh lại, nên năm âm lịch không còn dính dáng đến thời tiết.

Âm lịch dùng ở Đông Á thực ra là âm-dương lịch. Bởi nó bao gồm cả hai yếu tố âm và dương. Các lịch gia trải qua bao đời đã tìm cách "khớp" cả hai số lẻ (số ngày trong tháng, số tháng trong năm). Và vì phải tìm ra phương cách để làm chẵn cả hai số lẻ (thay vì một như dương lịch) nên phép nhuận của âm-dương lịch phức tạp và khó nhớ hơn dương lịch. Năm âm lịch với 12 tháng ngắn hơn năm thời tiết khoảng 11 ngày, sau khoảng 2-3 năm thì phải chỉnh lại bằng cách thêm một tháng nhuận. Như thế năm ấy có 13 tháng.

Khi ta làm chẵn số lẻ, tức nhiên là đã chấp nhận một sai số tối đa là vào hàng đơn vị tính toán. Âm-dương lịch làm chẵn tháng với đơn vị ngày và năm với đơn vị tháng nên: Sai số tối đa của tháng đối với tuần trăng là một ngày và của năm đối với năm thời tiết là một tháng. Đơn vị nhuận của dương lịch là ngày, nên năm dương lịch chính là năm thời tiết với sai số một ngày. Như thế phải chăng âm-dương lịch thiếu chính xác so với dương lịch? Nếu chỉ căn cứ vào tháng theo kiểu "tháng hai trồng đậu, tháng ba trồng cà.." thì hẳn cả thế giới Đông Á phải.... tiệt chủng vì đói do mất mùa liên tục!

(Trích Lịch ta, Lịch tàu và sự khác biệt - Đoan Hùng, đăng trên blog của Hồ Ngọc Đức -http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/amlich/)
 

Sơn Chu

Thành viên nhiệt tình
2. Năm, Tháng, Ngày, Khí trong âm lịch

Thực ra âm-dương-lịch rất chính xác và chi ly! Nói về tháng là chỉ nói chừng chừng, đại khái mà thôi. Còn chính xác hơn về thời tiết thì đó là các thời điểm KHÍ trong âm lịch mà người nông dân dùng nó làm mốc mà gieo, cấy, gặt... Chẳng hạn như giở âm-dương-lịch ra thì ngày hôm nay là ngày 14/2/2001 tức ngày Đinh Sửu, 20 tháng 12, Kỷ Sửu năm Canh Thìn, KHÍ Đại Hàn. Tìm hiểu kỹ hơn ta sẽ thấy trong âm dương lịch có hai hệ thống tháng: tháng tuần trăng và "tháng" thời tiết (giữa các điểm khí). Muốn hiểu rõ hơn về hai hệ thống này cũng như cách sắp xếp ngày, tháng, năm, nhuận của âm-dương-lịch thiết tưởng chúng ta nên đi sâu vào định nghĩa của các khái niệm này cũng như mối liên hệ của nó với sự vận chuyển của "trời đất".


Một ngày bắt đầu từ điểm nửa-đêm và chia làm 12 giờ (Tý-Hợi) . Một giờ lại được chia thành hai khoảng: Sơ và Chính. Một ngày không bắt đầu bằng giờ đầu tiên là giờ tý mà ở điểm bắt đầu của chính tý. Giờ tý như thế có hai phần, nửa đầu thuộc ngày hôm trước. Nhìn kỹ lại ta thấy thực ra xưa cũng như nay ngày dều chia thành 24 khoảng. Chính Tý tương đương với 0 giờ, Sơ Sửu là 1 giờ sáng.

Tháng thể hiện sự vận chuyển của mặt trăng. Khi mặt trăng và mặt trời ở cùng một hướng đối với trái đất và xoay nửa tối về phía ta thì gọi là thời điểm SÓC (nghĩa là trăng sống lại). Khi nó ở hướng ngược lại và xoay nửa sáng về phía ta thì gọi là thời điểm VỌNG (nghĩa là trông). Khi người ta quan sát chuyển động biểu kiến trên tinh cầu thì thấy nó chạy trên quỹ đạo gọi là BẠCH ĐẠO. Chu kỳ của trăng để đi hết một vòng bạch đạo, từ điểm sóc này đến điểm sóc tới gọi là SÓC-SÁCH. Ngày chứa điểm SÓC là ngày mồng một, là điểm gốc để bắt đầu một tháng. Số ngày trong tháng được làm chẵn thành tháng đủ 30 ngày và tháng thiếu 29 ngày.


Năm thể hiện sự vận chuyển của trái đất quanh mặt trời, hay về mặt thiên văn biểu kiến mà nói, thì mặt trời chạy vòng trên tinh cầu theo quỹ đạo gọi là HOÀNG-ĐẠO. Trên hoàng đạo có bốn điểm chính là xuân phân, hạ chí, thu phân và đông chí là các điểm mốc để phân định thời tiết. — điểm "phân" cuả xuân và thu ngày và đêm dài bằng nhau. — điểm "chí" của hạ thì (đối với bắc bán cầu) ngày dài (nhất) so với đêm còn ở điểm đông chí thì ngược lại. Đứng về mặt vị trí trái đất mà nói thì ở điểm hạ chí trái đất nghiêng bắc bán cầu vào phía mặt trời và điểm đông chí thì ngược lại. Từ bốn điểm mốc đó người ta phân nhỏ hơn thành 24 thời điểm gọi là KHÍ là các điểm mốc về thời tiết. Khí được phân làm hai loại: TIẾT là ngăn chia, và TRUNG là giữa. Như vậy ta có 12 trung khí và tiết khí xen kẽ nhau. Chính ở khái niệm khí này mà ta thấy trong âm lịch có một hệ thống phân bổ "tháng" (khoảng giữa hai điểm trung hay tiết) song hành với dương lịch, nghĩa là với năm thời tiết. Mỗi điểm khí có một ngày tương ứng trong dương lịch. Tên gọi các khí mang ý nghĩa về thời tiết hay muà màng.

Sau đây là một vài điểm khí trong năm với ý nghĩa, tính chất và điểm tương ứng của nó trong dương lịch (với sai số 1 ngày): Đông Chí (trung,giữa đông, 22/12) ; Tiểu Hàn (tiết, rét vừa, 6/1) ; Đại Hàn (trung, rét gắt, 21/1).Lập Xuân (tiết,đầu xuân,5/2) ; Vũ Thuỷ (trung,mưa nước,29/2) ; Kinh Trập (tiết,sâu bọ tỉnh dậy,5/3) ; Xuân Phân (trung,giữa xuân,20/3) ; Thanh Minh (tiết,trời trong,5/4) ...

Nếu xem 12 khoảng giữa các "tiết" hoặc "trung" như một hệ thống "tháng thời tiết" thì ta thấy âm-dương-lịch không khác gì với dương lịch. Ta có thể nói một cách khác là: trong âm-dương-lịch có hai hệ thống "tháng" : tháng tuần trăng và "tháng thời tiết" với độ dài hơi chênh nhau. Tuần trăng có 29.53 ngày và tháng thời tiết là 30.41 ngày (đây là số trung bình bởi vì mặt trăng và trái đất xoay có khoảng nhanh khoảng chậm, theo định luật thứ hai của Kepler). Vấn đề là đặt ra quy tắc để hai hệ thống tuần-trăng và thời-tiết song hành với nhau với độ chênh ít nhất như có thể. Quy tắc đó là phép NHUẬN.

Muốn hình dung ra phép nhuận chúng ta hãy tưởng tượng ra hai xâu chuỗi thời gian: chuỗi tuần trăng với các hạt là điểm sóc màu xanh, chuỗi thời tiết với các hạt là điểm trung-khí màu đỏ. Cầm hai chuỗi chập lên nhau ta sẽ thấy: mới đầu giữa hai hạt xanh thế nào cũng có một hạt đỏ, sau đó các hạt xanh do khoảng cách ngắn hơn dần dà di động thụt lui so với hạt đỏ, và đến một lúc nào đó sẽ có hai hạt xanh nằm gọn trong khoảng hai hạt đỏ. Khác với các khoảng khác, lúc này giữa hai hạt xanhkhông có một hạt đỏ nào. Nếu ta giả vờ "quên" không đếm khoảng ấy thì sự phân bổ các hạt cuả hai chuỗi bớt lệch đi và lại trở lại "song hành" như trước. Khoảng ấy gọi là "nhuận". Với nguyên tắc đó các lịch gia đặt ra quy tắc: Tháng không có trung khí là tháng nhuận. Tháng nhuận đó không tên gọi cũng như can chi riêng (nói cách khác: không được "đếm") mà mang tên của tháng trước với từ Nhuận ở kế bên. Thời xưa, ngày sóc tháng nhuận, vua không làm lễ cốc-sóc như mọi đầu tháng mà chỉ đứng ở cửa nhà cáo-miếu chứ không vào, vì thế chữ "nhuận" được viết là chữ "vương" là vua ở giữa chữ "môn" là cửa.

(Trích Lịch ta, Lịch tàu và sự khác biệt - Đoan Hùng, đăng trên blog của Hồ Ngọc Đức -http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/amlich/)
 

Sơn Chu

Thành viên nhiệt tình
3. Do đâu có sự khác biệt?

Như thế ta thấy cách sắp xếp lịch dựa trên thời điểm của các "biến cố" về thiên văn. Các biến cố này tuy xảy ra cùng một lúc (thời gian tuyệt đối) nhưng lại được ghi lại bằng ngày, giờ là thời gian "tương đối", thay đổi theo vị trí (kinh độ) của điểm quan sát trên trái đất. Điều này dẫn đến tới vấn đề có tính nguyên tắc là: Cách ghi chép âm-dương lịch (sự phân bố ngày tháng năm) chịu ảnh hưởng bởi vị trí quan sát!

Lịch cho điểm A có thể khác biệt ( khác chứ không phải sai-biệt) với lịch cho điểm B nếu hai điểm không cùng kinh độ. Sở dĩ ở trên tôi dùng chữ "ghi" là cốt nhấn mạnh rằng cả hai tuy khác nhau nhưng không cái nào sai đối với thiên nhiên cả. "Khác" là khác cách ghi chép mà thôi! Nếu tôi nói nhật thực xảy ra lúc 15.20 phút (giờ California) thì người khác nói là nói xảy ra lúc 18.20 ở New York, thì không có ai sai ở đây cả. Tính chất này rất quan trọng mà ta cần biết khi muốn tìm hiểu âm-dương-lịch. — đây ta lại có vấn đề "sai số ở hàng đơn vị" khi "làm chẵn". Điều này dẫn tới: sự khác biệt của lịch ở hai nơi có thể lên đến một ngày hoặc thậm chí một tháng!

Thí dụ như thời điểm xảy ra SÓC được ghi nhận ở một điểm A vào lúc 15 giờ thì đối với điểm B cách đó 5 múi giờ về phía tây nó được ghi nhận là lúc 10 giờ. Điều đó không ảnh hưởng gì cả. Nhưng nếu nó xảy ra tại A vào lúc 2 giờ sáng thì đối với B lại là 9 giờ đêm ngày hôm trước. Điều này dẫn tới: Tháng này đối với B hụt mất trọn một ngày và trở nên tháng "thiếu" trong khi đó tháng lại "đủ" đối với B. Nếu tình cờ điểm "trung khí" cũng xảy ra ở ranh giới này thì sự khác biệt có thể là một tháng vì tại A là "nhuận" mà tại B thì không! Do sự khác biệt này xảy ra khi có sự trùng hợp khá đặc biệt của các biến cố thiên văn ở những điểm chuyển ngày, chuyển tháng. Vì thế về đại thể thì lịch tại hai nơi khác nhau phần lớn vẫn trùng hợp với nhau mà sự dị biệt chỉ là ngoại lệ.

(Trích Lịch ta, Lịch tàu và sự khác biệt - Đoan Hùng, đăng trên blog của Hồ Ngọc Đức -http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/amlich/)
 

Sơn Chu

Thành viên nhiệt tình
4.Thời gian trong Tử vi

Môn Tử vi đẩu số sử dụng Âm dương lịch như đã trình bày ở trên, cũng có một số trường phái sử dụng hoặc sử dụng một phần Lịch tiết khí, nhưng đó là dị biệt ko tính đến.

Tại Trung Quốc thời xưa (và hiện nay vẫn còn dùng trong lịch âm dương) ngày được chia làm 12 giờ và dùng tên 12 chi để gọi giờ, thí dụ từ 23h đến 01h là giờ tý, từ 01h đến 03h là giờ Sửu… như bảng sau:
upload_2014-7-28_14-17-55.png


Sang Việt Nam, môn Tử vi vẫn đượ đa số các nhà thống nhất quan điểm giữ quy ước này để tinh toán.Tuy nhiên có một số quan điểm như sau về giờ sinh, các bạn nên chú ý:
  • Quan điểm cho rằng tất cả các vùng khác Bắc Kinh, khi lập lá số tử vi đều phải quy đổi ngày giờ về Bắc Kinh, ông Vương Đình Chi là đại diện tiêu biểu
  • Quan điểm cho rằng ở Việt Nam, giờ phải được quy ước lại như bảng sau (trong sách Tử vi áo bí, cụ Việt Viêm Tử có trình bày quan điêm này)
upload_2014-7-28_14-20-11.png
  • Quan điểm cho rằng, Giờ Can chi thay đổi theo mùa, ví dụ tháng 1 thang 2 thì giờ được quy ước như sau (Quan điểm này có thể thấy trong cuốn Tam cầm Diễn thế của tác giả Dương Công Hầu)
upload_2014-7-28_14-20-59.png
  • Quan điểm dùng lý thuyết thiên văn hiện đại với cac công thức tính toán chính xác cao để xác định giờ Chính Ngọ (Solar noon) rồi suy ra các giờ khác. Hiện có nhiêu trang về thời gian trên mạng giúp xác định việc này. (ví dụ trang http://www.timeanddate.com/)
upload_2014-7-28_14-22-43.png

Cá nhân của riêng tôi là nghiêng về quan điểm cuối cùng, tuy nhiên, khi gặp đương số có giờ sinh giáp ranh thì thường là tôi lấy 2 lá số để cân nhắc. Còn bạn bạn có thể tự có chính kiến của riêng mình.
 

Attachments

Vô Thường

Thành viên mới
Khi Vô Thường Đại Sư nghiên cứu về Tiết Khí,

Tôi nhận thấy rằng, có những đại không gian khác nhau. Và "Khí" so thiên văn cổ và hiện đại có sự sai khác nhất định. Bởi vì "khí" luôn thay đổi và vận động. Nên khi nghiên cứu "Âm cực" "Dương Cực" cần chú ý, để tránh sai sót đáng tiếc mà tẩu hỏa nhập ma
 

Sơn Chu

Thành viên nhiệt tình
5. Vấn đề THÁNG NHUẬN trong Tử vi đẩu số

Sách Tử vi đẩu số toàn thư - mục Đẩu số tổng quyết có viết

Hi Di ngưỡng quan thiên thượng tinh
Tác vi đẩu số thôi nhân mệnh
Bất y ngũ tinh yếu quá tiết
Chỉ luận niên nguyệt nhật thời sinh.


(Ngài Hi Di ngẩng đầu ngắm sao trên trời,
Tạo ra môn Đẩu Số để suy đoán mệnh người,
Không giống với (môn) Ngũ Tinh, quá chú trọng đến Tiết khí,
(Mà) Chỉ luận về năm, tháng, ngày, giờ sinh.)


Môn Tử vi, như chúng ta đều biết, cơ bản là nó không dùng Tháng tiết khí mà dùng Tháng theo số thuần chất.Như thê đối với năm nhuận sẽ nảy sinh vấn đề, sẽ có 2 tháng trùng số, mặc dù về tiết khí là có sự thay đổi. Về logic thông thường sẽ có quan điểm cho rằng thế thì Tháng nhuận cũng coi như là tháng thường. Không có gì khác biệt!

Tuy nhiên cũng trong cuốn Tử vi đẩu số toàn thư, Hi di tiên sinh có viết:

“Giả như chính nguyệt sinh Tý thì tựu tại Dần cung an Thân Mệnh, Sửu thì nghịch chuyển Sửu an Mệnh, thuận khứ Mão an Thân, Dần thì nghịch chuyển tử an Mệnh, thuận chí thần an Thân, dư cung phỏng thử, hựu nhược nhuận nguyệt chính nguyệt sinh giả yếu tại nhị nguyệt nội khởi an Thân Mệnh, phàm hữu nhuận nguyệt cụ yếu y thử vi lệ, nạp âm Giáp Tý ca ngộ yếu thục độc.”

Tạm dịch
Giả như, sinh Tháng Giêng vào giờ Tý thì an Thân Mệnh tại Dần cung, vào giờ Sửu thì nghịch tới Sửu an Mệnh và thuận tới Mão an Thân, vào giờ Dần thì nghịch tới Tý an Mệnh thuận tới Thìn an Thân. Ngoài ra thì cứ phỏng theo đó mà làm. Lại nếu như người sinh vào tháng Giêng nhuận, thì phải từ Tháng Hai mà khởi an Thân Mệnh, phàm cứ xuất hiện tháng nhuận thì phải y theo quy tắc ấy.

Như vậy theo Hi di tiên sinh: nếu là tháng Nhuận thì sẽ tính là tháng sau. VD như năm nay 2014 nhuận hai tháng 9AL, Ai sinh vào tháng 9Nhuận sẽ được coi là tháng 10AL khi lập lá số

Hai quan điểm trên với một số người thì có gì đó hơi tiêu cực và lệch về một bên. Cả hai đều khiến cho người nghiên cứu thấy có cái gì đó bất ổn. Quan điểm trung dung sẽ két hợp cả hai dựa vào nguyên tắc. Sinh vào tháng nhuận, nếu tiết khí chưa chuyển thì coi là tháng trước, nếu chuyển rồi thì coi là tháng sau. Do cách tính toán lịch, thời điểm chuyển tiết khí của tháng nhuận thông thường chỉ rơi vào ba ngày 14,15 hoặc 16AL. Đấy là lý do mà tại sao, Cụ Thái Thứ Lang viết trong sách Tử vi đẩu số tân biên :Sinh từ ngày mùng 1 đến 15 thì coi như sinh tháng đó, sinh từ 16 đến cuối tháng thì tính là sinh vào tháng kế tiếp, ví dụ sinh ngày 23 tháng 8 nhuận thì coi nhu sinh ngày 23 tháng 9

Ngoài ra còn một số quan điểm hơi lạ khác như sau:
  • Sinh vào tháng nhuận thì kể là sinh tháng đó nhưng an sao tử vi khác nhau:
    • Lấy ngày sinh cộng với ngày của tháng chính để biết ngày an sao tử vi. Ví dụ sinh ngày 6 tháng 8 nhuận, tháng 8 chính có 30 ngày thì ngày an sao tử vi là 38 (= 30 + 8)
    • Lấy ngày sinh cộng với ngày của tháng chính rồi trừ đi 1 để biết ngày an sao tử vi. Ví dụ sinh ngày 6 tháng 8 nhuận, tháng 8 chính có 30 ngày thì ngày an sao tử vi là 37 (= 30 + 8 - 1 )
  • Sinh tháng nhuận thì coi như là sinh tháng sau, như khi an sao theo tháng (Tả, Hữu, Địa Giải, Thiên Giải, Thiên Hình, Riêu, Y) thì lại căn cứ vào tháng chính
Phương pháp xét đoán tháng nhuận còn được sử dụng cho cách coi nguyệt hạn tại các năm có tháng nhuần

Theo kinh nghiệm thì sinh tháng nhuận vẫn coi là tháng chính. Nhưng tôi đề nghị các bạn thử sử dụng tất cả các cách trên cho nhiều lá số để rút ra được ý kiến riêng cho mình
 

Sơn Chu

Thành viên nhiệt tình
Các bạn thân mến,

Như vậy chúng ta đã cung nhau điểm qua những kiến thức cớ bản và nền tảng được dùng trong Tử vi đẩu số. Rất mong các bạn phát triển sâu, rộng thêm những góp nhặt ít ỏi ấy để từng bước hoàn thiên thêm cơ sở, hòng ựng dụng linh hoạt và sắc nét hơn khi nghiên cứu Tử vi đẩu số.8->

Từ bài này chúng ta sẽ đi vào các đề mục nghiên cứu Tử Vi đẩu số. Tôi tạm chia ra như thế này, theo cách truyền thống<:-P

- Lập lá số
- Tính lý chư tinh
- Những gợi ý và con đường cho luận đoán

Trong 3 mục lớn này, quan trọng nhất và cũng là dài nhất chính là phần Tính Lý Chư Tinh. Tuy nhiên phần này hầu hết các sách đều thống nhất. Cho nên, tôi sẽ tập trung phần Lập Lá số và Luận đoán. Tính lý chư tinh các bạn có thể tham khảo trong cuốn sách Tử Vi Đẩu số Tân Biên của Vân Đằng Thái Thứ Lang. Nếu có thời gian ,có thể tôi sẽ là một vài sơ đồ tóm tắt tính lý chư tinh đề các bạn tiện cho việc ghi nhớ về lâu dài.:-"

Từ phần này trở đi, Sách Đẩu số Tân Biên sẽ được tôi trích dẫn sử dụng để đưa vào bài viết. Nếu có sai sót hoặc sai khác quan điểm với các sách khác, tôi sẽ lưu ý cho các bạn được rõ.>:D<

Những bạn có vốn tiếng Hán Nôm, tôi khuyên các bạn nên tìm hiểu và đọc cuốn Tử vi Đẩu số toàn thư:
Cuối cùng, sách Tử vi đẩu số tiếng Việt dưới dạng ebook có rất nhiều, nếu có điều kiện các bạn có thể download về tham khảo dần. Bạn Văn Vương trên group Sách Huyền Học đã up tổng hợp và chia sẻ ở 2 địa chỉ: https://app.box.com/s/r8tgpashtnenh1fwk9h5http://www.mediafire.com/folder/bylx0b0ivb95y/Tu_Vi

Đến đây, xin bắt đầu vào câu chuyện chính của chúng ta.
 
Top