Tự học tử vi - đường về với Bản ngã

Bạn có thích cùng tham gia Tự học Tử vi


  • Total voters
    147

Sơn Chu

Thành viên nhiệt tình
10.Thẩm Thức Tinh Hóa Tử Vi Đẩu Số

Tác phẩm: Nhân vật sáng lập ra môn phái này là THẨM BÌNH SƠN, phái này có 1 mô thức luận Mệnh khác lạ so với các Môn phái truyền thống, nên trong lãnh vực Tử vi cũng chiếm được 1 vị trí độc đặc riêng của mình. Phái này có vài quyển trứ tác như:

- Tử Vi Mệnh Phổ (2 cuốn)

- Tử Vi Chiêm Bệnh Đoán Quyết Thiệt Lệ

- Tử Vi Đẩu Số Lưu Niên Tai Họa Tổng Luận

- Tử Vi Đẩu Số Lưu Niên Tai Họa Chuyên Tập...

Ngoài ra ông Thẩm Bình Sơn có ra một quyển khổ to " Tử Vi Đẩu Số đương đại Trung Quốc danh nhân phổ " , gọi là " Trung quốc danh nhân " thực ra là " Đài Loan danh nhân " .

Về cách xem của ông Thẩm, có ý kiên cho rằng là " lạ lùng " vì có quá nhiều bí quyết không ăn nhậu gì đến các phép luận truyền thống của Tử Vi cũng như Tử Bình. " Tử Vi mệnh phổ " có mấy lá số rõ ràng sai, có số sai cả năm khiến ta phải hồ nghi độ khả tín của những lá số còn lại trong sách này.

" Tử Vi Đẩu Số lưu niên tại họa tổng luận " thu thập nhiều lá số người thật việc thật và dùng các tổ hợp sao để nghiệm lý tại sao tai họa xảy ra và tại sao xảy ra như thế. Vấn đề là chẳng ai biết những lá số trong sách này có chính xác hay không. Cách đoán lại quá " lạ lùng " , chẳng phải là đại đồng tiểu dị mà phải nói là tiểu đồng đại dị so với kiến thức Tử Vi mà tôi đã biết.

Trong đó ông đã tiên đoán thời gian mất của Tưởng Thống Chế, Mao Xếnh Xáng, Tưởng Kinh Quốc, Đặng Lệ Quân, Tưởng Hiếu Vũ, chuẩn xác đến nỗi làm chấn kinh cả thế giới Mệnh lý và ngay cả những phần tử cao cấp trong Chính quyền cũng phải chú ý. Thẩm đại sư đồng thời phát kiến ra Tử Vi Đẩu Số Tinh hóa, Trung Hạn, nghịch cung, Phi tinh, Trực giác Chiêm pháp.v.v làm hoanh động nhất thời, tứ phương Hiền sĩ, Đạt nhân phân phân đăng môn cầu vấn, cao đồ mãn tọa, tạo thành 1 phong trào đưa Mệnh lý Trung quốc nâng cao lên 1 bước nhảy vọt !

Về sau, lại xuất bản " Đương đại Danh nhân phổ " , trong có có dự ngôn (tiên đoán) về Thị trường Cổ phiếu Đài loan, Đại gia Lạc phong hảng về việc Tinh vân pháp sư nghênh đón Phật nha, Tạ trường Đình phát sinh phong ba và việc Đặng tiểu Bình sẽ chết, Trần thủy Biển có thể đắc cử Tổng thống, nhưng trong Vận sẽ gặp Hung nguy... Những tiên đoán như trên thật là Thần bút linh kỳ, làm cho người ta phải tán thán.

Theo bài viết của Môn sinh của Thẩm bình Sơn, thì khoảng năm 1975, họ Thẩm đầu tiên xuất hiện giang hồ, trương bảng truyền thụ " Phòng trung thuật " (nghệ thuật tình dục), sau đấy vì nổi đình đám quá nên nhà nước nhảy vô can thiệp, dẹp bảng... Thế là Họ Thẩm thất nghiệp quay sang " tiềm nghiên " môn Kỳ môn độn Giáp và khám phá về thế giới kỳ ảo của Thiên văn.

Ban ngày thì ông chơi với Lục giáp thần tướng, họ chuyên hộ vệ ông cũng như rỉ tai báo cho biết trước những gì sắp xẩy ra, ban đêm thì ông chơi với.. Lục Đinh. Lục Đinh là 6 Cô Ngọc nữ chân dài và đẹp bá chấy, nhưng không nói ông học cái gì ở họ... thỉnh thoảng ông thấy như bản thân mình nhập vào..Thái hư, có vô số tia bức xạ chạy xuyên qua xương sống cũng như não môn, về sau hình như có 1 vị nhập vào người ông để..xem bói. Mỗi khi xem bói cho ai thì não bộ lại xuất hiện hình ảnh của người đấy.

Thẩm Bình Sơn tướng Sư xem bói có khi không cần lá số, có khả năng vạn lý tri nhân Mệnh, lại có thể đoán được ngày giờ năm sinh của 1 người lạ hoắc, từng đưa ra ngày giờ sinh chân chính của Trần thủy Biển, Vương Kim Bình, Lý Đăng Huy, thậm chí thọ kỳ (năm chết) của Hoàng tín Giới, Lư tu Nhất, Chương hiếu Từ, , , cũng không thoát khỏi Diêm vương khẩu lệnh của Tổ sư gia.

Tổ sư đã sáng biện ra rất nhiều Tử vi Huyền Cơ cũng như chú thích vô số những chỗ tinh vi áo nghĩa trong các môn Kham dư, Tính danh, Khí tượng, và Quốc gia đại sự, có khả năng dự trắc sự lên xuống của Cổ phiếu mỗi ngày, dự đoán chính xác thời gian và địa điểm phát xuất của Toàn phong bão lốc cũng như những cơn địa chấn, ngoài ra còn biết nhập Thần, chữa Bệnh nhờ dị năng, Phòng trung thuật, Ảo giác vũ thuật.v.v

Thẩm Tôn sư đã khai sáng ra lãnh vực Thần học làm người người phải khâm phục, thật là 1 Dị sĩ Kỳ nhân nghìn năm có một tại Trung quốc vậy...

Các Kỹ Thuật Chính

Thẩm Bình Sơn thường che giấu cách thức luận Mệnh " đặc biệt " của mình. Phương thức luận của ông gồm 2 phần:

- Truyền thống Tử Vi Đẩu Số chiêm pháp: Cũng dùng Cách cục, Ngũ Hành, Nam Bắc đẩu, Tứ Hóa, 12 Trường sinh, Tuế kiến, Tuế Tướng.

- Thẩm thức Tử Vi Đẩu Số: Dùng Phi tinh, Tinh hóa, Luận cuộc, Biến cuộc, Tam hạn pháp, Quá Cung pháp...

Họ Thẩm không dùng Tứ Hóa Phi tinh mà dùng TINH HÓA gia thêm TAM HẠN PHÁP hoặc PHI TINH PHÁP làm chính.

+PHI TINH PHÁP
Cách phi tinh của thẩm thức khác với tứ hóa pháp, phương pháp này tương tự như cách thức " tinh tinh hổ đạp " của Vương Đình Chi, chẳng hạn mệnh cung có vũ khúc, hành hạn nhập thê cung thất sát, thì dùng vũ - sát phối hợp mà luận, 12 cung đều " hổ đạp " như vậy.

+TINH HÓA PHÁP
Tức lấy các tinh chính và phụ hóa làm chứng tượng trong phép đoán, chẳng hạn đang luận tật bệnh thì lấy thất sát hóa thành ngón tay, mật. đang luận về hung nạn thì thất sát sẽ hóa thành khai đao (giải phẩu),

+TAM HẠN PHÁP
- Đại Hạn: Dùng như thường pháp
- Trung Hạn: Đại Hạn được phân làm 4 Trung Hạn, mỗi một Trung Hạn hành 2.5 niên. Trung Hạn theo thứ tự là: Đại Thiên 2.5 năm, Đại Mệnh 2.5 năm, Đại Tài 2.5 năm, Đại Phúc 2.5 năm.
- Tiểu Hạn: Không giống như Truyền thống, Thẩm thị Tiểu Hạn dùng Ngũ Hành cục Trường sinh Cung làm điểm chính để khởi Tiểu Hạn: Thủy/Thổ cục 1 Tuổi Tiểu Hạn tại Thân. Hỏa cục khởi tại Dần, Mộc cục tại Hợi, Kim cục tại Ty.​
 

Sơn Chu

Thành viên nhiệt tình
11. Tử Vi Nhật Bản

Người Nhật cũng đang nghiên cứu Tử Vi Đẩu Số như chúng ta, sau đây là một đề số sách:

- Tử Vi Đẩu Số Suy Mệnh Thuật
- Tử Vi Đẩu Số Suy Mệnh Hợp Hôn Pháp
- Tử Vi Đẩu Số Giám Pháp Toàn Thư
- Tử Vi Suy Mệnh Thiệt
- Mệnh Phổ Tử Vi Tứ Hóa Tinh
- Dụng Pháp Tứ Trụ
- Tử Vi Thiệt Chiêm Giải Minh
- Tử Vi Cứu Minh Dữ Thiệt Đoán
- Tử Vi Ngũ Thuật Diện Chưởng Thiên.

Phong trào Tử Vi của Nhật tương đối mới, trước chỉ có bát tự. Họ còn coi trọng phép coi nhóm máu (huyết hình). Đài Loan bị Nhật chiếm đóng 50 năm (1895-1945) nên cũng chịu ảnh hưởng cách xem huyết hình.

Về Tử Vi thì Đài Loan có ảnh hưởng ngược lại Nhật Bản. Ngay Phan Tử Ngư viết rất lộn xộn mà đã có sách được dịch sang tiếng Nhật.
 

tutruongdado

Thành viên nhiệt tình
Thành viên BQT
Hình như "Tử Vi Đẩu Số". Thì "Tử Vi" là tên 1 loài hoa. Còn "số", không phải là số mệnh, mà chính là con số.
Tử vi khác với các môn khác, hầu như dựa vào các con số để lập thành. Số năm, số tháng, số ngày, số giờ. Khác hẳn với cách tính bát tự.
 

follow_me

"Compassion - A gift for yourself."
Không ai sửa được bản ngã cả, cho nên số mệnh vẫn là số mệnh. Có chăng, khi Biết số mệnh, thì người ta có thể THUẬN theo đó mà ứng xử để đỡ vất vả thôi. Ví dụ như cuộc đời là 1 dòng sông đang chảy từng ngày từng giờ... theo đó, tất cả bèo bọt rong rêu cũng chảy theo, nếu 1 cọng cỏ nhỏ nhoi mà cứ cố cưỡng lại, ắt sẽ bị nhận chìm. Nhưng nếu thuận theo dòng chảy ấy, thì cọng cỏ kia có thể ung dung trôi cùng cả bè gỗ lớn.... con người cũng vậy thôi. Quá nhỏ bé trước dòng đời, nên phải thuận theo đó mà sống, nhưng muốn THUẬN được thì phải BIẾT. Mà trong vô vàn cái sự BIẾT, thì số mệnh là thứ cũng khá quan trọng đó.
Thưa thầy, nếu vậy thì 1 người từ nhỏ tới lớn làm nhiều việc ác, như đồ tể chẳng hạn, họ sống thuận theo hoàn cảnh số phận của mình, tức từ đời cha truyền con nối và hàng xóm xung quanh đều làm nghề đồ tể. Đến 1 lúc nào đó, họ muốn hoàn lương, ngừng việc giết hại lại, thì nên hay không? Vì nếu trên 1 dòng chảy, mà mình dừng lại thì cũng xem là mình đang đi ngược dòng rồi. Và khi họ đã bỏ hẳn nghề cũ, 1 lòng phục thiện thì số phận còn ứng nghiệm với họ không?

follow_me trước khi học tử vi, chúng ta có nên đặt một câu hỏi rằng:
Giả sử chúng ta học tử vi rồi, không những biết mà còn giỏi, thì chúng ta sẽ làm gì nếu biết chúng ta hay những người ta yêu thương sắp đến hạn phải chết? Thanh thản đón nhận hay cố gắng xoay chuyển số mệnh?
Phương châm học của mình có lẽ khác với bạn. :) Mình học Tử Vi với mục đích chính là phục vụ cho chính mình, chứ không nghĩ là sẽ dùng nó để coi số cho người khác, mặc dù là trong quá trình học, bắt buộc phải coi số của người khác thì mình mới tích lũy được kinh nghiệm.

Thứ đến là không cần phải học Tử Vi thật giỏi thì mới thanh thản đón nhận cái chết của mình và kẻ khác được. Vì rất nhiều người không biết gì về Tử Vi và số mệnh đều có thể chấp nhận tốt cái chết của mình và người thân. Hơn nữa, mình không có hứng thú, không muốn xem, và chắc cũng không thể giỏi tới mức có thể xem hạn chết của mình hay cho bất kỳ ai, vì mình luôn nghĩ: "Sanh hữu hạn, Tử vô kỳ."
 

tuetvnb

Trúc Phong Ẩn Sĩ
Thưa thầy, nếu vậy thì 1 người từ nhỏ tới lớn làm nhiều việc ác, như đồ tể chẳng hạn, họ sống thuận theo hoàn cảnh số phận của mình, tức từ đời cha truyền con nối và hàng xóm xung quanh đều làm nghề đồ tể. Đến 1 lúc nào đó, họ muốn hoàn lương, ngừng việc giết hại lại, thì nên hay không? Vì nếu trên 1 dòng chảy, mà mình dừng lại thì cũng xem là mình đang đi ngược dòng rồi. Và khi họ đã bỏ hẳn nghề cũ, 1 lòng phục thiện thì số phận còn ứng nghiệm với họ không?
...............

"Sanh hữu hạn, Tử vô kỳ."
follow_me :
Theo Phật giáo, có thuyết nhân - quả. Kiếp này là Quả của kiếp trước và Nhân của kiếp sau. Bởi vậy, con người ta sinh ra, làm việc, chịu khổ ải hay hưởng sung sướng, đều là Nghiệp định.
Hơn thế nữa, Số mệnh quy định chức phận cho con người. Có người sinh ra làm Bác sĩ cứu người, thì cũng có người sinh ra để chế tạo bom đạn giết người... tất cả đều là chức phận của số mệnh.

Khi Nghiệp còn chưa dứt thì dẫu có muốn cũng chẳng bỏ được. Khi nghiệp đã dứt thì muốn làm cũng không được. Người làm đồ tể, đến lúc mà ngộ ra chân lý, muốn bỏ nghề mà có thể bỏ được, tức là nghiệp đã dứt. Bác sĩ Cát tường, duyên với nghề y chỉ có được đến thế, nên giữa đường đứt gánh, ma xui quỷ khiến đi làm chuyện điên rồ.... đại loại là như thế.

Khi người ta hành thiện, thì tích cóp phúc đức cho bản thân. Mà vốn dĩ, phúc đức của 1 con người có nhiều phần gộp lại – Dư phúc của tổ tiên, Phúc trạch của đất cát mồ mả, ngã phúc của bản thân tự tích cóp... khi hành thiện, chỉ có thể thay đổi được 1 phần, trước là cho mình, sau là dành lại cho thế hệ sau như tổ tiên đã dành cho mình vậy.

P/S: Đính chính lại 1 chút, người ta nói "Sinh hạn, tử BẤT kỳ" - (con người sinh ra không có hạn định, mà lúc chết cũng chẳng có hạn kỳ - ý nói tất cả đều do ngẫu nhiên của tọa hóa thôi, chuyện sinh tử đời người không ai biết trước được), chứ không phải là "Sinh HỮU hạn, tử VÔ kỳ".
 

follow_me

"Compassion - A gift for yourself."
follow_me :
Theo Phật giáo, có thuyết nhân - quả. Kiếp này là Quả của kiếp trước và Nhân của kiếp sau. Bởi vậy, con người ta sinh ra, làm việc, chịu khổ ải hay hưởng sung sướng, đều là Nghiệp định.
........

P/S: Đính chính lại 1 chút, người ta nói "Sinh hạn, tử BẤT kỳ" - (con người sinh ra không có hạn định, mà lúc chết cũng chẳng có hạn kỳ - ý nói tất cả đều do ngẫu nhiên của tọa hóa thôi, chuyện sinh tử đời người không ai biết trước được), chứ không phải là "Sinh HỮU hạn, tử VÔ kỳ".
Em cám ơn Thầy đã chỉnh sửa em. Lâu lâu, em lẹ miệng định xổ Nho, ai dè Nho dính chùm nên xổ không ra. :))

Nếu vậy trên lá số của nhóm người này có đặc điểm gì để người luận số lưu ý với sự chuyển đổi gần như trái ngược như vậy không thầy? Vì lá số thì vẫn y nguyên, nhưng cuộc đời của người đó thì thay đổi to lớn, nên nếu dựa vào lá số mà luận đoán số phận hiện tại của đương số thì e rằng khó chính xác được. Cũng lấy ví dụ người từng làm nghề đồ tể như trên, nếu luận lá số cho họ thì mình chỉ thấy được người đồ tể trong quá khứ chứ không thấy được hình ảnh của 1 người đã hoàn lương và chuyên làm điều phước thiện. Vậy nếu nguồn tư liệu đã không còn chính xác ở lúc hiện tại thì làm sao luận đúng được?
 

Sơn Chu

Thành viên nhiệt tình
Các bạn thân mến,
Vậy là tôi đã trình bày bài 2 với một loạt các thao tác copy và paste điêu luyện. Rất cảm ơn các bạn đã kiên nhẫn đọc hết mấy trang màn hình dài ngoẵng và buồn tẻ. Tuy nhiên nó cũng có ích đấy chứ. Hi vọng bạn đã thu lượm được ít kiến thức về nguồn gốc và lịch sử hình thành Tử vi đẩu số,

Ở loạt bài tiếp theo, tôi sẽ trình bày với các bạn về Những khái niệm cơ bản về Âm dương Ngũ Hành, là những khái niệm cơ bản trước khi ta chính thức vào với Tử vi đẩu số


Bài 3: Những khái niệm cơ bản về Âm dương Ngũ Hành


Học thuyết Âm dương Ngũ hành đến nay khởi nguồn từ bao giờ và do ai phát minh thực sự là còn nhiều điều tranh cãi, các học giả ngày nay lục tung các kho thư viện lớn bé lên mà chỉ thấy học thuyết này được nhắc tới trong một số thư tịch cổ của Trung Quốc từ thời Chiến Quốc.

Cũng có quan điểm rằng, học thuyết này có thể khởi phát từ rất rất lâu trước đó.

Lại cũng có quan điểm của một số học giả Việt nam cho rằng học thuyết âm dương ngũ hành có nguồn gố tử Việt Nam !!??

Dù sao thì chúng ta , những kẻ hậu bối, kiến thức hạn hẹp, đành bó tay mà chập nhận vài trò ý nghĩa của học thuyết này bằng những lý lẽ hết sức “vững chắc” sau:

- Nền y học phương đông ( Đông y) tồn tại và phát triển hàng nghìn năm nay tỏ rõ sự hiệu quả không thể chối cãi của nó. Mà Đông Y thì sử dụng các kêt quả của học thuyết Âm dương ngũ hành

- Nói riêng với các môn thuật số bói toán: Tử vi, Tứ trụ, bốc dịch, mai hoa, rồi Thái ất, Kỳ môn....thì rất nhiều thể chế xã hội, rất nhiều tầng lớp con người ở các thời điểm khác nhau, các địa phương khác nhau sử dụng nó, hoặc sử dụng kết quả của nó để làm kim chỉ nam cho những quyết định quan trọng trong cuộc đời mình

- Vân vân và vân vân...

Cho nên, tôi đề nghị với các bạn hãy tạm gác chuyện tìm hiểu nguồn gốc xuất sứ của học thuyết này lại đã, cứ dùng hệ thống lý thuyết được truyền tải qua các kết quả nghiên cứu đã được đúc kết của nó đã. Đúng sai thực tế chưng minh liền à:-"

Dù vậy, nói về âm dương ngũ hành thì chắc là cả đời tôi và các bạn chắc không nói hết, cần phải biết chắt lọc các vấn đề chính để áp dụng cho môn tử vi ( chung ta đang học tử vi mà, sa đà quá vào môn khác làm gì nhỉ:-??).

Do đó trươc tiên tôi đê nghị các bạn vẫn cứ đọc và nghiên cứu một cuốn sách về học thuyết này, ví dụ cuốn Học thuyết âm dương ngũ hành, của lương y Lê Văn Sửu do NXB Văn hóa thông tin ấn hành năm 1998. Bạn có thể download bản ebook trong thư viện của Diễn đàn tử vi Việt Nam hoặc search google đều có sẵn cả.;;)

Thứ nữa, tôi đề nghị các bạn hãy ghi nhớ thật chắc các mục trình bày sau đây. Tất cả đều được dùng rất nhiều trong môn Tử vi đẩu số và là kiến thức bắt buộc phải nắm vững nếu muốn nghiên cứu môn này.;)

Xin nhắc lại, hãy tạm chấp nhận những kiến thức này mà quên đi cách tìm ra nguồn gốc xuất sứ của chúng.;))
 

Sơn Chu

Thành viên nhiệt tình
I.CÁC THUẬT NGỮ CƠ BẢN VỀ ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH CỦA THIÊN CAN ĐỊA CHI VÀ BẢN MỆNH

1.1. Nhận xét chung

Sáu mươi hoa Giáp, được cấu thành bởi 10 Thiên can và 12 Địa Chị. Thiên Can và Địa chi cũng được phân định Âm Dương ngũ hành rõ ràng.

Từ việc ghi nhớ các thuật ngữ, quy ước của nội dung này, giúp ta phân biệt được Âm (Dương) Nam, Dương (Âm) Nữ để tiến hành phép an sao trong Tử Vi.

1.2. Các thuật ngữ cơ bản về Âm Dương ngũ hành của 10 Thiên Can và 12 Địa Chi

1.2.1. Phân định tuổi Âm hay Dương

a. Phân định Âm Dương theo Thiên Can của năm sinh

Được tổng hợp trong Bảng sau:
upload_2014-7-25_14-20-23.png


b. Phân Âm Dương theo Địa Chi của năm sịnh

Được tổng hợp trong Bảng sau:
upload_2014-7-25_14-19-53.png


Việc phân biệt tuổi Âm hay Dương theo hai cách trên đều có kết quả như nhau và được định nghĩa như sau:

Nếu là nam, tuổi Dương thì gọi là Dương Nam, tuổi Âm thì gọi là Âm Nam.

Nếu là nữ, tuổi Dương thì gọi là Dương Nữ, tuổi Âm thì gọi là Âm Nữ.

1.2.2. Phân định Ngũ sắc, Ngũ hành, Bát quái và Phương hướng

Được tổng hợp trong Bảng sau:
upload_2014-7-25_14-22-0.png


1.2.3. Phân định hợp, phá của Thiên Can

Mười Thiên Can được chia ra các cặp Thiên Can hợp, phá như sau:
upload_2014-7-25_14-22-29.png
 

Sơn Chu

Thành viên nhiệt tình
1.2.4. Phân định các nhóm, hợp xung của Địa chi

a. Các nhóm của Địa Chi

- Tứ sinh: Dần Thân Tị Hợi;

- Tứ mộ: Thìn Tuất Sửu Mùi;

- Tứ chính: Tý Ngọ Mão Dậu.​

b. Tam hợp của Địa Chi

- Tam hợp: Dần Ngọ Tuất; - Tam hợp: Tị Dậu Sửu;

- Tam hợp: Thân Tý Thìn; - Tam hợp: Hợi Mão Mùi.

c. Nhị hợp của Địa Chi

- Tý hợp Sửu; - Thìn hợp Dậu;

- Dần hợp Hợi; - Tị hợp Thân;

- Mão hợp Tuất; - Ngọ hợp Mùi.

d. Xung nhau của Địa Chi

- Tý xung với Ngọ; - Tỵ xung với Hợi;

- Mão xung với Dậu; - Thìn xung với Tuất;

- Dần xung với Thân; - Sửu xung với Mùi.

1.2.5. Phân định Ngũ hành và quy luật Sinh Khắc của Ngũ hành

Ngũ hành bao gồm các hành: Kim Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ là 5 nguyên tố cơ bản cấu thành nên mọi vật bất kể hữu hình hay vô hình, vật chất hay tinh thân,...trong đó để dễ hiểu, người ta thường định nghĩa gần đúng như sau

- Kim: là vàng hay các kim loại;

- Mộc: là gỗ hay các thảo mộc;

- Thủy: là nước hay các chất lỏng;

- Hỏa: là lửa hay khí nóng;

- Thổ: là đất đá.​

Ngũ hành tương sinh: Kim sinh Thủy, Thủy dưỡng Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim.

Ngũ hành tương khắc : Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim.
 
Chỉnh sửa cuối:

thanhdanhulsa2

Thành viên nhiệt tình
Chú Sơn Chu cho cháu hỏi:
1. Có phải thiên can dương/âm luôn đi với địa chi dương/âm (tạo thành các cặp thuần dương, thuần âm), tạo thành 60 hoa giáp?
2. Trong bảng 1, hàng đầu tiên chứa 5 yếu tố ngũ hành có nghĩa gì? Áp dụng vào đâu?
3. Yếu tố sinh khắc trong ngũ hành đơn thuần thì cháu hiểu, nhưng khi thêm vào 2 yếu tố âm - dương thì cháu k thể hiểu quy luật sinh khắc diễn ra như thế nào, mong chú giải thích!
4. Vì sao gọi là tứ sinh, tứ mộ, tứ chính?
5. Khi xét 1 lá số tử vi, ta có chú ý đến yếu tố nhị hợp hay k?


P/S: thìn hợp dậu
Báo cáo hết!
 

Sơn Chu

Thành viên nhiệt tình
Chú Sơn Chu cho cháu hỏi:
1. Có phải thiên can dương/âm luôn đi với địa chi dương/âm (tạo thành các cặp thuần dương, thuần âm), tạo thành 60 hoa giáp?
2. Trong bảng 1, hàng đầu tiên chứa 5 yếu tố ngũ hành có nghĩa gì? Áp dụng vào đâu?
3. Yếu tố sinh khắc trong ngũ hành đơn thuần thì cháu hiểu, nhưng khi thêm vào 2 yếu tố âm - dương thì cháu k thể hiểu quy luật sinh khắc diễn ra như thế nào, mong chú giải thích!
4. Vì sao gọi là tứ sinh, tứ mộ, tứ chính?
5. Khi xét 1 lá số tử vi, ta có chú ý đến yếu tố nhị hợp hay k?


P/S: thìn hợp dậu
Báo cáo hết!
Cảm ơn bạn đã quan tâm, xin phản hổi theo quan điểm riêng như sau:<:-P

1- Thiên can và địa chi được phối hợp theo nguyên tắc cùng ÂM cùng Dương. Cái này là theo nguyên tắc " đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu" . 12 địa chỉ x 10 thiên can, như bình thường phải ra 120 cặp Can Chi. Nhưng vì cái lý cùng Âm dương kia mà chỉ còn 60 cặp mà thôiL-)

2- Bảng 1 chỉ đơn giản là phân định Âm dương và Ngũ Hành cho 10 thiên can. Như Giáp thì thuộc Dương Mộc, Ất thi thuộc Âm mộc. Đơn giản thế thôi. Việc áp dụng bảng này vào Tử vi, ở mức cơ bản chỉ để dùng phân định tính Âm dương cho đương số. Ví dụ Âm nam, Dương Nữ, Dương Nam, Âm nữ:D

3- Xưa nay thì người ta vẫn cứ coi Kim khắc Mộc, ấy là xét chỉ thuần về mặt ngũ hành, khi xét thêm yếu tố âm dương thì phải hiểu sâu hơn một chút:
  • Ngũ hành Dương gặp Ngũ hành Dương và Âm gặp Âm gọi là Thiên, nghĩa là thiên lệch hay còn gọi toàn Dương, toàn Âm – sự vật biểu hiện hủy diệt .
  • Ngũ hành Âm gặp Ngũ hành Dương hay ngược lại gọi Chính, nghĩa là Âm Dương tương phối “nhất âm nhất dương chi vị đạo” – vạn vật biểu hiện hòa bình và sinh sôi nẩy nở.
4. Cái này liên quan tới trạng thái của ngũ hành khi xét trong vòng Trường sinh tức 12 trạng thái tuần hoàn của bất cứ một sự vật sự việc nào
  • Mộc Đế vượng ở Mão, Hỏa đế vượng ở Ngọ, Kim đế vượng ở Dậu, Thủy đế vượng ở Tý, vì vậy mà Tý, Ngọ, Mão, Dậu được xem là đế vượng của Ngũ hành, gọi tắt là Tứ chính.
  • Mộc Mộ khố ở Mùi, Hỏa mộ khố ở Tuất, Kim mộ khố ở Sửu, Thủy mộ khố ở Thìn, căn cứ mà Thìn, Tuất, Sửu, Mùi được xem là mộ địa của Ngũ hành, gọi tắt là Tứ mộ khố.
  • Mộc Trường Sinh ở Hợi, Hỏa trường sinh ở Dần, Thổ trường sinh ở Tỵ, Thủy trường sinh ở Thân, vì vậy mà Dần, Thân, Tỵ, Hợi được xem là trường sinh của Ngũ hành, gọi tắt là Tứ sinh.
5- Phần này lẽ ra nên nói ở đoạn sau, nhưng trình bày với bạn luôn, quan điểm của trường phái mình đang theo đuổi là không dùng, hoặc chỉ trong 1 số trường hợp cực kỳ đặc biệt

Thân.
 
Chỉnh sửa cuối:

thanhdanhulsa2

Thành viên nhiệt tình
Cháu vẫn chưa hiểu chỗ này, chú ví dụ cụ thể giúp cháu.
Giả sử:
1. Âm/dương hỏa gặp dương/âm kim thì chúng tương tác như thế nào?
2. Âm/dương hỏa gặp dương/âm thổ thì chúng tương tác như thế nào?
Cháu cảm ơn!
 

Sơn Chu

Thành viên nhiệt tình
Cháu vẫn chưa hiểu chỗ này, chú ví dụ cụ thể giúp cháu.
Giả sử:
1. Âm/dương hỏa gặp dương/âm kim thì chúng tương tác như thế nào?
2. Âm/dương hỏa gặp dương/âm thổ thì chúng tương tác như thế nào?
Cháu cảm ơn!
Trong tác phẩm Dịch học tinh hoa, cụ Thu Giang Nguyễn Duy Cần khi bàn về Luật "Tướng ứng, Tương Cầu" có viết:

"Nên lưu ý về sự tương ứng của 6 hào trong mỗi quẻ. Hào gọi là tương ứng phải là một Âm một Dương. Nếu toàn Âm hay là toàn Dương thì dù tương sinh cũng không sinh được, tương khắc cũng không khắc được . Đó là Vô ứng chứ không phải là Tương ứng. Luật tương ứng này rất quan trọng khi dùng đến Ngũ hành: Dương mộc mới sinh được Âm hỏa, Dương thủy mới sinh được Âm mộc. Dù là ngũ hành cũng phải để ý đến âm dương."

Các trường hợp của bạn nêu ra, nếu căn cứ vào đoạn trên có thể suy luận được một phần. Tuy nhiên đạo của Dịch còn nhiều lẽ ảo diệu hơn thế. Bạn nên đọc cuốn Dịch học tinh hoa để tự mình chiêm nghiêm thêm. Tôi chỉ có thể gợi ý đến đây.

Thân!
 

tutruongdado

Thành viên nhiệt tình
Thành viên BQT
Cháu vẫn chưa hiểu chỗ này, chú ví dụ cụ thể giúp cháu.
Giả sử:
1. Âm/dương hỏa gặp dương/âm kim thì chúng tương tác như thế nào?
2. Âm/dương hỏa gặp dương/âm thổ thì chúng tương tác như thế nào?
Cháu cảm ơn!
Copy cho bạn đoạn bài viết này, của Mr. Alex.
Xưa nay đa số những tay mơ lao vào hùng hục sinh với khắc rồi tự đưa nhau đến chỗ rối bời, tục gọi là mất căn bản.

Kì thực, sinh khắc tùy âm dương mà có khác biệt.

Dương khắc dương là Bái Công đấu Hạng Vũ, là phát xít đỏ đấu phát xít trắng, một mất một còn không quan nhượng.

Âm khắc Âm là chiến tranh kinh tế, có giao thương nhưng anh sống thì tôi chết. Mày cố gắng học cho bằng bạn bằng bè chứ không đội đít cả lớp tao nhục lắm, hồi xưa tao đi học còn xếp hạng trên một người tuy rằng anh ta ốm sáu tháng một học kì nhưng ai bảo ốm làm chi. Nhìn kìa, chúng bạn mày tốt nghiệp tiểu học giờ làm chủ tịch xã dồn vùng đổi thửa oai không, cái loại lớp 4 như mày chỉ có đi xem bói thôi con ạ. Âm khắc Âm gọi là cạnh tranh thì đúng hơn là khắc.

Dương khắc Âm là thầy dạy trò, cha dạy con, đòn roi, rồi thì một ngày ăn 20 tát cũng vì mong mày nên người sau này đóng góp nước nhà, tao nông dân chân đất Híp-hốp cách giáo dục chỉ có thế.

Âm khắc Dương là hình phạt dùng để răn đe. Vượt đèn đỏ, phạt. Quan hệ với cave không xin phép chính quyền, phạt. Sau khi phạt xong thì dương tiến bộ trưởng thành và không làm sai nữa.

Trong 64 quẻ dịch tinh thần âm dương sinh khắc khu biệt thể hiện rất rõ, men theo đó mà đọc Dịch có thể vô cữu vậy.

Còn trong tử vi, khi nói ngũ hành sinh khắc mà không bàn đến âm dương người ta gọi là ngũ tỏi hoặc ngũ giềng.
 

Sơn Chu

Thành viên nhiệt tình
Cảm ơn tutruongdado đã bổ túc thêm thông tin , thực ra nếu để ý cái bài trả lời ở #51 của mình đã nói rõ cả rồi:
  • Ngũ hành Dương gặp Ngũ hành Dương và Âm gặp Âm gọi là Thiên, nghĩa là thiên lệch hay còn gọi toàn Dương, toàn Âm – sự vật biểu hiện hủy diệt .
  • Ngũ hành Âm gặp Ngũ hành Dương hay ngược lại gọi Chính, nghĩa là Âm Dương tương phối “nhất âm nhất dương chi vị đạo” – vạn vật biểu hiện hòa bình và sinh sôi nẩy nở.
 

tutruongdado

Thành viên nhiệt tình
Thành viên BQT
Anh Sơn Chu đã nói rõ rồi. Chính xác.
Nhưng cách viết của anh, thì người nào đọc mà hiểu được, thì hẳn họ cũng hiểu hết âm dương ngũ hành từ trước đó rồi.

Cái em đưa lên không mới, nhưng cách diễn đạt mới. Diễn đạt theo xu hướng "bình dân hóa", "đại chúng hóa" để ai cũng đọc được và hiểu được.
Thiết nghĩ, cái anh viết là để cho những người "mới học tử vi" đọc. Thì cũng nên theo xu hướng này. Chứ đừng nên hàn lâm quá.

Vì nói thẳng ra, cách viết hàn lâm là cách viết thể hiện kiến thức của người viết. Nhưng không có nhiều tác dụng với người mới học.
 

Sơn Chu

Thành viên nhiệt tình
Anh Sơn Chu đã nói rõ rồi. Chính xác.
Nhưng cách viết của anh, thì người nào đọc mà hiểu được, thì hẳn họ cũng hiểu hết âm dương ngũ hành từ trước đó rồi.

Cái em đưa lên không mới, nhưng cách diễn đạt mới. Diễn đạt theo xu hướng "bình dân hóa", "đại chúng hóa" để ai cũng đọc được và hiểu được.
Thiết nghĩ, cái anh viết là để cho những người "mới học tử vi" đọc. Thì cũng nên theo xu hướng này. Chứ đừng nên hàn lâm quá.

Vì nói thẳng ra, cách viết hàn lâm là cách viết thể hiện kiến thức của người viết. Nhưng không có nhiều tác dụng với người mới học.
Alex Phong nổi tiếng với cách truyền tải thông tin theo cách rất thú vị và bất ngờ. tutruongdado bái được sư thế là rất có duyên rồi.

Ở đây, tôi viết loạt bài hướng dẫn cho người tự học , vốn đã nói ngay từ đầu (và thường nhắc lại) rằng nên tạm chấp nhận kết quả đã, chớ sa đà vào mấy cấu hỏi dạng WH chưa cần thiết. Nhân thanhdanhulsa2 hỏi nên mới gợi mở ra như thế mà thôi. Thực tình hỏi được câu ấy thì chẳng cần thiết phải đọc loạt bài này làm gì nữa rồi:((^:)^
 

thanhdanhulsa2

Thành viên nhiệt tình
Cám ơn tutruongdado!

Cháu cũng là 1 người thực dụng, nên quan trọng kết quả, chứ k quan trọng hình thức thực hiện.
Cháu thì k hiểu lắm về chữ hán ngữ và chữ nôm, cháu lại đang ở quê, online chủ yếu bằng điện thoại nên khó mà dịch được.
Cháu rất thích kiểu giải thích giống như cách chú Sơn Chu giải thích về tính thủy hóa mộc của Tham Lang, như vậy rất dễ hiểu. Chú Sơn Chu cũng là 1 người rất chu đáo, cháu cần tới tài liệu gì là chú up lên diễn đàn ngay.
Có câu: "nhất tự vi sư, bán tự còn 1 mình ông sư :D ". Đáng ra cháu k nên gọi là chú, nhưng ngặt vì cái quy định ban đầu. Dù vậy, cháu đã xem chú như "1 mình ông sư" đó vậy. :D
Cám ơn chú!
 
Chỉnh sửa cuối:

Sơn Chu

Thành viên nhiệt tình
Các bạn thân mến, sau đây tôi xin trình bầy phần cuối của Bài 3 để trước khi ta chuyển qua Bài 4: Những kiến thức cơ bản về lịch pháp

Sơ lược về ngũ hành nạp âm và cách tính ngũ hành nạp âm

Nạp Âm là khái niệm vô cùng quan trọng của Dịch Học. Trong Thuyết Tam Tài THIÊN – ĐỊA – NHÂN thì NHÂN chính là Ngũ Hành của Nạp Âm. Trong nhiều môn thuật của Lý Số nói chung và trong Tử vi đẩu số nói riêng thì Ngũ Hành của Nạp Âm là cái HỒN, là TÂM LINH của CON NGƯỜI.L-)

Để tìm hiểu về căn nguyên khởi phát của ngũ hành nạp âm thì có rất nhiều tài liệu: cổ có, kim có và cũng nhiều tranh cãi khá là rắc rối:((. Tôi gợi ý các bạn có ý định tìm hiểu sâu hơn thì nên tham khảo “Chuyên Đề Nguyên Lý Nạp Âm” của tác giả LÝ TRẦN LÊ đăng trên các diên đàn lý số mạng vào 2012 (có thể Download trong thư viên sách của Diễn đàn Tử vi Việt Nam)

Trước mắt, cứ biết rằng cái ngũ hành nạp âm này rất quan trọng trong tử vi đẩu số. Cho nên bạn tạm phải thuộc cái bảng Nạp âm hoa giáp sau: (tôi copy cái bảng này trên mạng, lười sửa lại, các bạn chỉ cần quan tâm cột số 2 - Can chi và cột số 3-Niên mệnh thội nhé:D)
upload_2014-7-25_22-7-2.png


Tổng cộng 60 tuổi phải nhớ, cũng khù khoằm ra phết đấy ạ.

Cái bảng này thường là rào cản rất lớn cho người mới học Tử vi vì quy luật không rõ ràng lắm, lại toàn tiếng Hán việt, khó nhớ phết, may thay có vài cách gọi là mẹo tôi đã sưu tầm trên mạng hòng giúp các bạn nhớ được nó, xin trình bày cả ra đây cho các bạn tiện tham khảo

Cách 1: Tra bảng ở trên. Ví dụ Sinh năm 1976 Bính Thìn là Mệnh Thổ, Nạp âm là Sa Trung Thổ.
Cách này thì có vẻ cơ bắp nhất nhưng mà theo tôi thì nên dùng vì nó nhớ cả cụm ngũ hành nạp âm ví dụ Canh Thân Tân Dậu Thach Lựu Mộc, bạn chỉ cần lưu ý đến người thân xung quanh mình là cũng ra được khơ khớ rồi, Như tôi ban đầu cố nhớ bố mẹ cô dì chú bác , những người sinh 195x, sau nhớ anh chị những người sinh 187x, Nhớ thê hệ tôi 198x , nhớ mấy bạn thế hệ 9x, Nhớ vài năm thế hệ con cái 201x. Thế là cũng gần hết rồi. Thêm ít buổi tập an lá số là thuộc, khỏi phải làm mấy trò bấm tay như giới thiệu ngay dưới đây

Bạn cứ in bảng ra nho nhỏ như cái phao ruột gà khi đem vào phong thi ấy,nhét vào ví, thình thoảng rảnh bỏ ra tra cũng nhanh thuộc thôi



Cách 2: Cách này chỉ tìm được ngũ hành mà ko tìm được đủ cụm nạp âm.
Để hiểu được trước hết cần ghi nhớ được vị trí của 12 Địa Chi qua hai phương pháp an trên giấy và trên bàn tay như sau:

Bước 1: Xác định Thiên Can trên lòng bàn tay
upload_2014-7-25_22-21-17.png

Trong đó:

Cung Tí đọc Giáp - Ất.

Cung Sửu đọc Bính - Đinh.

Cung Dần đọc Mậu - Kỷ.

Cung Mão đọc Canh - Tân.

Cung Thìn đọc Nhâm - Quý.

Bước 2: Xác định Địa Chi trên lòng bàn tay

Trong đó:

Cung Tí đọc Tí - Sửu.

Cung Thìn đọc Dần - Mão.

Cung Mão đọc Thìn - Tị.

Cung Tí đọc Ngọ - Mùi.

Cung Thìn đọc Thân - Dậu.

Cung Mão đọc Tuất - Hợi.

Lưu ý: Địa chi ở đây được an ngược chiều kim đồng hồ từ Tý đến Thìn rồi Mão và lập lại chu kỳ trên cho hết 12 Địa chi.

Bước 3: Xác định Ngũ Hành

Từ cung Địa chi (địa chi của lá số cần xác định) này đọc thuận theo chiều kim đồng hồ năm cung đó các Ngũ hành là Kim - Thủy - Hỏa - Thổ - Mộc gặp Thiên Can (của tuổi cần xác định) ở đâu lấy Ngũ hành đó làm Ngũ hành của Hoa giáp.

Ví dụ 1: Xác định Bản Mệnh của tuổi Nhâm Tuất;

Theo bước 1, “Hình A” Can Nhâm thuộc Cung Thìn

Theo bước 2, “Hình B” Chi Tuất thuộc cung Mão.

Theo bước 3, Ta dùng hình B để tính, tại vị trí Chi Tuất thuộc Mão kể là KIM đếm thuận
KIM tại Mão Thủy tại Thìn. Đến đây trùng với Nhâm nên ta dừng.
Do vậy Nhâm Tuất thuộc Thủy Mệnh.

Ví dụ 2: Xác định Bản Mệnh của tuổi Bính Dần;

Theo bước 1, “Hình A” Can Bính thuộc Cung Sửu

Theo bước 2, “Hình B” Chi Dần thuộc cung Thìn.

Theo bước 3, Ta dùng hình B để tính, tại vị trí Chi Dần thuộc Mão kể là KIM đếm thuận
KIM tại Thìn,Thủy tại Tý , Hỏa tại Sửu. Đến đây trùng với Bính nên ta dừng.
Do vậy Bính Dần thuộc Hỏa Mệnh.

Cách 3: Cách này chỉ tìm được ngũ hành mà ko tìm được đủ cụm nạp âm.
Cách này phù hợp với các bạn trẻ, tính nhẩm nhanh. Chúng ta quy ước đánh số như bên dưới đây
upload_2014-7-25_22-25-22.png

Thiên can thì ta nhẩm Giáp Ất 1 - Bính Đinh 2 - Mậu Kỷ 3 - Canh tân 4 - NHâm Quý 5
Địa chỉ thì ta nhẩm: Tý Sửu 0 - Dần Mão 1 - Thìn Tị 2 - Ngọ Mùi 0 - Thân Dậu 1 - Tuất Hợi 2

Giờ muốn tìm ngũ hành nạp âm thì chỉ việc áp dụng công thưc sau
Ngũ hành nạp âm = (SỐ CAN +SỐ CHI) Chia 5 lấy phần Dư ( trong toán học ký hiệu là phép tính MOD)

có kết quả thì tra bảng sau:

upload_2014-7-25_22-27-33.png

Chú ý cái chiều Kim - Thủy- Hỏa -Thổ -Mộc ( nếu đảo chỗ Thủy Hoa thì thành chiều tương khắc ngược Kim Hỏa Thủy Thổ Mộc của ngũ hành, vì cái điều này mà một số ông học giả đã tự tiện đổi chỗ và nói cái Bảng nạp âm hoa giáp của Tàu khựa là sai, rồi đem cái bảng sửa đổi ấy bảo là của dân An Nam nhà ta hehe=)))

Ví dụ: Tuổi Canh (4) Thân (1): 4+1=5 mod 5 =5 ----> Mộc ( Quả là Fast 'n Furious phải không??:-O)

Còn 1 cách nữa phải thuộc 1 bài thơ chữ Hán, mà tôi chẳng dùng bao giờ vì thấy bất tiện, bạn nào muốn dùng có thể tham khảo trogn các sách Tử vi viết trước năm 1975 như Tử vi Ảo Bí của cụ Việt Viêm Tử chẳng hạn:">

Đến đây xin dừng Bài số 3, để các bạn Q&A ( Hỏi & Đáp), trước khi ta chuyển qua bài 4;;)

Chúc các bạn 2 ngày nghỉ cuối tuần vui vẻ và sảng khoái!>:D<:x
 

Attachments

Chỉnh sửa cuối:

thanhdanhulsa2

Thành viên nhiệt tình
Chú Sơn Chu, tutruongdado cho cháu trả bài :D
(Sợ học sai nên nhờ thầy kiểm tra @@)
Cháu hiểu đơn giản như thế này

Về dương/âm(1) khắc dương/âm(2): cát tinh/hung tinh (1) khắc hung tinh/cát tinh (2) thì làm cho tính hung/cát của (2) bị mất đi, chỉ còn lại tính chất của kẻ mạnh duy nhất (1)

Về dương/âm(1) khắc âm/dương(2): cát tinh/hung tinh (1) khắc hung tinh/cát tinh (2) thì làm cho tính chất của (2) xoay chiều theo tính chất của (1), nghĩa là cát/hung (1) sẽ cộng thêm với cát/hung (của 2 đã bị biến đổi), tựu chung lại là gia tăng mức độ cát/hung

Lý thuyết là vậy, nhưng còn phải xét thêm mức độ mạnh yếu của các sao.

2 chú nhận xét giúp cháu nhé
 
Top