Việc chế hóa và triết tự trong Tử vi

Thanh Vũ

Thành viên nhiệt tình
“Xem Tử-Vi thì phải biết Sinh Khắc Chế Hóa, và phải là người thâm nho mới thấu triệt ý nghĩa”. Ngày tôi còn bé thường nghe các cụ nói thế. Nghe vậy thì biết vậy, chứ thực ra tôi chẳng hiểu mấy về câu nói này.

Khi vừa biết viết dành chữ quốc ngữ, tôi liền được cụ tôi hướng dẫn lập thành lá số Tử-Vi cho những người đến nhờ cụ xem dùm. Lúc ấy, tôi sung sướng nghĩ rằng lấy một lá số Tử-Vi là việc làm không mấy khó khăn.

Tôi thầm nghĩ rằng, có lẽ ngày xưa cần người thâm nho chỉ để đọc các sách chữ Hán dạy về cách lập thành, và cách đoán số Tử-Vi. Nếu nay, cứ tìm được các bộ sách chân truyền từ xưa, rồi dịch ra Việt Ngữ thì Tử-Vi không còn gì là bí hiểm, không còn là độc quyền của các cụ già thâm nho. Chỉ việc giở sách ra là có thể lập thành một lá số Tử-Vi, rồi quy nạp, dựa vào các bộ sao, suy đóan các cách phú quý, bần tiện, thọ yểu, hạn rủi, vận may v.v.v…

Thời gian trôi qua, càng nghiên cứu Tử-Vi, tôi càng thấy rằng đó không phải là một việc làm giản dị như trước kia tôi lầm tưởng.

Ngòai việc phân định sự Miếu, Vượng, Hãm địa của các sao, sự Sinh Khắc Ngũ Hành; phối hợp Thiên Can, Địa Chi, Bát Quái và việc quy nạp độ 500, 700 cách đóan số (cho nhiều nhất là 1.000 cách trong các bài phú) lại còn phải hiểu hình tính, ý nghĩa các vị sao mà chế hóa. Vì có những sao gặp nhau mà không thuộc về cách nào ghi trong các sách Tử-Vi. Thí du như Hỏa Tinh cư Ngọ đắc địa gặp Kình Dương cư Ngọ hãm địa thì sao ? Thái Dương cư Tuất hãm địa gặp Kình Dương cư Tuất Nhập Miếu thì sao ? Không thể áp dụng tinh thần máy móc, cộng hai vị sao lại rồi chia hai, lấy trung bình. Tốt vừa vừa hay là xấu in ít. Trong những trường hợp này thị sự chế hóa tinh thần diễn dịch đóng một vai trò rất quan trọng.


Nếu chỉ áp dụng tinh thần công thức một cách máy móc, thì sẽ gặp rất nhiều công thức này chống ngược lại công thức khác.

Sách ghi là :”Tử-Phá mộ cung, bất trung, bất hiếu”. Sách lại cũng nói là :”Khôi Việt, Quan Phúc” chủ thông minh, thanh cao, nhân hậu …. Vậy thì Tử-Phá cư Mùi gặp Khôi Việt, Quan Phúc là thế nào ? Bất trung, bất hiếu vừa vừa, hay là thanh cao, nhân hậu in ít ?...

Một vị chính tinh dù là hung ác mà được quần thần, cố vấn, tham mưu đều thanh cao, nhân hậu, thì có thể trở thành nhà cải cách, cách mạng tận tụy hành động có hơi cứng rắn, đi khác với thông lệ, vượt qua dư luận. Nhưng vị chính tinh ấy được bộ tham mưu đưa về những chiều hướng xây dựng.

Nói đến ”Liêm Tham Tị-Hợi” thì người nghiên cứu Tử-Vi, có thể nghĩ đến công thức Liêm Trinh cộng với Tham Lang ở Tị, Hợi ra quan môn , hình ngục. Thế nhưng Liêm-Tham Tị Hợi cư cung Quan Lộc ở đó. Mệnh, Quan, Tài, Di được các quyền tinh, quý tinh, phúc tinh giao hội đủ bộ, thì ảnh hưởng sẽ chuyển ngược lại, không phải là người ta xử phạt mình, mà lại là mình xử phạt, cầm cân nảy mực xét xử người khác (Đây là Lá số của một ông Thẩm phán trong thân quyến của tôi, để quý vị chiêm nghiệm. Tuổi Đinh Sửu, tháng Chạp, ngày 28, cuối giờ Tý -http://tuvivietnam.vn/lasotuvi/temp/22/AAA_2014_8f29b5e3.jpg )

Không thể căn cứ một bộ sao tốt rồi đóan rằng mọi sự phải tốt, không thể căn cứ vào một bộ sao xấu rồi đóan rằng việc gì cũng phải xấu. Cũng không thể quan niệm rằng lấy cái tốt, cộng với cái xấu, hòa lẫn, chia 2, ra cái trung bình.

Sinh Khắc, Chế Hóa :là lời nhắc nhở từ căn bản vỡ lòng của những người nghiên cứu Tử-Vi thời trước. Ngày nay, vì đã Việt Ngữ hóa đến tận cùng Khoa Tử-vi, mà các sách Tử-Vi chỉ trình bày được phần Sinh Khắc Ngũ Hành, và bỏ lơ đi cái phần Chế hóa, chỉ trình bày các công thức dưới những hình thức có vẻ khoa học. Đến khi áp dụng công thức thì người nghiên cứu vô cùng hoang mang trước những công thức này chống công thức kia.

“ Mệnh Đào mà ngộ Thiên Diêu
Chồng ra khỏi cửa, dắt tay trai vào"


Phú đóan chỉ nói lên một khía cạnh có thể có, chứ không phải là một công thức máy móc.

Mệnh tại Mão được Thái Dương, Thiên Lương, Quan, Phúc. Nữ Mệnh được cách như vậy thì sách lại nói đến không biết bao nhiêu đức tính tốt như là thanh cao, phúc hậu, thủy chung, nhân từ …. Nhưng lại có thêm Đào Hoa, Thiên Diêu ở đấy thì công thức lại nói là ngọai tình. Vậy thì là thế nào ? Thủy chung nửa vời hay là ngọai tình in ít ?

Chính tinh đã thủy chung lại được củng cố thêm bởi các phúc tinh, qúy tinh thì một vài sao Đào, Diêu không thể tạo ảnh hưởng ngược lại được. Đó chỉ là dấu hiệu của một vài mối tình do người ngòai đem đến ngỏ ý ..v.v.v… nhưng đương số vẫn vững lòng trung thành.
 

Thanh Vũ

Thành viên nhiệt tình
Mục đích của bài này không phải thảo luận hoặc trình bày hay tất cả những trường hợp Chế Hóa. Chúng tôi chỉ muốn trình bày rằng, nếu hoàn tòan Việt Ngữ hóa Tử-Vi, nếu vứt bỏ đi hai chữ Chế Hóa thì Tử-Vi chỉ còn là một mớ công thức lộn xộn.

– Sinh Khắc, Chế Hóa, bốn chữ “đầu môi chót lưỡi” thường được giới Tử-Vi Dịch Lý xưa kia nhắc nhở. Thiết tưởng, cũng không nên vì một lý do gì mà bỏ đi chữ Chế Hóa, hoặc thay thế bằng một chữ nào khác mà mất đi cái thâm thúy của cổ nhân, và người hậu học có thể bị đi lạc đường.

Muốn Chế Hóa thì phải suy diễn. Mà muốn suy diễn theo Tử-Vi, thì phải trở về với quan niệm Sinh Khắc, Ngũ Hành, Âm Dương, Bát Quái về vũ trụ, về nhân sinh của người xưa. Gần hơn hết là phải hiểu ý nghĩa các vị sao.

Tên các vị sao không phải đặt theo hứng khởi, ngẫu nhiên. Có thể nói là tên mỗi vị sao kéo theo cả một vũ trụ quan, một nhân sinh quan. Tên mỗi vị sao lại có nhiều nghĩa khác nhau , liên hệ đến cách phát âm đó. Thí dụ như Thiên Việt là văn tinh, quy tinh, thế mà :

“Hỏa Linh Hình Việt” lại là kiếm đao búa Trời, ngụ ý sét đánh, thì chữ Việt đây còn có nghĩa là cái gì rơi đổ xuống, chữ Việt (với bộ Kim bên cạnh) lại có nghĩa là cái búa lớn.

Như chữ Mộ là cái mồ, ngụ ý chôn vùi, lấp, bế tắc, trở ngại.
Thế mà :

Mộ phùng Hóa Lộc mấy ai !
Thực người có của tận tay chào mời

Thì chữ Mộ này lại là mến. Lại như sao Thiên Y là thuốc men mà lại cũng là biểu tượng của y là áo (ngụ ý chức tước y lộc)

Như sao Hóa Quyền ngụ ý về quyền uy, mà lại là biểu tượng của gò má (lưỡng quyền) lại có khi là quyền biến, thay đổi.
Lưỡng Hao, Cự, Vũ, Hóa Quyền
Chiếu sai trấn thủ một bên phương ngòai

Cự là cách xa. Vũ viết như chữ Vũ là Võ, lại còn có nghĩa vết chân, nối gót, như bộ Vũ là làm nốt công việc của người trước.

Đó là một vài khía cạnh Chiết Tự trong Tử-Vi, mà xưa kia các cụ thường áp dụng để có một vài cái nhìn sâu xa hơn. Có Cự Môn hoặc là có Vũ Khúc cũng có thể đi xa, được đi theo sự tự chọn hoặc là là bị đổi đi, tùy theo ý nghĩa các sao kết hợp thành bộ. Chứ nào phải riêng một Lưu Thiên Mã gặp Thiên Mã cố định mới là đi. Đâu phải chỉ có con ngựa mới chủ sự đi. Rồng (Long) cũng có thể bay lên hoặc bay đi vũng vẫy. Hỗ cũng có thể đi tung hòanh.
Trong Tử Vi có những tên gọi không phải là Sao. Chúng tôi sẽ có một bài khác nói về điểm này sau.

Thiên Mã là Khí Dịch Mã, tạo nên sự biến chuyển. Còn tùy các sao khác mà luận. Có khi chỉ là sự biến chuyển tốt hơn, xấu hơn hoặc thay đổi tại chỗ mà thôi.

Như Linh Tinh, trong trường hợp hợp tốt thì Linh là quyền lệnh (Hỏa Linh tương ngộ, đa trấn chư bang). Khi xấu thì Linh lại là rụng rơi, hoặc cô đơn, cô khổ, (Hỏa Linh hãm ư Tử Tức, đáo lão vô như khốc). Hỏa Tinh, Linh Tinh trong một số trường hợp còn là tinh ma, yêu quái, linh hồn …. Dĩ nhiên là còn phải xét thêm các sao khác để mà luận đoán thêm :

Thí dụ như :
Tử cung Thai ngộ Hỏa Linh
Bào Thai những giống yêu quỷ


Hoặc là ở Điền Trạch :
Hồng, Diêu, Hoa Cái tốt sao;
Khốc Hư, Linh Hỏa, có yêu quái gì..


Lại còn cách :”Tuế Kỵ Diêu Linh Khốc” là có oan hồn theo khuấy phá, nếu được chính tinh tốt, phúc tinh phù trợ thì thì cũng có khi là mình được một vong linh nào đó theo phù hộ.

Trên đây không phải là những công thức Tóan Học Tử-Vi, mà chỉ là những tinh lực, những khí vận, có thể biến chuyển như vậy. Người nghiên cứu không thể câu chấp, mà cần có cái nhìn rộng thêm về ảnh hưởng tương quan của các vị sao khác, mà rộng đường Chế Hóa.
 

Thanh Vũ

Thành viên nhiệt tình
Mỗi khoa học đều phát xuất từ một nhân sinh quan, một vũ trụ quan. Khi nghiên cứu Tử-Vi, chúng ta cần trở lại với cái nhân sinh quan vào thời phát sinh ra Tử-Vi. Chúng ta cần hiểu cái quan niệm của thời đó mà Chiết Tự, Chế Hóa.

Không thể nào đem cái nhân sinh quan này, áp dụng vào Khoa học nọ. Cũng như không thể cầm một chai thuốc Tây, và nói rằng thuốc này trị về Hỏa vượng. Khi Chiết Tự, khi Chế Hóa thì cần theo cái nhãn sinh quan của thời đại phát sinh ra Tử-Vi.

Ví dụ : Sao Bác Sĩ, nghĩa đen là kẻ sĩ, học rộng, ngụ ý là thông minh và được trọng vọng. Thời xưa chữ Sĩ, kẻ Sĩ được trọng vọng nhiều. Chứ nào có phải là nói về tâm hồn nghệ sĩ, hay là ông Bác Sĩ. Do đó, không thể nào luận rằng các sao Thiên Y, Hóa Khoa, Bác Sĩ họp lại thành ra bộ sao “Y Khoa Bác Sỹ”. Và cũng không thể áp dụng công thức sao Tuế Phá đi với Kình Dương là răng vẩu, răng hô, lại thấy nếu có Thiên Y, Hóa Khoa rồi luận ra đó là vị Nha sĩ chuyên chữa răng vẩu, răng hô !....

Việc Chế Hóa và Chiết Tự trong Tử-Vi thật là man mác. Một bài báo hoặc một quyển sách cũng không sao trình bày hết. Có khoa học nào gom lại trong một hai cuốn sách mà được đầy đủ ?

Tôi chỉ xin trình bày để quý bạn mới làm quen với Tử-Vi có một quan niệm rõ rệt về công dụng của Khoa này, cùng lá số có thêm một khái niệm về sự chế hóa, chiết tự.

Trích bài viết của bác Phước Duyên.
 

Whitebear

Thành viên
Tên các vị sao không phải đặt theo hứng khởi, ngẫu nhiên. Có thể nói là tên mỗi vị sao kéo theo cả một vũ trụ quan, một nhân sinh quan. Tên mỗi vị sao lại có nhiều nghĩa khác nhau , liên hệ đến cách phát âm đó. Thí dụ như Thiên Việt là văn tinh, quy tinh, thế mà :
“Hỏa Linh Hình Việt” lại là kiếm đao búa Trời, ngụ ý sét đánh, thì chữ Việt đây còn có nghĩa là cái gì rơi đổ xuống, chữ Việt (với bộ Kim bên cạnh) lại có nghĩa là cái búa lớn.
Như chữ Mộ là cái mồ, ngụ ý chôn vùi, lấp, bế tắc, trở ngại.
Thế mà :
Mộ phùng Hóa Lộc mấy ai !
Thực người có của tận tay chào mời
Thì chữ Mộ này lại là mến (mộ). Lại như sao Thiên Y là thuốc men mà lại cũng là biểu tượng của y là áo (ngụ ý chức tước y lộc)
Tên các vị sao không phải đặt theo hứng khởi, ngẫu nhiên. Có thể nói là tên mỗi vị sao kéo theo cả một vũ trụ quan, một nhân sinh quan. Tên mỗi vị sao lại có nhiều nghĩa khác nhau , liên hệ đến cách phát âm đó.
Thực sự là tôi không hiểu lắm, tại sao tính lý của sao lại liên quan tới phát âm của tên sao bằng tiếng việt? Cái này có cơ sở khoa học gì không?
Trước kia có nhiều nhà nghiên cứu lập thuyết dựa trên chiết tựphát âm của tên của tinh đẩu, rồi xưng tụng nào là cả một vũ trụ quan, nhân sinh quan. Cá biệt, có người còn dạy đệ tử "Từ Bi là hòn bi lăn từ từ" và cũng thấy cả bầy đàn đệ tử chắp tay ngồi nghe triết lý cao thâm.

Cá nhân tôi cho rằng, tinh đẩu là một vật thể bất biến, không có phụ thuộc vào tên gọi của nó. Ví dụ, đế tinh, tôi gọi là Tử Vi, hay Đế Tọa, hay Ziwei (theo tiếng anh và rất thịnh hành tại Singapore) đều là một.
Nếu ai đó chiết tự tiếng việt, Đế là đế giày rồi luận người tử vi thủ mệnh có giày dép quần áo để đi nên chủ phú quý, Wei viết giống We=chúng tôi, nên chiết tự tiếng anh hàm ý tử vi chủ mệnh... thì quả thật khó có thể có được sự đồng thuận.

Một thời gian nữa, có nhiều cao thủ quốc tịch Eskimo học tử vi, và cũng lập thuyết chiết tự theo ngôn ngữ Eskimo. Lúc đó, thay vì người ta nói Thâm Nho, người ta sẽ có danh từ "Thâm Eskimos". Xem tử vi cho người Eskimos, người ta sẽ phải dùng lý thuyết thâm eskimos này

Gần đây, có tử vi gia lập thuyết :"Quả Tú đóng phu, vì Tú giống chữ Tù, nên tốt nhất lấy chồng đi tù rồi", sau đó thu tiền. Tôi nghe mà choáng.
Tuy nhiên, rất có thể ý kiến của tôi là sai lạc, mọi người cứ tùy duyên mà tiếp nhận.
 
Chỉnh sửa cuối:

tutruongdado

Thành viên nhiệt tình
Thành viên BQT
Theo em, tên sao đều có ý nghĩa nhất định. Có chăng là người học không biết, tự mình suy diễn mà thôi. Ông nào biết tiếng Hán thì có thể truy được, còn nếu chỉ biết tiếng Việt mà tự truy theo chữ Việt, thì dễ sai lầm lắm.

Có người (không tiện nêu tên) chém gió: Cô Thần, cũng là 1 loại Thần trong tử vi. Phúc đức có Cô Thần thì trong họ hàng có mộ 1 bà cô rất thiêng. @@.
Nhưng khi nghe cụ Đằng Sơn chiết ra, thì Cô Thần, Quả Tú, Thần và Tú đều có ý là "sao".
 

thanhdanhulsa2

Thành viên nhiệt tình
Anh/chị/cô/chú Thái Dương gì ơi, em/cháu sinh năm 93, nên xưng hô thế nào ạ?

Em/cháu thấy có đoạn:

Lại còn cách :”Tuế Kỵ Diêu Linh Khốc” là có oan hồn theo khuấy phá, nếu được chính tinh tốt, phúc tinh phù trợ thì thì cũng có khi là mình được một vong linh nào đó theo phù hộ.

Trong trường hợp này, những sao nào được xem là chính tinh tốt, phúc tinh phù trợ cho cách trên ạ?
 

Thanh Vũ

Thành viên nhiệt tình
Chào mừng tutruongdado tham gia diễn đàn.:-h

Bài viết trên mình trích bài viết của bác Phước Duyên để mọi người tham khảo và tranh luận, mỗi người có một quan điểm nhất định nhưng không phải cái nào cũng đúng, mình luôn đặt câu hỏi điều đó có đúng không thì mình mới tiến bộ lên. :D

thanhdanhulsa2 là Cát tinh miếu vượng đắc: Tử vi, Thiên đồng, ....; lục cát: Khôi, Việt,....
Và Ân quang, thiên quý...
 

Whitebear

Thành viên
Tử Vi là một bộ môn rất đặc biệt, thể hiện đặc trưng cho sự tự do học thuật nhưng không có quy chuẩn đánh giá. Bất cứ một người nào cũng có quyền lập thuyết, cũng có quyền viết sách trên quan điểm tự do học thuật, bình đẳng và nhân quyền.
Nên đâu đó, vẫn có những cuốn sách được viết bởi các tác giả vô danh, không biết là ai, và tự viết sách để thiên hạ kiểm nghiệm chơi. Một số người không biết ở đâu ra, cũng tự xưng nhà nghiên cứu học thuật, sáng tạo ra những học thuyết kiểu như chiết tự tên sao (Vd, Thiên Đồng là đồng bọn, phá quân+ liêm trinh= phá trinh, thiên cơ= cơ bắp..) và góp một phần quan trọng để giải thích tại sao môn Tử Vi lại bị coi thường.

Học một môn học, chúng ta cần phải giữ vững tinh thần phản biện khoa học ở mức độ cao, kẻo lại sinh ra một lũ thầy bà ùn ùn kéo nhau xuống hố cả nút
Sai lầm về học thuật thì chỉ là chuyện nhỏ, quá lắm thì cũng chỉ là một vài tiếng cười của đồng đạo rồi cũng qua, nhưng dùng nó để cải số cho mình và gia đình, cho con cái của mình, cho thiên hạ... thì mới là chuyện lớn.
 
Last edited by a moderator:

Hoa Sơn

Thành viên
Mình không đồng tình với quan điểm "Muốn chế hóa thì phải suy diễn. Mà muốn suy diễn theo Tử-Vi, thì phải trở về với quan niệm Sinh Khắc, Ngũ Hành, Âm Dương, Bát Quái về vũ trụ, về nhân sinh của người xưa. Gần hơn hết là phải hiểu ý nghĩa các vị sao".

Nếu bảo Tử vi là Khoa học thì trong Khoa học tránh nhất là... suy diễn. Ví dụ như môn Thiên văn, người ta suy diễn thoải mái dựa trên tính toán nhưng phải chờ đến khi thực nghiệm quan sát chứng minh được thì cái suy diễn ấy mới được công nhận và trao giải thưởng.

Sinh khắc chế hóa đều là quy luật của ngũ hành, cái này trong Thất chính tứ dư nói rất rõ chả phải diễn suy cái gì. Cụ thể:

- Chế: kim khắc mộc được hỏa chế, hỏa khắc kim được thủy chế, thủy khắc hỏa được thổ chế, thổ khắc thủy được mộc chế, mộc khắc thổ được kim chế ...

- Hóa: kim khắc mộc được thủy hóa, thủy khắc hỏa được mộc hóa, mộc khắc thổ được hỏa hóa, hỏa khắc kim được thổ hóa, thổ khắc thủy được kim hóa ...

Còn thêm tương thừa, tương vũ cũng là luât của ngũ hành, đó là các cơ sở để gia giảm khi luận tốt xấu từ sinh khắc chứ không phải suy diễn gì.
 

Whitebear

Thành viên
Nói chung, suy diễn thì cứ suy diễn, nhưng suy diễn phải có cơ sở khoa học hoặc cơ sở lý luận. Không thể nào lý luận theo kiểu ba lăng nhăng :"Tam Thai hội Phá Quân=Phá Thai", "Đào Hoa nhập cung Mộ=Đào Mộ" rồi tự gán ghép nó thành hết nhân sinh quan với chả thế giới quan về ý nghĩa tên sao.

Sinh Khắc Chế Hóa của ngũ hành là cái cơ bản, ai ai cũng phải biết. Nhưng cái nhân sinh quan bệnh hoạn như thế kia lại được che phủ bằng cái sinh khắc chế hóa ngũ hành, ấy là sao?

Chế ở đây là nói về quan hệ giữa 3 ngũ hành khác nhau, chứ không phải là Chế Biến, rồi từ đó thành Chế Biến Tên Sao.

Tôi đồng ý rằng Huyền Học không phải là toán học, nhưng nó khác xa với Huyền Huyền Bí Bí, để rồi thành càng u u mê mê càng ngu ngu thì càng đúng mốt, rồi đòi nộp 3 triệu! Cuối cùng thì nhà nước phải bài trừ me tín dị đoan!
 
Chỉnh sửa cuối:

tuetvnb

Trúc Phong Ẩn Sĩ
Trong chiêm tinh, TINH DANH (tên của các sao) khi được đặt ra người ta dựa vào nhiều yếu tố, trong đó phần lớn là dựa vào tính chất của nó (còn tính chất của nó do đâu mà quy định thì là lĩnh vực khác).

Vì thế nên việc "đọc tên sao, diễn ra tính chất" cần hết sức thận trọng. Vì tên sao không chỉ là từ tính chất mà ra.

Ví dụ : trong chiêm tinh có sao QUÁN SÁCH là một trọng số những THẦN SÁT. Có 1 vài trường phái đưa sao này vào lá số tử vi rồi căn cứ tên của nó mà luận rằng "chủ về thông minh, hiếu học, học rộng biết nhiều"... rồi diễn ra đủ thứ. Nhưng thực tế, trong hệ thống Thần sát của chiêm tinh, QUÁN SÁCH là sao chủ về hình ngục, bắt bớ, giam cầm....

Đại loại thế, người học tử vi nghiêm túc cần cẩn trọng. Như trên là nói đến cái việc suy diễn "có cơ sở" mà còn thế, chứ lại gặp mấy bác "cầu diễn" kiểu Thai phụ = phụ nữ có thai... thì không bàn ở đây!
 

Whitebear

Thành viên
Thật ra, sao Quán Sách chính là cái sao Thiếu Âm nhà mình. Hàm nghĩa của nó chủ bị ràng buộc chuyện không đâu, dễ bị tranh tụng, liên lụy cửa quan. Nếu gia thêm sát Kỵ tinh chủ lao ngục tai ương. Tại Dần Thân cung chủ có tai họa nhẹ, cần phải cẩn trọng khi giao kết kẻo bị bạn bè liên lụy, dễ khẩu thiệt thị phi. Nếu đóng cung tật ách, gia thêm sát kỵ chủ có bệnh tật nan y lâu khỏi.

Mấy bố học tử vi hàng chợ, tự xưng mình có thế giới quan, nhân sinh quan bắt đầu chiết tự, Sách là sách vở, quán sách là quán bán sách vở, đúng như anh Tuevnbt đã nói.
 

Hoa Sơn

Thành viên
Về Chiết tự, hơi lạ rằng tác giải bài trên nói về Chữ Hán mà không hiểu rằng, chữ Hán đọc thế nhưng viết ra thì tùy cách viết mà có nhiều nghĩa khác nhau. Nếu đọc tiếng Hán theo âm Hán việt mà không viết nó ra thế nào, rồi cứ thế mà luận thì chả có cái "tự" nào mà "chiết".

Có khác chi thầy bói sờ voi !
 

tutruongdado

Thành viên nhiệt tình
Thành viên BQT
Ví dụ chữ Hà trong Lưu Hà. Viết trong chữ Hán dịch ra nghĩa là "ráng trời". Chẳng liên quan gì đến sông ngòi hết. Thanh long lưu hà không phải là rồng gặp nước.
(VDTT)
 

Whitebear

Thành viên
Đến cả Mộ Khố, ông ấy còn biến ngay được thành Mến Mộ, thì còn gì để mà nói nữa.
 

Khổng Minh

Thành viên mới
Thư bất tận ngôn, ngôn bất tận ý
Theo tôi nghĩ việc Chế hóa và Triết tự thì có nhiều vấn đề để bàn luận, cổ nhân viết ra như thế nào hậu sinh chắc gì đã hiểu hết thảy dụng ý được. Hoàn cảnh dụng huyền, và ngôn từ khác nhau hoàn toàn. Đâu có thể đóng khuôn mà học hiểu theo máy móc vậy được, phú cũng có dăm bảy loại phú.
Thôi đành lấy thực tế, lấy những kiến thức mình đã chiêm nghiệm để ứng dụng vào môn huyền học này. Học đến đâu thực hành đến đấy là cách dễ tìm hiểu nhất. Có mấy ai dám tìm con đường mới để đi, Ta toàn dựa trên những cái gì đã có sẵn để lần theo lối mòn dẫu biết lối mòn ta đang đi chưa thấy cái đích.
Đồng ý những cái gốc, cái nền tảng thì không thể bỏ qua được.
 
Top