Những cách Công-Khanh trong Tử-Vi

kilo

Administrator
A. CÁCH MINH LỘC, ÁM LỘC
1) Ðịnh-nghĩa:
Gọi là Minh Lộc, Ám Lộc, khi Mệnh có một Lộc và Nhị hợp một Lộc.
Nghĩa là nếu Lộc-Tồn thủ Mệnh, cung nhị hợp có Hóa-Lộc, hoặc Hóa-Lộc thủ Mệnh cung nhị hợp có Lộc-Tồn.
Tỷ-dụ : Tuỏi Giáp, Lộc-Tồn, Ðồng Lương tại Dần, Liêm Tham, Hóa-Lộc tại Hợi.
Mệnh lập tại Dần hay Hợi đều đắc cách Minh Lộc, Ám Lộc.

2) Phân-tích cách Minh-Lộc, Ám-Lộc .

Hi-Di tiên-sinh phú đoán :
Minh-Lộc, Ám-Ðộng vị chí công-khanh.
(Triệu-thị minh-thuyết Tử-Vi kinh)
Nghĩa là người đắc cách Minh-Lộc, Ám-Lộc đều làm tới Công-Khanh. Lại nói :
“Minh-Lộc, Ám-Lộc giả, bất quí tắc phú”.
(Tử-Vi tinh-nghĩa).

Nghĩa là người có cách Minh-Lộc, Ám-Lộc không sang cũng giàu.
Hai định luật trên đều do Hi-Di tiên-sinh chính truyền trong các bộ
chân truyền. Nhưng hầu như mâu-thuẫn với nhau. Câu trên, cứ đắc cách là làm tới Công-Khanh, câu dưới thu hẹp hơn: không sang cũng giàu. Ý nghĩa rộng quá. Nếu không đi tìm xuất-xứ rõ ràng thì có thể suy đoán rằng khoa Tử-Vi hàm hồ.

Vương-An-Thạch, một bác-học làm Tể-tướng đời Tống, giải-thích trong bộ Tử-Vi Tinh-Nghĩa như sau : cách Minh-Lộc, Ám-Lộc, có nhiều bậc. Cao tới Tể-tướng, thấp nhất là thợ thuyền, lái buôn. Nhưng thợ hay buôn cũng là loại giàu. Hi-Di tiên-sinh từ Hoa-Sơn về kinh, truyền khoa Tử-Vi cho Thái-Tổ nhà ta, xem số cho các vị khai quốc công thần, thấy những vị có cách Minh-Lộc, Ám-Lộc đều ở trong vị Công-Khanh, nên Thái-Tổ hỏi rằng : Trong Tam Công, Cửu Khanh, có gì giống nhau chăng ? Tiên-sinh đáp : Ðắc cách Minh-Lộc, Ám-Lộc, nay phải hiểu rằng những vị đã ở sân rồng thì đều đạt tới bậc quí trong cách Minh-Lộc, Ám-Lộc, không cần nói tới bậc thấp hơn thợ thuyền, lái buôn nữa. Nhưng trong Tử-Vi Tinh-Nghĩa, tiên-sinh phát biểu :
“Minh-Lộc, Ám-Lộc, bất qui tắc phú”.
Câu này bao trùm câu trên. Không giới hạn ở Triều-đình nữa mà gồm cả thứ dân. Hai câu tuy khác nhau, nhưng sự thực cùng một ý-nghĩa. Có điều phát biểu trong hai hoàn cảnh khác nhau mà thôi.

3) Các cách Minh-Lộc, Ám-Lộc.
Sách Ðông-A Di-Sự viết : “Trong 10 hàng Can, tuổi nào cũng có cách Minh-Lộc, Ám-Lộc cả.
Lộc-Tồn nhị hợp với chính-tinh có Hóa-Lộc đi theo, nên mỗi Can có hai cách. Tổng cộng 20 cách cho 10 Can. Mỗi cách tuỳ theo tháng sinh, giờ sinh biến ra 12 loại người khác nhau. Mỗi con Giáp biến ra 6 loại người nữa. Tổng cộng có 1440 loại người khác nhau. Tùy theo Hóa-Lộc phò chính-tinh”.

- Khi Hóa-Lộc thủ Mệnh : Tuổi Ất, Bính, Ðinh, Canh, Tân, Nhâm được bộ Văn đoàn thủ mệnh (tức Cơ, Nguyệt, Ðồng, Lương, Cự, Cơ, Nhật, Nguyệt v.v. . .). Tuổi Giáp, Kỷ, Mậu, Quí được bộ Võ cách thủ mệnh (Sát, Phá, Liêm, Tham). Không có bộ Ðế tượng nào (Tử, Phủ, Vũ, Tướng).
- Khi Lộc-Tồn thủ Mệnh : Tuổi Giáp, Kỷ, Mậu, Quí được bộ Văn đoàn thủ Mệnh. Tuổi Ất, Bính, Nhâm, Tân được bộ Võ cách thủ Mệnh. Tuổi Ðinh, Canh được bộ Ðế tượng thủ Mệnh.
Tóm lại, trong 20 cách Minh-Lộc, Ám-Lộc thì :
- 10 cách là bộ Văn đoàn, tức 720 loại người.
- 8 cách là bộ Võ cách, tức 576 loại người.
- 2 cách Ðế tượng tức 144 loại người.
Phân tích các cách như sau :
a) Mệnh lập tại Dần hay Hợi.
● Tuổi Giáp : Ðồng, Lương, Lộc-Tồn tại Dần. Liêm, Tham, Hoá-Lộc tại Hợi (hai cách)
● Tuổi Nhâm : Ðồng, Lương, Hóa-Lộc tại Dần. Liêm, Tham, Lộc-Tồn tại Hợi (hai cách).

b) Mệnh lập tại Tí hay Sửu.
● Tuổi Quí : Tử, Phá, Hóa-Lộc tại Sửu. Thiên-Cơ, Lộc-Tồn tại Tí (hai cách).

c) Mệnh lập tại Mão hay Tuất.

● Tuổi Ất : Liêm, Phá, Lộc-Tồn tại Mão. Cơ, Lương, Hóa-Lộc tại Tuất (hai cách).

d) Mệnh lập tại Thìn hay Dậu.
● Tuổi Tân : Cự, Hóa-Lộc tại Thìn. Tử, Tham, Lộc-Tồn tại Dậu (hai cách).

e) Mệnh lập tại Tỵ hay Thân.
● Tuổi Bính : Liêm, Tham, Lộc-Tồn tại Tỵ. Ðồng, Lương, Hóa-Lộc tại Thân (hai cách).
● Tuổi Mậu : Ðồng, Lộc-Tồn tại Tỵ. Tham, Hóa-Lộc tại Thân (hai cách).
● Tuổi Canh : Tử, Phủ, Lộc-Tồn tại Thân. Thái-Dương, Hóa-Lộc tại Tỵ (hai cách).

g) Mệnh tại Ngọ hay Mùi.
● Tuổi Ðinh : Phủ, Vũ, Lộc-Tồn tại Ngọ. Nhật, Nguyệt, Hóa-Lộc tại Mùi (hai cách).
● Tuổi Kỷ : Ðồng, Âm, Lộc-Tồn tại Ngọ. Vũ, Tham, Hóa-Lộc tại Mùi (hai cách).

4) Thứ bậc của cách Minh-Lộc, Ám-Lộc


Trong 20 cách Minh-Lộc, Ám-Lộc, phải phân biệt ra nhiều loại. Bộ Triệu-thị trong phần nghiên-cứu về bậc Công-Khanh, kinh nghiệm trải mấy trăm năm đời Tống với đủ loại quan chức, đã thu góp kinh-nghiệm như sau :

- Cao nhất là Tể-tướng, thấp nhất là thứ dân, sung túc.
- Chia làm 6 bậc : Tam-công 2 bậc. Cửu-khanh 2 bậc. Lại (Quan nhỏ) và thứ dân 2 bậc.

a) Ðiều kiện đạt tới Tam-công
- Bộ sao thủ Mệnh phải miếu, đắc địa.
- Không bị Tuần, Triệt, Hung Sát tinh nhập cung (Mệnh, Tài, Quan, Di) và cung Nhị-hợp. Nếu Hung tinh nhập cung phải đắc địa.
- Ðược từ 5 tới 6 trong cát tinh : Tả, Hữu, Xương, Khúc, Khôi, Việt. Bắt buộc phải có Khoa, Quyền là bậc 1, Thượng-đẳng.
- Nếu được từ 4 cát tinh trở lên trong 8 cát tinh Tả, Hữu, Xương, Khúc, Khôi, Việt, Khoa, Quyền là bậc thứ 2 Trung đẳng.

b) Ðiều kiện đạt tới Cửu-khanh.

Hãy xét 4 điều kiện :

Ðiều kiện 1 : Bộ sao thủ Mệnh phải miếu đắc, bình hòa.
Ðiều kiện 2 : Khôn bị Tuần, Triệt hoặc Hung Sát tinh hãm địa nhập cung. Hội được từ 2 đến 4 cát tinh trở lên.
Ðiều kiện 3 : Bị từ 2 đến 4 trong 6 Hung Sát tinh ( Hỏa, Linh, Kình, Ðà, Không, Kiếp) và hai sao Tuần, Triệt nhập cung Tài, Di. Hội được từ 4 đến 6 cát tinh trong bộ Tả, Hữu, Xương, Khúc, Khôi, Việt, Khoa, Quyền.
Ðiều kiện 4 : Bị đến 4 sao trong 6 Hung Sát tinh Tuần, Triệt nhập cung, nhưng được 4 tới 6 trong các cát tinh, Tả, Hữu, Xương, Khúc, Khôi, Việt, Khoa, Quyền.

Là bậc 3, Thứ-đẳng khi ở điều kiện 1 và 2, hoặc 1 và 3.
Là bậc 4, Hạ-đẳng khi ở điều kiện 1 và 4.

c) Ðiều kiện khác.

Tất cả các cách Minh-Lộc, Ám-Lộc còn lại là bậc thứ dân sung túc giầu có, dầu vất vả, kém về một phưong-diện nào đó.

5) Những cách Minh-Lộc, Ám-Lộc đặc-biệt


Bộ Triệu-Thị có nói đến cách xấu nhất của Minh-Lộc, Ám-Lộc là :

- Tuổi Giáp, mệnh lập tại Hợi.
Liêm, Tham, Hoá-Lộc thủ Mệnh.
Nhị-hợp thành cách Minh-Lộc, Ám-Lộc cung Dần, có Ðồng, Lương, Lộc-Tồn. Quan Kình hãm tại Mão thêm Khoa. Vũ, Sát Tài, Tử Phá Quyền tại Mùi.

- Tuổi Bính, Mệnh lập tại Tỵ.
Liêm, Tham, Lộc-Tồn, Hóa-Kỵ, Triệt thủ Mệnh.
Nhị-hợp thành cách Minh-Lộc, Ám-Lộc, Ðồng, Lương, Hóa-Lộc tại Thân. Quan Vũ, Sát tại Dậu. Tài, Tử Phá tại Sửu.
Hai cách này bị coi là xấu nhất, cuộc đời tuy vất vả nhưng nhất sinh phú túc. Làm nghề sát sinh, đánh cá, săn bắn, thợ mà trở thành giầu.

6) Kết-luận .

Cách Minh-Lộc, Ám-Lộc.

- Tốt nhất tới Tam-Công, Thượng-Thư, tương đương với Tổng-Trưởng ngày nay.
- Xấu nhất cũng giàu có.

Khi gặp cách Minh-Lộc, Ám-Lộc, không đáng sợ dù nó bị lâm cách Liêm, Tham - Tỵ, Hợi.

Sau đây là tổng kết kinh nghiệm những lá số Minh-Lộc, Ám-Lộc qua sách vở còn ghi lại :

Ðời Tống ( ghi trong bộ Triệu-Thị Minh-Thuyết Tử-Vi kinh ).
- Không có số của vua chúa sáng nghiệp nào.

1 lá số Tể-Tuớng.
- 20 Tam-Công.
- 19 Hầu.
- 91 Cửu-Khanh.
- 17 Ðại-Tướng-Quân.
- 132 Phú-thương, điền-chủ.

Ðời Trần (bộ Ðông-A Di-Sự)
- Không có số vua sáng nghiệp.
- 02 Vương.
- 2 Tể-Tướng.
- 2 Hầu.
- 6 Tam-Công.
- 3 Ðại-Tướng-Quân.
- 19 Cửu-Khanh.
- 47 Phú-hào, điền-chủ.

Các nhận-vật cận đại từ 1950 đến giờ, chúng tôi sưu-tầm được :
- Thủ-Tướng : Không.
- 2 Bộ-Trưởng.
- 1 Tướng.
- 5 Tỉnh-Trưởng.
- 3 Tổng Giám-Ðốc, Tổng Cục-Trưởng.
- 6 Giám-Ðốc, Cục-Tưởng, Chủ-Tịch Ủy Ban tại Lưỡng-Viện.
- 11 Bác-sĩ, Dược-sĩ, Thẩm-phán, Luật-sư, Giáo-sư Ðại-học.
- 23 Thương-gia, Chủ xưởng, Chủ tàu, Chủ lò heo .v.v. . .

Nguồn https://www.facebook.com/permalink.php?id=121461141519&story_fbid=10151574139456520
 
Top