Anh chị em ruột sao cung phúc, phụ mẫu...khác nhau?

Tây Đô đạo sĩ

Thượng khách

Lá số Tử vi của anh chị em ruột cũng cha cùng mẹ đúng lý ra cung phúc đức và cung phụ mẫu phải hoàn toàn giống nhau vì cha mẹ ông bà họ hàng mộ tổ...đều chung. Nhưng trong thực tế tôi đã luận giải nhiều lá số của các anh chị em ruột trong một nhà đa số đều có sự sai biệt, có trường hợp khác nhau một trời một vực. Thế là thế nào? Cho đến thời điểm hiện tại tôi vẫn chưa tìm được các tài liệu có sự giải thích thuyết phục.
Tuy nhiên nếu xét trên góc độ của đạo Phật, cuộc sống của mỗi con người chúng ta đều được chi phối bởi luật nhân quả, chúng ta có nhiều kiếp sống, trong từng kiếp sống chúng ta đều gây ra những nợ nần ân oán với nhiều người khác nhau, và mỗi lần tái sinh làm người, chúng ta sẽ gặp lại nhưng người ấy để đòi nợ và trả nợ.
Khi chúng ta bắt đầu một cuộc sống mới, căn cứ vào thời điểm sinh ra sẽ lập được một lá số Tử vi, nghiệp tiền kiếp sẽ thể hiện trên 12 cung số được mã hóa qua cách sắp xếp bố cục của các tinh đẩu, phương vị ngũ hành sinh khắc chế hóa. Nhà lý số giỏi sẽ giải mã được phần nào nghiệp quá khứ và cũng căn cứ vào các dữ liệu ấy để dự đoán cho tương lai, các vận hạn và các khả năng tốt xấu, sự thành bại, các vấn đề về công danh sự nghiệp tiền tài hôn nhân... có thể xảy ra cho đương số.
Trở lại vấn đề cung phúc trên lá số, cung này nói về sự liên quan về nghiệp giữa đương số và những người trong họ hàng, tức là đương số có một sự liên quan ân oán với một số người nào đó thuộc dòng họ này nên mới đầu thai vào để đòi hoặc trả.
Thí dụ một người thiếu nợ bố hoặc mẹ hoặc ông nội trong tiền kiếp thì khi tái sinh sẽ có sự quan tâm giúp đỡ đặc biệt, làm ăn đầu tắt mặt tối không đòi hỏi gì, chăm sóc cha mẹ và ông nội vô điều kiện. Những người khác trong họ thì anh ta chẳng quan tâm vì trong tiền kiếp anh ta không có ân oán gì với họ. Dĩ nhiên trong cung phúc và cung phụ mẫu sẽ có vấn đề là không thể nhờ cậy gì ở họ hàng và cha mẹ mà chính bản thân còn phải giúp trở lại.
Một người khác là em ruột của người trên, tuy sinh ra cùng cha cùng mẹ nhưng tiền kiếp cha mẹ và ông ngoại có nợ nần người ấy, kiếp này sinh ra chẳng lo làm ăn, chơi bời lêu lổng làm cha mẹ phải lo nghĩ, chăm sóc cung cấp, ông ngoại thì tỏ ra thương mến đặc biệt, thỉnh thoảng cứ dúi tiền vào tay để đi ăn chơi. Như vậy cung phúc và cung phụ mẫu trên lá số người này sẽ có sự khác biệt rõ rệt so với người anh, được nhờ cậy nhiều ở họ hàng và cha mẹ.
Thực ra sự liên quan về nghiệp phức tạp hơn rất nhiều, một người đầu thai tái sinh vào một gia đình và một dòng họ đều có mối liên hệ sâu xa từ nhiều kiếp. Thậm chí còn có sự quan hệ mật thiết với phong thủy phần mộ của một người nào đó trong dòng họ ấy. Các thí dụ trên chỉ nói sơ lược để dễ hình dung mà thôi.
Qua đó chúng ta cũng dễ dàng suy ra sự khác biệt của cung huynh đệ.

Có người nói cung phúc thể hiện nghiệp tiền kiếp của một người. Tôi cho rằng như vậy là chưa đủ, tất cả 12 cung số đều thể hiện nghiệp tiền kiếp của đương số.
Thí dụ một lá số đường quan lộc bằng phẳng dễ dàng, có chức phận cao, theo luật nhân quả của đạo Phật là do anh ta đã tạo được thiện nghiệp trong tiền kiếp như hay giúp người học hành, nâng đỡ người tài, giúp học sinh nghèo ăn học...
Một lá số khác công danh lận đận, thi cử trượt lên trượt xuống dù cũng không phải do kém thông minh, ấy là do tiền kiếp tạo nghiệp xấu, đố kỵ cản trở công danh người ta, vu khống nói xấu làm người ta khốn đốn mất chức, bỏ lỡ cơ hội...
Trong lá số có tiêu chí hôn nhân khó khăn lận đận, ấy là do tiền kiếp chia rẽ vợ chồng, cản trở hôn nhân, cướp vợ giật chồng, ngoại tình phá hoại hạnh phúc gia đình người ta... cho nên kiếp này bị quả báo như thế.
Những sự cát hung thể hiện trên các cung khác của lá số cũng tương tự. Không thể nói chỉ cung phúc mới thể hiện nghiệp tiền kiếp.

Tây Đô đạo sĩ kính bút
 

trungtvls

https://www.facebook.com/trungtvls
Tại sao cung Phúc khác nhau ? Vì cung Mệnh khác nhau đó thôi !

Nếu cung mệnh giống nhau thì cung Phúc chắc chắn sẽ giống nhau

Ít nhất là ở phần chính tinh, cung Phúc bao giờ cũng cách cung Mệnh 1 cung theo chiều thuận. Nghĩa là chính tinh tại mệnh giống nhau thì chính tinh ở Phúc cũng giống nhau.

Chính tinh giống nhau nghĩa là ta có thể nói nôm na - đại thể 2 người này giống nhau.

Ý nghĩa ở đây là gì ? Vì nó sinh ra là như thế, tính cách nó như thế nên phúc nó được hưởng chỉ là như thế mà thôi.

Phúc không chỉ là phúc được hưởng mà còn là phúc ban đi - nghĩa là quan hệ giữa con người đó với họ hàng thế nào ? Nếu 1 người dày công vun đắp phúc, quan tâm nâng đỡ họ hàng thì cung phúc của họ sẽ tốt lên và họ hàng sẽ nâng đỡ lại.

Ý thứ 2 là bàn tay còn có ngón dài ngón ngắn. Phúc của tổ tiên ông bà để lại thì cũng chỉ dành cho một số người phù hợp thôi. Những người kém hơn sẽ được hưởng ít hơn.

Cái món ai được hưởng phúc thì liên quan đến món Âm Trạch - Táng pháp mà thầy vừa dạy trong lớp Âm Trạch 2 tháng trước :)
 
Last edited by a moderator:

tutruongdado

Thành viên nhiệt tình
Thành viên BQT
Nếu xét về các tôn giáo ở Ấn Độ, thì Phật Giáo là hậu bối đi sau các đạo khác. Những môn như Yoga, thiền, những triết lý như nhân quả, duyên nghiệp, đầu thai... đã ra đời trước khi Phật Giáo ra đời từ rất lâu. Nên nếu nói đó là các lý thuyết của Phật Giáo thì không đúng. Phật Giáo chỉ nói lại những điều đó theo 1 quan điểm riêng mà thôi.

Bác Tây Đô Đạo Sĩ chỉ bàn về cung Phúc, rồi áp Phật Giáo vào như vậy, xem ra chưa thuyết phục và chưa hiểu rõ về tử vi rồi.

Cháu nói thế này cho dễ hiểu nhé. Tử Vi, là những thứ "của mình". Của mình, khác với của người khác. Của mình, tức là những thứ dưới góc nhìn của mình. Bởi vậy mà:
- Tử Tức của mình, khác tử tức của vợ mình.
- Phụ mẫu của mình, khác phụ mẫu của anh em mình.
- Huynh đệ của mình, khác với mệnh của anh em mình.
- Phu Thê của mình, khác với mệnh của vợ chồng mình.
- v.v...

Mệnh là tôi.
Bào của Tôi
Thê của Tôi
Tử của Tôi
Tài của Tôi
Tật của Tôi
Di của Tôi
Nô của Tôi
Quan của Tôi
Điền của Tôi
Phúc của Tôi
Phụ mẫu của Tôi

Con cái tôi thành đạt, nhưng tử tức của tôi xấu, thì có nghĩa là tôi chẳng hưởng được xu nào từ con.
Vợ tôi đảm đang, hiền thục, nhưng phu thê tôi xấu, thì có nghĩa là tôi chẳng được hưởng gia đình hạnh phúc.

Bác đọc bài "tạp luận 12 cung" trong topic sau để hiểu thêm nhé.
http://tuvivietnam.vn/threads/tap-luan-12-cung.361/
 

Tây Đô đạo sĩ

Thượng khách
Vâng, rất cám ơn cậu đã chỉ giáo. Qủa là tuổi trẻ tài cao.

Tôi học 100 năm nữa cũng chả dám vỗ ngực nói là mình hiểu về tử vi đâu cậu ạ. tutruongdado.
 

tutruongdado

Thành viên nhiệt tình
Thành viên BQT
Vâng, rất cám ơn cậu đã chỉ giáo. Qủa là tuổi trẻ tài cao.

Tôi học 100 năm nữa cũng chả dám vỗ ngực nói là mình hiểu về tử vi đâu cậu ạ. tutruongdado.
Cháu cũng chưa hiểu hết. Nhưng cháu có tư tưởng hướng về khách quan và khoa học, có những thứ không giải thích được bằng khoa học, thì cũng phải khách quan, Đông Tây đều công nhận được. Vì thực tế thì Tử Vi chẳng liên quan gì đến Phật Giáo. Tử Vi, Tử Bình, Bát Tự Hà Lạc hay nhiều môn khác, đều chỉ là những công cụ để tính toán số phận dựa trên những nền tảng lý thuyết gốc (âm dương, ngũ hành, bát quái, dịch lý..), nghiên cứu quy luật thiên nhiên, để suy ra quy luật của con người. Nếu các lý thuyết về đầu thai, nhân quả, duyên nghiệp, linh hồn là có thật, thì cũng nên nhìn nhận chúng dưới góc nhìn khách quan, khoa học hơn là góc nhìn của Phật Giáo. Góc nhìn Tôn Giáo bao giờ cũng có gì đó khiên cưỡng.
Lý thuyết là của phương Đông. Nhưng góc nhìn của người phương Tây thường trung thực và khách quan hơn. Bởi vậy nếu người phương Tây nghiên cứu tôn giáo Phương Đông, họ thường đi sâu, hiểu rõ chứ không "mù quáng" như phương Đông.
 

Tây Đô đạo sĩ

Thượng khách
Cậu muốn nhận xét về điều gì đó thì nên tìm hiểu kỹ hơn. Không nên nhìn Phật giáo qua những hiện tượng ngoài xã hội rồi nói về Phật giáo một cách hời hợt hồ đồ như thế.
Nói chung có nhiều người trí thức, các nhà Khoa học có bằng cấp cao họ cũng xuất gia tu theo đạo Phật, có lẽ họ cũng không đến nỗi mù quáng. Hơn nữa đạo Phật không phải là tôn giáo.
Tôi chưa bao giờ áp đặt Tử vi vào đạo Phật cả, nhưng cả Tử vi và đạo Phật đều phản ánh cuộc sống con người nên có những điểm chung. Tôi đã viết hàng nghìn bài về việc này, có lẽ cũng không cần nói thêm.
Không đời nào tôi nói ông Thích Ca và ông Trần Đoàn là một cả. tutruongdado
Thực ra tôi dạo này cũng lười nói, có lẽ đối với cậu nói thế là hơi nhiều. Chào cậu nhé.
 

tutruongdado

Thành viên nhiệt tình
Thành viên BQT
Cậu muốn nhận xét về điều gì đó thì nên tìm hiểu kỹ hơn. Không nên nhìn Phật giáo qua những hiện tượng ngoài xã hội rồi nói về Phật giáo một cách hời hợt hồ đồ như thế.
Nói chung có nhiều người trí thức, các nhà Khoa học có bằng cấp cao họ cũng xuất gia tu theo đạo Phật, có lẽ họ cũng không đến nỗi mù quáng. Hơn nữa đạo Phật không phải là tôn giáo.
Tôi chưa bao giờ áp đặt Tử vi vào đạo Phật cả, nhưng cả Tử vi và đạo Phật đều phản ánh cuộc sống con người nên có những điểm chung. Tôi đã viết hàng nghìn bài về việc này, có lẽ cũng không cần nói thêm.
Không đời nào tôi nói ông Thích Ca và ông Trần Đoàn là một cả. tutruongdado
Thực ra tôi dạo này cũng lười nói, có lẽ đối với cậu nói thế là hơi nhiều. Chào cậu nhé.
Vâng, cám ơn bác đã chỉ ra lỗi sai. Kiến thức về Phật Giáo của cháu đúng là non kém (nếu không muốn nói là chẳng biết gì), cháu mới chỉ đọc 1 vài cuốn sách về tâm linh Ấn Độ thôi ạ. Bác nói đạo Phật không phải là tôn giáo, thì cháu cũng chịu, không hiểu hết ý bác nói.
 

Tây Đô đạo sĩ

Thượng khách
Có gì khó đâu, cậu cứ tìm trên mạng "Tôn giáo là gì" sẽ biết. Nói chung đạo Phật không chủ trương tôn thờ ai cả, cũng không bắt buộc phải tin tưởng mọi điều Phật nói, mọi người đều bình đẳng, tôi, cậu và ai đó cũng đều có thể thành Phật, mọi thành quả đều do mình làm mình hưởng, mình làm mình chịu, không có ai ban phúc giáng họa cả. Thế thôi.
 

tutruongdado

Thành viên nhiệt tình
Thành viên BQT
Có gì khó đâu, cậu cứ tìm trên mạng "Tôn giáo là gì" sẽ biết. Nói chung đạo Phật không chủ trương tôn thờ ai cả, cũng không bắt buộc phải tin tưởng mọi điều Phật nói, mọi người đều bình đẳng, tôi, cậu và ai đó cũng đều có thể thành Phật, mọi thành quả đều do mình làm mình hưởng, mình làm mình chịu, không có ai ban phúc giáng họa cả. Thế thôi.
Cháu sẽ cố gắng tìm hiểu thêm, để sau này không ăn nói "hồ đồ" về tôn giáo nữa.
Chủ đề đã bị đi lạc, cháu chỉ muốn đi về ý chính thôi.

Đó là: bác đưa ra quan điểm: lá số tử vi thể hiện tiền kiếp.
Và cháu phản đối ạ. Nếu bác có nhã hứng. Chúng ta có thể tranh luận thêm. Nếu không, bác chia sẻ thêm những bài viết, những quan điểm của bác, để cháu đọc và ghi nhận hoặc ... phản đối tiếp :D
 

Tây Đô đạo sĩ

Thượng khách
Vật lý lượng tử có thể chứng minh có kiếp sau?



Giáo sư Robert Lanza và ngôi sao truyền hình Barbara Walters


Kể từ khi nền văn minh của con người mới bắt đầu, triết học, khoa học và cả tôn giáo đã liên tục đi tìm câu trả lời cho câu hỏi "Liệu có kiếp sau hay không?". Trong cuốn sách mới xuất bản của mình, một giáo sư tại Đại học Wake Forest, Mỹ đã kết hợp cả 3 lĩnh vực này để đưa ra câu trả lời.

Trong khi các tôn giáo tranh luận rằng cuộc sống trên trái đất chỉ là sự khởi động cho kiếp sau vĩnh hằng sẽ được trải qua trên thiên đường hoặc địa ngục thì nhiều nhà khoa học lại thường khẳng định không có kiếp sau vì không có bằng chứng khoa học nào cả.

Nhưng mới đây nhất, một giáo sư tại Đại học Wake Forrest, North Carolina, Mỹ đã khẳng định điều ngược lại: ông có "bằng chứng" (theo định nghĩa) rằng có cuộc sống sau cái chết.

Theo giáo sư Robert Lanza, câu trả lời nằm trong một lĩnh vực của vật lý lượng tử có tên thuyết vị sinh trung tâm (biocentrism). Nếu bạn tin vào thuyết vị sinh trung tâm, cái chết sẽ chỉ là một phần trong nhận thức của não người mà thôi. Giáo sư Lanza khẳng định rằng khái niệm "chết đi" chỉ là một thứ chúng ta đã học và chấp nhận, nhưng cuối cùng vẫn là một thứ chỉ có trong trí não của chúng ta.
Giáo sư Lanza cho rằng theo thuyết vị sinh trung tâm, tự bản thân vũ trụ không tạo ra sự sống. Thay vào đó, vũ trụ tồn tại theo nhận thức của mỗi con người – hay nói cách khác là sự sống và sinh vật là trung tâm của hiện thực; sự sống và sinh vật tạo ra vũ trụ. Bởi vậy, toàn bộ vũ trụ, không gian và thời gian chỉ là "công cụ của nhận thức".

Giáo sư Lanza cho rằng thuyết vị sinh trung tâm cũng giống như thuyết đa vũ trụ song song (parallel universe). Theo thuyết đa vũ trụ song song vốn được đặt ra bởi nhiều nhà vật lý lý thuyết, tất cả mọi khả năng có thể xảy ra sẽ xảy ra đồng thời trên các vũ trụ song song với nhau, tạo ra vô vàn vũ trụ, trong đó mỗi vũ trụ có thể chỉ khác biệt duy nhất bởi một sự kiện, một lựa chọn. Tương tự như vậy, nếu cái chết chỉ là một phần tâm thức của chúng ta, sẽ có vô vàn khả năng có thể xảy ra – nói cách khác là không có định nghĩa nào để giới hạn cái chết, và cái chết không thực sự tồn tại.

Sau đó, tiến sĩ Lanza đưa ra bằng chứng khoa học về việc nhận thức của con người có thể thay đổi hoạt động của vũ trụ: thí nghiệm khe Young. Trong thí nghiệm này, khi các nhà khoa học quan sát phân tử đi qua khe nhiều lỗ, phân tử này sẽ chuyển động đường thẳng. Khi các nhà khoa học không quan sát phân tử, phân tử này sẽ di chuyển theo dạng sóng.

Như vậy, các nhà khoa học kết luận rằng phân tử có thể đóng vai trò 2 thực thể khác nhau vào cùng một thời điểm, đảo luận mọi quan niệm truyền thống về không gian và thời gian.

Mặc dù ý tưởng của Lanza có vẻ khá phức tạp, ông lý giải một cách rất đơn giản rằng bầu trời có màu xanh da trời, nhưng nếu các tế bào não bị biến đổi để chúng ta nhìn màu trời màu xanh lá, liệu bầu trời có bao giờ là xanh da trời, hay đó chỉ là nhận thức của chúng ta mà thôi?

Khi lý giải về cuộc sống theo cái chết, ông cho biết cuộc sống của chúng ta trở thành một bông hoa quay trở lại nở trong đa-vũ-trụ. "Cuộc sống là một cuộc phiêu lưu có thể thay đổi cách suy nghĩ của chúng ta. Khi chúng ta chết, chúng ta không chết trong một ma trận thông thường, mà chết trong một ma trận không-thể-chạy-thoát của cuộc đời".

Việt Dũng

Theo Independent
 

Tây Đô đạo sĩ

Thượng khách


VŨ TRỤ CHỈ LÀ MỘT KHÁI NIỆM


Cách đây trên 16 thế kỷ, nhà Triết học Phật Giáo Vô Trước đã nói rằng vũ trụ chỉ là một khái niệm, một tư tưởng, một ý kiến.

Gần đây, Michael Talbot cho rằng vũ trụ như huyễn (The Hollographic Universe), và Ken Welber chủ trương rằng vạn vật trong vũ trụ chỉ là những ảnh tượng (The Hollographic Paradigm).

Về Nguyên tử, Ngài Vô Trước cho rằng Nguyên tử không có thực thể (The atom should be understood as not having a physical body).

Gần đây, Albert Einstein cũng cho rằng vũ trụ khi được phân tách đến cùng chẳng có gì là vật chất mà chỉ còn lại những Rung động (Vibrations), hay những Làn sóng (Waves). (According to Albert Einstein, when the universe is analysed there is nothing which remains as substance but only vibration or waves).*

Sau đó, một số đệ tử của ông đã nêu lên thuyết Siêu Tơ Trời (Superstring) cho rằng xuống đến bình diện những Hạt Vi phân Tiềm Nguyên tử (Subatomic particles, hay Hạt ảo), những Phân tử chỉ là những Bụng sóng, những nốt nhạc của một sợi dây đàn đang rung lên.

Thuyết này đúng với thuyết Sát Na, thuyết về Quang minh, thuyết Tương Sinh Tương Duyên Trùng Trùng Duyên Khởi, và thuyết Chân Không Diệu Hữu của đạo Phật.

Theo thuyết Sát Na, vạn vật trong vũ trụ đều được dệt bằng vô vàn vô số những tia sáng hợp lại thành những ảnh tượng gọi là Tổng tướng ảnh tượng. Điều này cũng giống như việc chắp nối những bộ phận của những nhân vật trong các phim hoạt họa.

Trong một loạt phim Star Strek (Sao Băng), nhà viết truyện phim đã nêu lên giả thuyết về Vô Tuyến Truyền Vật như sau: Một phi hành gia đứng vào một vòng tròn và bấm vào một cái máy giống như cái beeper, thân hình của họ tan biến thành vô vàn vô số những điểm sáng vi ti. Sang đến phi thuyền hay đến một địa điểm đã định, những điểm sáng đó lại dần dần chắp lại thành hình của họ như cũ. Điều này tương tự như thuyết Sát Na của nhà Phật.

Trong cuốn "The Tao of Physics" (Đạo của Khoa Vật Lý), Trang 181, Fritjiof Capra đã viết rằng những đám mây khinh khí xoay tròn cô đọng thành những ngôi sao trong khi những đám mây khác phóng ra những Vật thể quay tròn hình trôn ốc và cô đọng lại thành những hành tinh chạy chung quanh các ngôi sao. Kinh Phật cũng dạy rằng những phong luân khi xoay tròn đã tạo nên sơn hà đại địa. (Xin xem bài Quang Minh).

Trước đây người ta cứ tưởng Nguyên Tử là đơn vị cuối cùng cấu tạo vật chất. Rồi gần đây, Murray Gell-Mann lại cả quyết rằng Quarts (Hạt ảo) là những viên gạch cuối cùng cấu tạo vật chất.

Nhưng Nguyên lượng Cơ học đã chứng minh rằng xuống đến lãnh vực Hạt ảo, các Phân tử (Particle) vừa là Hạt (Particle/Matter) vừa là Sóng (Wave/Mind).

Cách đây mấy ngàn năm, đức Phật đã dạy rằng chúng ta không bao giờ tìm cầu được thực tại cuối cùng của sự vật vì những sự vật ta thấy có chỉ là những Tổng tướng ảnh tượng được kết hợp bởi vô vàn vô số những Cực vi nó xuất hiện trong biên giới giữa Vật (Matter) và Tâm (Mind).

Như vậy, các khoa học gia có tìm cầu đến vô lượng kiếp cũng không thể khám phá ra được những viên gạch cuối cùng xây dựng vũ trụ như Murray Gell-Mann đã từng khoe khoang.

Những thí nghiệm trong những Máy Gia Tốc hạt Nhỏ (Accelerator), Máy Gia Tốc Tròn (Cyclotron), và Phòng Ảo ảnh (Bubble Chamber) cho thấy Thế giới Lượng tử thật vô cùng huyền ảo, và "mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm!"

Theo Nguyên lượng Cơ học, những hạt Vi phân Tiềm Nguyên tử (Hạt ảo) có những đặc tính quái đản như: Quay, tương tác, chuyển hóa, hoán chuyển, đối xứng, song tính, đa dạng, và sinh sinh diệt diệt...

Với một hạt Nguyên tử, các khoa học gia có thể dùng những dụng cụ tối tân để chia cắt thành những Phân tử (Molecule), và sau đó chắp những Phân tử này thành một hạt Nguyên tử như cũ. Nhưng đối với Hạt ảo, chúng ta không thể đập nát một Hạt để tìm kiếm những mảnh nhỏ trong việc chia cắt đó để tạo thêm những Hạt tử mới. Kết quả là chúng ta không bao giờ có được những mảnh Hạt tử nhỏ hơn, ví dụ chúng ta không bao giờ có thể tìm kiếm được những phân số nhỏ của một hạt Dương điện tử (Proton).

Về vị trí xuất hiện, chúng ta không bao giờ tiên đoán chắc chắn vị trí của những Hạt ảo mà chỉ phỏng đoán sự hiện diện của chúng theo phân phối xác suất. Thêm vào đó, những Hạt tử chỉ xuất hiện trong phân số của hàng triệu của một giây đồng hồ. Ngoài ra, những Hạt ảo xuất hiện ở nơi nào mà người ta cứ tưởng nó xuất hiện, thực ra chúng chỉ "có vẻ" xuất hiện—nghĩa là chúng hư hư thực thực, mờ mờ ảo ảo, có mà không, không mà có...

Về hoán chuyển, "tất cả các Hadron cùng một họ có thể có cùng một độ quay tự nội (Intergrated spins). Trong một Hadron mỗi phần tử vừa là thành phần vừa là toàn thể. Trong những Hadron cùng một họ có thể hoán chuyển cho nhau được..."

Về Đối xứng, Fermions có thể đổi dạng thành Boson mà không thay đổi luật tắc của những thuyết lượng tử.

Về Tương tác, một Hạt Fermion đổi dạng thành một Hạt Boson, rồi lại đổi thành hạt Fermion như cũ. Trong một Tiến trình Phân tử, một Photon (Quang tử) tạo nên một Positron và một Âm điện tử (Electron), rồi một Positron và một Âm điện tử lại kết hợp với nhau để tạo thành một Quang tử như trước.

Ngoài ra, quay là đặc tính độc đáo nhất của các Hạt ảo. Vì thế các khoa học gia đặt tên những điệu quay của chúng là Vũ điệu Vũ trụ (Cosmic dance). Đặc biệt là cách đây mấy ngàn năm, kinh điển của một trường phái ngoại đạo cho rằng những Vi trần (Hạt ảo) đã nhảy múa và tình cờ tạo thành những chúng sinh thấp như những con sâu kèn và những chúng sinh cao như khỉ và loài người. Tuy giả thuyết đó bị Phật bác bỏ, chúng ta cũng nhận thấy lời kinh xưa đã mô tả rất đúng với Vũ điệu Vũ trụ của các Hạt ảo trong việc Tương tác, chuyển hóa, đối xứng, và sinh diệt...

Một Hạt ảo khi quay sẽ có nhiều hình dạng khác nhau tùy theo vòng quay. Khi quay 0 vòng (nghĩa là không quay), nếu nhìn từ bất cứ hướng nào, nó cũng không thay đổi. Nếu quay 1 vòng, nó giống như mũi tên; và quay 2 vòng, nó giống như mũi tên có hai đầu. Những Hạt ảo đó sẽ không thay đổi nếu không quay trọn vòng. Những Hạt ảo quay nhiều vòng cũng không thay đổi nếu chúng không quay đủ số vòng. Rồi lại có những Hạt ảo cũng không thay đổi nếu chỉ quay 1 vòng, và chúng sẽ thay đổi khi quay đủ 2 vòng.

Tất cả những Hạt tử (Hạt ảo) trong vũ trụ tạo thành muôn vật đều được chia làm hai nhóm: Nhóm quay nửa vòng gọi là Fermions, và nhóm quay trọn vòng gọi là Bosons.

Càng đi sâu vào Thế giới Lượng tử (Hạt tử, Hạt ảo), quí vị càng thấy chúng xuất hiện kỳ kỳ quái quái, sinh sinh diệt diệt, hư hư thực thực chẳng khác gì những bóng ma trơi chập chờn ảnh hiện, vừa đột hiện lại đột biến trong khoảnh khắc. Thế giới Lượng tử là thế giới của ảo ảnh, của những lâu đài huyền thoại, của những vạn hoa kính muôn sắc vạn hình—thấy được nhưng không nắm bắt được—mà kinh Phật gọi là Chân không Diệu hữu trong đó cái Có do ở cái Không mà ra, và cái Không lại từ cái Có mà thành. Đó là quan niệm Hữu/Vô của nhà bác học H. R. Pagels ngày nay.

Tóm lại, nếu các khoa học gia có thể phân tích được linh hồn gồm có những thành phần gì, từ đâu mà có thì họ có thể nắm bắt được, kiểm soát được, và nhất là hệ thống hóa được những Hạt ảo quái đản này. Đó là bí mật của Trời Phật, của Thượng Đế. Cũng như Albert Einstein đã nói:

"God doesn’t play dice with the universe" (Thượng Đế không chơi trò tứ sắc với vũ trụ). Cũng trong chiều hướng này, tôi xin phép đổi lại như sau:

"Khoa học không thể chơi trò tứ sắc với Trời Phật bởi vì trí thức của khoa học chỉ là trí thức tục đế không thể thấu hiểu được trí huệ chân đế hay là trí huệ Bát Nhã tuyệt vời của chư Phật và chư vị Bồ Tát."

Nguyên lượng Cơ Học và Albert Einstein ngày nay đã khám phá ra rằng vũ trụ không có thật mà khi phân tách đến cùng chỉ là những Rung động (Vibrations), hay những Làn sóng (Waves).

Cách đây trên 16 thế kỷ, Ngài Vô Trước, một Triết gia Phật Giáo đã nói rằng Nguyên tử không có thực thể, và vũ trụ chỉ là một quan niệm, một tư tưởng, một ý kiến.

Như vậy, quí vị thấy đạo Phật đi trước khoa học trên 16 thế kỷ. Càng đọc kinh Phật, quí vị càng thấy còn lâu lắm khoa học mới theo kịp những lời kinh xưa.
 

Tây Đô đạo sĩ

Thượng khách
Đây không phải là vấn đề "mẹ hát con khen hay" mà là một tiến trình tự nhiên của vạn vật trong vũ trụ. Đã từ lâu, khoa học đang tìm kiếm "Những nền văn minh đã mất" (The lost civilizations), nhất là văn minh cổ Hy Lạp và cổ Trung Hoa. Vì vạn vật trong vũ trụ và ngay cả vũ trụ cũng phải qua bốn giai đoạn: Thành, Trụ, Hoại, Không. Trăng tròn trăng khuyết, cực thịnh cực suy: Đó cũng là thuyết "Tuần hoàn biến dịch" của Khổng Tử. Cũng vì lẽ đó mà các khoa học gia đã để lại những Ống Thời Gian (Capsules du temps) để sau này nếu Trái đất tan vỡ, hoặc nền văn minh của nhân loại tàn lụi; những chủng loại khác ở những hành tinh khác có thể nhờ những Ống Thời Gian này mà truy tầm lại được nền văn minh tiến bộ của chúng ta ngày nay.

Vì vậy, chúng ta không lấy làm lạ tại sao người Ai Cập cổ xưa đã xây được những Kim Tự Tháp mà bây giờ với máy móc tối tân chưa chắc chúng ta đã xây nổi.

Thành thử, những gì khoa học mới khám phá trong mấy thế kỷ gần đây thì trong các kinh Phật cổ xưa đã nói đến từ lâu rồi. Đó cũng là lý do mà tôi dám mạo muội đặt tên cuốn sách này là "Đạo Phật Siêu Khoa Học", và chủ đề của cuốn sách này lần lượt được chứng minh cụ thể bằng những khám phá mới của khoa học.

Đức Phật cấm người Phật tử không được kiêu mạn nên chúng tôi không dám kiêu mạn mà chỉ nói lên sự thật vì sự thật vẫn là sự thật.

Trong khi bản thảo sách này gần đưa in, tôi may mắn đọc một bài khá đặc biệt nói về sự thành công của khoa học trong việc tạo nên những hạt Siêu Nguyên Tử khiến tôi không thể không viết thêm vài trang.

Trong tuần này (1-97), báo chí loan báo rằng hai khoa học gia Wieman và Cornell thuộc Đại Học Colorado đã dùng kỹ thuật đông lạnh để làm chậm tốc độ di chuyển của những hạt Nguyên tử.

Theo Cơ Học Tĩnh (Statical mechanics) và Nhiệt Động Học (Thermal dynamics), những Hạt Nguyên tử được nối liền với nhau bằng chất lỏng, chất đặc, và hơi (gas). Ở nhiệt độ trung bình, những hạt Nguyên tử di chuyển với tốc độ 1,000 dặm/giờ. Nhưng hai khoa học gia nói trên đã kềm chúng di chuyển vào khoảng 60cm/giờ. Với tốc độ này, khoảng cách thông thường giữa các hạt Nguyên tử biến mất và chúng lồng vào nhau để tạo thành một hiện tượng gọi là Hiện tượng Đông đặc Boise-Einstein. Cách đây 70 năm, Albert Einstein và Boise đã tiên đoán hiện tượng này. Trước kia, độ đông đặc kỷ lục là một phần 1 triệu rưỡi của một độ trên 0 độ Kelvin. Với kỹ thuật mới, hai khoa học gia nói trên đã phá kỷ lục này bằng 40 phần tỉ của một độ trên 0 độ Kelvin, hay -459 độ Fareinheit.

Những hạt Nguyên tử thường xuyên di chuyển loạn xạ. Chúng quay tròn trong nước, vi vút trong gas, và rung động như những lò so vi ti trong không gian.

Trong cuộc thí nghiệm, hai khoa học gia nói trên đã bỏ những Hạt Nguyên tử rubidium vào trong một cái lọ và kềm chúng bằng những khối từ bao quanh. Đoạn, họ xịt lên chúng những Phân tử ánh sáng, hay Quang tử từ những Tia Hồng ngoại bắn ra để kềm bớt sự di động thần tốc của chúng. Cuối cùng, họ cho những hạt Nguyên tử ấm thoát khỏi hàng rào từ-lực và để lại những Nguyên tử lạnh hơn. Kết quả còn lại vào khoảng 2,000 hạt Nguyên tử lạnh nhất và di động chậm chạp.

Các khoa học gia gọi những Nguyên tử này là Siêu Nguyên tử vì chúng có những thành phần hoạt động như một toàn thể. Chúng có những đặc tính hoàn toàn khác biệt với những đặc tính của Vật thể (Matter). Chúng vô dạng, lạnh lẽo, và là một trạng thái mới của Vật thể.

Cuộc thí nghiệm này có mục đích nghiên cứu Nguyên lượng Cơ Học để tìm hiểu chiều sâu của Thế giới Hạt tử. Wieman hy vọng trong vài năm nữa sẽ tạo nên những "Tia La-de Nguyên tử" để chế tạo những Linh kiện (Computor chip) cực kỳ vi ti và chớp nhoáng.

Như đã trình bày ở trên, những thí nghiệm trong những Máy Gia Tốc Hạt Nhỏ (Accelerator), Máy Gia Tốc Tròn (Cyclotron), và Phòng Ảo Ảnh (Bubble Chamber) cho thấy những Hạt ảo quay tròn, tương tác, đối xứng, hoán chuyển, và đột hiện đột biến trong những phân số hàng 40 phần tỉ của một giây đồng hồ khiến không tài nào nắm bắt, kiểm soát, và nhất là hệ thống hóa chúng được.

Với thí nghiệm làm chậm sức di động của những hạt Nguyên tử từ 1,000 dặm/giờ xuống còn 60cm/giờ, các khoa học gia hy vọng có thể đi sâu hơn nữa vào Thế giới Hạt tử để tìm kiếm thực tại cuối cùng của sự vật.

Theo thiển nghĩ, đây là bước nhảy vọt trong lãnh vực hạt nhân. Thí nghiệm này cũng tương tự như phương pháp Taylor đã tuyển chọn những người thợ khéo nhất và làm việc nhanh nhất. Họ quay phim những động tác làm việc của người thợ và đem chiếu chậm lại để chọn lựa những động tác nào hữu hiệu nhất, nhanh nhất, và tiết kiệm nhiều thời giờ nhất.

Ở đây cũng vậy, các khoa học gia làm cho những Hạt ảo di động chậm lại từ 1,000 dặm/giờ xuống đến 60cm/giờ để nhận diện và theo dõi sự di chuyển cùng những hoạt động của chúng một cách dễ dàng hơn trước.

Bước tiến nhảy vọt này sẽ cụ thể hóa việc khám phá những Hạt ảo vi tế hơn thay vì chỉ căn cứ vào những xác suất, những phép tính, những phương trình trừu tượng.

Trong những bài khác tôi đã nói khoa học có hướng đi của nó, nghĩa là tiến mãi không ngừng. Và khoa học đã có những điểm son đưa nhân loại từ tình trạng dã man đến tình trạng văn minh tiến bộ như ngày nay.

Tuy nhiên, Phật đã dạy rằng chúng ta không bao giờ tìm cầu được thực tại cuối cùng của sự vật vì (1) Vũ trụ chỉ là một quan niệm như Ngài Vô Trước đã nói, và (2) Vũ trụ khi phân tách đến cùng chỉ còn lại những Rung chuyển (Vibrations), hay những làn sóng (Wave) như Albert Einstein đã tuyên bố.

Một câu châm ngôn cổ Trung Hoa nói rằng đạo giáo biết gốc rễ của sự vật mà khoa học chỉ biết cành lá, hay nói một cách khác: khoa học chỉ là chân tay trong khi đạo giáo và triết học mới là đầu óc.

Trong thời gian nằm bệnh viện chung phòng với một giáo sư Vật lý Hoa Kỳ gốc Nga Sô, tôi đã thảo luận với ông nhiều vấn đề. Chúng tôi đều đồng ý rằng thỉnh thoảng trong đám nhân loại có một số người lỗi lạc như Newton, Einstein, và gần đây Stephen Hawking đã được Trời Phật hay Thượng Đế ban cho trí tuệ siêu việt để dẫn dắt nhân loại. Nhà đại khoa học gia như Newton đã nói rằng sự hiểu biết của ông chỉ là những vỏ sò nhặt trên bãi biển.

Vì vậy, 100 năm sau, 1000 năm sau, hay 1,000,000 năm sau, khoa học cứ dấn thân mãi, cứ tìm kiếm mãi cũng chẳng bao giờ khám phá được thực tại cuối cùng của sự vật, hay là những bí mật của Trời Phật, của Thượng Đế.

Phép thần thông đầy mình như Tề Thiên Đại Thánh cũng không nhảy ra khỏi lòng bàn tay của Phật Tổ Như Lai, và Thiện Tài Đồng tử đi hoài đi mãi trong lỗ chân lông của Ngài Phổ Hiền cũng không tìm được lối thoát.

Theo: Sách " Đạo Phật siêu khoa học"
 

Việt Lương

Thành viên
Vô tình đi ngang qua đây tại hạ xin mạo muội đưa ra 1 quan điểm nhỏ:
Lấy VD 2 môn Hóa học và toán học trước:
Đề bài: hãy giải bài tập hóa học.
Vậy trình tự sẽ là: phân tích phản ứng hóa học, rồi viết các phương trình hóa học. Tiếp đến bước cuối cùng là dùng các phép tình toán học đề giải đề bài, tìm ẩn số yêu cầu. Vậy qua VD này rõ ràng chúng ta thấy rằng. Điểm chung của 2 môn này đều là môn học tự nhiên. Nhưng Hóa là hóa, còn Toán là toán. Nếu dùng nguyên toán học sẽ không thể giải được bài tập Hóa. Còn nếu chỉ dùng Hóa học mà ko có Toán thì ko thể tìm ẩn số.
Liên hệ qua Tử Vi:
Sau khi quan sát và phân tích lá số A, Phật học nói rằng: A bị nợ duyên nghiệp từ kiếp trước, nên giờ bị trừng trị. Vậy cần gì để chứng minh?
TH1: Nếu Phật học nói rằng: Theo học thuyết của tôi nó là như thế ---> vậy chứng tỏ ko cần xem lá số làm gì. Vì đâu có gì liên quan đến Tử Vi đâu. Cứ nhìn hiện tại bây giờ để đánh giá kiếp trước. Khỏi cần coi TV.
TH2: Phật học nói rằng: À, do sao A+B--> xảy ra cái điều này. Thì đây mới là mối liên quan, và thể hiện đúng bản chất của môn học Tử Vi. Có nghĩa là anh hoàn toàn có thể lấy 1 học thuyết bất kỳ anh phán. Nhưng anh phải dùng Tử Vi anh chứng minh thì mới có ý nghĩa. Nếu không, sẽ chẳng có 1 mối liên quan nào cả.
Vậy tại hạ chỉ muốn nói rằng, Phật học là phật học. Tử Vi là Tử Vi. Chúng ta không thể lấy nguyên 1 lý thuyết bên nào áp dụng hoàn toàn vào bên nào. Khó có thể thuyết phục được. Không thể phủ nhận Phật học là 1 kho trí tuệ cao siêu, nhưng rõ ràng Phật học ở 1 phạm trù khác. Nếu có mối liên quan nào đó, thì buộc chúng ta phải dùng lý thuyết riêng của mỗi môn để chứng minh. Cũng như thể không thể lấy đạo hàm để giải phương trình hóa học, và cũng không thể lấy phản ứng hóa học để tính diện tích được.
 

tutruongdado

Thành viên nhiệt tình
Thành viên BQT
Về đời sống sau khi chết. Hiện tại thì cháu tin là có, thưa bác. Tương lai không biết niềm tin có thay đổi không. Nhưng hiện tại là có.
Việc đầu thai, phần nào đó cháu cũng tin là có.
2 hiện tượng này cháu đã được 1 người chuyên nghiên cứu về tâm linh giải thích cặn kẽ theo khoa học. Và cháu cũng đọc được 1 số sách rồi.

Cái cháu thắc mắc là: số phận 1 người trong kiếp này, tại sao lại là quả của hành động từ kiếp trước.
Tại sao kiếp này, con người chẳng nhớ gì kiếp trước, mà lại phải chịu những quả đó. Tại sao con người sinh ra không nhớ được kiếp trước của mình đi, để kiếp này sửa lỗi, hoặc để kiếp này tiếp tục sống tốt hơn.

Tại sao lá số tử vi lại thể hiện nhân duyên tiền kiếp?

Cháu không cho rằng như vậy. Lá số tử vi ghi nhận thời điểm ta sinh ra. Lúc ta sinh ra, vào thời điểm đó, giờ khắc đó, vũ trụ có 1 trạng thái vận hành nhất định. Và lá số tử vi thể hiện trạng thái vận hành tại đó và sau đó.

Chứ liên quan gì đến tiền kiếp đâu.
 

Tây Đô đạo sĩ

Thượng khách
Về đời sống sau khi chết. Hiện tại thì cháu tin là có, thưa bác. Tương lai không biết niềm tin có thay đổi không. Nhưng hiện tại là có.
Việc đầu thai, phần nào đó cháu cũng tin là có.
2 hiện tượng này cháu đã được 1 người chuyên nghiên cứu về tâm linh giải thích cặn kẽ theo khoa học. Và cháu cũng đọc được 1 số sách rồi.

Cái cháu thắc mắc là: số phận 1 người trong kiếp này, tại sao lại là quả của hành động từ kiếp trước.
Tại sao kiếp này, con người chẳng nhớ gì kiếp trước, mà lại phải chịu những quả đó. Tại sao con người sinh ra không nhớ được kiếp trước của mình đi, để kiếp này sửa lỗi, hoặc để kiếp này tiếp tục sống tốt hơn.

Tại sao lá số tử vi lại thể hiện nhân duyên tiền kiếp?

Cháu không cho rằng như vậy. Lá số tử vi ghi nhận thời điểm ta sinh ra. Lúc ta sinh ra, vào thời điểm đó, giờ khắc đó, vũ trụ có 1 trạng thái vận hành nhất định. Và lá số tử vi thể hiện trạng thái vận hành tại đó và sau đó.

Chứ liên quan gì đến tiền kiếp đâu.

Cậu tin hay không tin thì cũng chẳng sao.
Nhưng luật Nhân quả nó vẫn vận hành một cách tự động, dù cậu có tin hay không. Tôi có viết bài này, cậu đọc thử xem sao:

Vài mẩu đối thoại

Oh Yeah:
Luật nhân quả cháu thấy cũng bất công quá bác Tây Đô Đạo Sĩ ạ! Một người chẳng biết kiếp trước của họ là ai, chẳng biết đã làm những việc gì xấu, chẳng được hưởng lợi ích từ những việc xấu; vậy mà lại phải gánh hậu quả nghiệp chướng trong kiếp này mặc dù họ sống rất tốt. Mong bác chỉ giáo cháu điều này với ạ.

Tây Đô Đạo Sĩ:
Oh Yeah: Bất công? Thí dụ cậu vay ai đó 1 triệu đồng, nhưng một hôm cậu bị một biến cố gì đó, mất trí nhớ, quên phéng chuyện vay mượn ấy. Sau khi mất trí nhớ cậu không vay ai nữa. Thế thì cậu còn trách nhiệm trả khoản kia hay không?. Trong khi người cho mượn, người làm chứng, giấy tờ còn đầy đủ. Chả lẽ cậu quên thì khoản nợ ấy không phải trả sao? Người chủ nợ sẽ nghĩ thế nào?

Oh Yeah:
Nhưng ít ra người đó cũng là chủ thể của hành động. Đằng này 1 người không làm mà lại phải gánh chịu.

Tây Đô Đạo Sĩ:
Kiếp trước hay kiếp sau cũng là cậu chứ ai? Một người đầu thai hàng triệu kiếp, vẫn là cái thần thức ấy thôi.

Oh Yeah:
Cháu cứ thấy nó kỳ cục, không thuyết phục cho lắm bác ạ

Tây Đô Đạo Sĩ:
Hì..hì...cậu thấy thế nào là chuyện của cậu. Nhưng bản thân mình dù nhớ hay không vẫn phải chịu hậu quả của nghiệp xấu và được hưởng quả tốt của nghiệp thiện một cách tự động.
 

Tây Đô đạo sĩ

Thượng khách
Cũng xin nói thêm là những người có khả năng nhập định trong một trạng thái sâu có thể nhớ lại tất cả các kiếp trước của mình. Thậm chí một số nhà thôi miên bên phương Tây cũng thống kê nhiều trường hợp bệnh nhân của họ nhớ lại kiếp trước.
Còn hỏi tại sao mình lại quên kiếp trước thì tôi...chịu.
 

tutruongdado

Thành viên nhiệt tình
Thành viên BQT
Ồ vâng. Bác nói thế thì cháu đành chịu vậy. Cái này cháu gọi là "niềm tin mù quáng" đấy ạ.
Tức là nói ra, ai tin thì tin, không tin thì thôi. Không giải thích, không chứng minh, không lý luận, thiếu logic, thiếu thuyết phục.
Chỉ có 1 niềm tin lớn lao chiến thắng tất cả. Ai có niềm tin thì ngộ ra. Ai không có niềm tin, thì mãi không hiểu.
 

Tây Đô đạo sĩ

Thượng khách
Ồ vâng. Bác nói thế thì cháu đành chịu vậy. Cái này cháu gọi là "niềm tin mù quáng" đấy ạ.
Tức là nói ra, ai tin thì tin, không tin thì thôi. Không giải thích, không chứng minh, không lý luận, thiếu logic, thiếu thuyết phục.
Chỉ có 1 niềm tin lớn lao chiến thắng tất cả. Ai có niềm tin thì ngộ ra. Ai không có niềm tin, thì mãi không hiểu.
Có những điều không nói bằng lời được, mà phải thực chứng cậu ạ. Cũng như người ta nói ăn quả này ngon. Cậu bắt người ta nói rồi chứng minh ngon nó như thế nào...nhưng tốt nhất cậu ăn thử là biết thôi. Dù dùng hàng ngàn ngôn từ cũng chả bằng cắn một miếng...hề...hề..thế nhé, tôi bận rồi, cô Tiên Huyền đang gọi...hà..hà...
 
Top