Phân định Âm - Dương của Tinh đẩu

Bình Thường

Tư vấn viên
Đây là bản ca quyết của cụ Nguyễn Khắc Thành, bút hiệu Hồ Thu Hương sưu tầm từ tài liệu của Bạch Ngọc Thiềm tiên sinh.

1. Dương Tượng.

Cơ, Quý, Hình, Khôi, Việt
Tướng, Mã, Khốc, Lộc, Quyền
Thiên Không, Tử Vi, Nhật
Phượng Các, Vũ Sát, Kình
Thai, Tọa, Thanh Long, Cáo
Bác Sỹ, Tấu Thư, Binh
Tướng Quân, Thái Tuế, Khúc
Quan, Quan Đới, Trường Sinh

2. Âm Tượng.

Lương, Phủ, Quang, Thai Phụ
Đào, Cái, Kỵ, Thái Âm
Quả, Cô, Liêm, Địa Kiếp
Đà La, Bệnh Phù, Tham
Bệnh, Tử, Thai, Tuyệt, Mộ
Mộc Dục, Cự, Hồng Loan

- Âm tượng Đới Dương:

Linh, Diêu, Xương, Toái dữ Thiên Đồng
Đế Vượng, Quan Phù cập Hỷ Thần

- Dương tượng Đới Âm:

Lộc Tồn, Thiên Hư, Dưỡng, Suy, Hỏa.

Chú:
Các sao Dương tượng ở Âm cung - Âm tượng ở Dương cung gọi là "thác loạn" <không đúng vị trí, trật tự>
Các sao Dương tượng ở Dương cung - Âm tượng ở Âm cung gọi là "đắc địa"
 

ThiênPhủ

The Son Of Wind
Thành viên BQT
Khá thú vị! Cảm ơn bác đã chia sẻ! :D
 

Sơn Chu

Thành viên nhiệt tình
Sách của cụ Vương thường viết Tử vi là ÂM THỔ và Thiên phủ là DƯƠNG THỔ.
@Bình Thường có kiên giải gì giúp bạn thông chỗ này với.

Nhân tiện, cụ Thành có phải là cụ này không bạn
 
Chỉnh sửa cuối:

Bình Thường

Tư vấn viên
Chào bạn Sơn Chu.

Tôi cũng như bạn đều không được đọc những kiến thức từ nguyên tác của Vương Đình Chinh. Vì vậy không biết Vương dựa trên lý luận nào để gán thuộc tính Âm cho sao Tử Vi. Dù vậy, tôi không đồng ý với thuyết Tử Vi là sao Âm.

Giả như Tử Vi là sao tính Âm vậy tinh đẩu này phải đắc địa ở cung Âm <âm hành âm cung>. Ta nhận thấy tại các cung Sửu, Mão, Tỵ, Mùi, Dậu, Hợi, sao Tử vi luôn đồng cung cùng bộ Sát Phá Tham hãm địa. Như vậy, Đắc Địa chỗ nào?

Sự hiện diện của khoa Tử Vi đến nay vẫn còn nhiều nghi vấn. Theo dòng thời gian, rất nhiều lưu phái Tử vi ra đời khiến cho lý thuyết và lập luận nhiều bất đồng, dị biệt. Bản thảo Tử Vi Đẩu Số Toàn Thư của tiến sỹ La Hồng Tiên đời Minh chép lại của sơn nhân?? chắc gì đã là bản gốc. Phái ông Phan Tử Ngư theo chắc gì tổ sư đã là Trần Đoàn. Thật khó.

Ví dụ nhỏ:

Tử Vi đế tọa tại Nam cực bất năng thi công,
Thiên Phủ lệnh tinh tại Nam địa chuyên năng vi phúc


Tôi nhiều lần trao đổi với thầy Quách Ngọc Bội bên tvls về câu Phú này. Theo ý kiến của tôi, nên sửa lại:

Tử Vi đế tọa tại Bắc cực bất năng thi công,
Thiên Phủ lệnh tinh tại Nam địa chuyên năng vi phúc


Vì lối Biền văn <câu biền ngẫu> của người xưa rất coi trọng sự đối xứng nhịp nhàng. Họ thà tìm cách thể hiện khác chứ không chịu mắc lỗi sơ đẳng về hành văn như vậy đâu.

Tuy nhiên trên tinh thần tôn trọng nguyên tác, thầy Bội đành để nguyên và chú: Câu này có cách hiểu khác ngoài lời văn :D Đành vậy.

Chúc gia đình bạn sinh nhật hạnh phúc vui vẻ nhé!

Thân.
 

Mai Hoa

Điều hành viên
BẠN @Bình Thường : Sao Tử vi định vị trên trời là Thiên hoàng đại đế, gần Cực Bắc, cách sao Bắc cực hơn 1 độ nên câu Tử vi đế toạ tại Bắc cực là đúng.

Nếu bạn đọc bài tôi post ở mục Thiên Văn cổ thì có nói rõ hơn.
 

Sơn Chu

Thành viên nhiệt tình
Có lẽ cái câu mà bạn @Bình Thường muốn sửa

Tử Vi đế tọa tại Bắc cực bất năng thi công,
Thiên Phủ lệnh tinh tại Nam địa chuyên năng vi phúc


là được hiểu khác chút về cái ý "Bất năng thi công" chăng?
 

tuetvnb

Trúc Phong Ẩn Sĩ
Có 2 câu chuyện ở đây : Thứ nhất là tại sao Vương Đình Chi lại coi Tử vi là Âm Thổ, thứ hai - tại sao lại có câu phú "Tử vi tại nam cực bất năng thi công, thiên phủ lệnh tinh tại nam địa chuyên năng vi phúc"

Thứ nhất, về quan niệm tử vi có 2 dòng phái :

1 - Cổ xưa cho rằng, Tử vi là Tôn tinh, trên trời là Thiên hoàng đại đế, hạ trần ứng ngôi Thiên Tử - do vậy, khi quy lý âm dương, thì Ngôi quân chủ ứng với Trung ương - Cực dương (Thổ - Càn) nên mới quy Tử vi thuộc DƯƠNG THỔ. Đắc địa tại Nam phương - cung Ngọ, là vị Trí Càn - Cực Dương.

2 -Riêng Vương Đình Chi trong các tác phẩm tử vi, luôn coi Tử vi Âm Thổ. Vì quan điểm của Vương cho rằng, 14 chính tinh là hóa thân của những tinh hệ có trong thiên văn cổ đại. Trong đó, Tử vi là Trung Thiên Bắc Cực - Bắc Thần, Trung cung luôn là hành Thổ, còn Bắc phương vốn là Chí Âm, do vậy nên Vương coi Tử vi là Âm-Thổ.

Thứ hai : Câu trên ghi trong "Đẩu số chuẩn thằng" (chuẩn mực của đẩu số) nó không phải là đề cập đến 1 trường hợp cụ thể, mà nó là Phương pháp luận. Như trên đã nói, Tử vi là Tôn tinh, Trung thiên Bắc cực Thiên hoàng đại đế, nên ngôi vị phải đúng ở Bắc Cực. Nam Cực - Bắc Cực không có nghĩa là Phương Nam - Phương Bắc. Chỉ là nói về việc có "đắc ngôi, đắc vị" hay không thôi.

Sơ lược như thế, vì vấn đề này khá dài dòng, có điều kiện thời gian trà đàm sẽ bàn sâu hơn.
Kính!
 

tuetvnb

Trúc Phong Ẩn Sĩ
BẠN @Bình Thường : Sao Tử vi định vị trên trời là Thiên hoàng đại đế, gần Cực Bắc, cách sao Bắc cực hơn 1 độ nên câu Tử vi đế toạ tại Bắc cực là đúng.

Nếu bạn đọc bài tôi post ở mục Thiên Văn cổ thì có nói rõ hơn.

@Mai Hoa : Trong câu trên, chữ TỌA (座) có nghĩa là TÒA (ngôi, nhà, chỗ ngồi) , thông thường người ta đọc là ĐẾ TÒA. Không phải chữ TỌA (坐) là NGỒI. Do vậy, câu trên phải đọc là :

Tử vi Đế tọa/ tại Nam cực/ Bất năng thi công

Chứ không nên hiểu thành

Tử vi đế/ tọa tại Nam cực/ bất năng thi công.


Tử vi đế tọa = Ngôi Tử Vi (tức trung thiên Bắc cực chi thần)
tại nam cực = ở vào cực Nam
....
 

Bình Thường

Tư vấn viên
Cảm ơn thầy Tuevb đã giải đáp.
 

Leon

Thành viên mới
Tử Vi sinh ra ở vòng Nam đẩu
Có cách dụng là Bắc Đẩu
Người ta phối can Kỷ với 6 hào ra Tử Vi, cũng có thể nói, đây là nguyên nhân Tử Vi là Âm Thổ.
Mặt khác, lời bình chú: Sao Âm đóng cung Âm, sao Dương đóng cung Âm, vv..... cũng cần suy nghiệm.
 

bạch hổ

Thành viên mới
Tử Vi sinh ra ở vòng Nam đẩu
Có cách dụng là Bắc Đẩu
Người ta phối can Kỷ với 6 hào ra Tử Vi, cũng có thể nói, đây là nguyên nhân Tử Vi là Âm Thổ.
Mặt khác, lời bình chú: Sao Âm đóng cung Âm, sao Dương đóng cung Âm, vv..... cũng cần suy nghiệm.
Chưa được nghe bao giờ... nói chung là đọc xong rồi chả hiểu gì :(
 

QNB

Thành viên mới
Đúng như thầy Tuetvnb đã nói ạ. Câu đó là về một bước trong phương pháp luận số.
Vốn nguyên văn nó có 4 ý liền nhau, mà khi dịch thì QNB đều chú thích là "sử dụng phép ẩn dụ, không thể hiểu theo nghĩa đen được":

Tử Vi đế tọa tại Nam cực bất năng thi công,
Thiên Phủ lệnh tinh tại Nam địa chuyên năng vi phúc.

(Các sao phải ở đúng vị trí của nó, mới là đắc miếu, thế mới tốt, chứ ở sai chỗ là thất hãm thì dẫu có là đế tinh thì chả làm được cái trò trống gì.
QNB chú: Câu này là sử dụng phép ẩn dụ, không thể hiểu theo nghĩa đen được).

Thiên Cơ Thất Sát đồng cung dã thiện tam phân,
Thái Âm Hỏa Linh đồng vị phản thành thập ác.


(Các thiện tinh đồng cung với ác sát hung tinh thì mất đi ba phần mười tính thiện. Cũng như các sao có tính nhu mì mà gặp các sát hung tinh thì cũng trở nên ác độc.
QNB chú: Câu này là sử dụng phép ẩn dụ, không thể hiểu theo nghĩa đen được).

Nghĩa đen của 4 câu trên là:
Ngôi đế Tử Vi mà ở Nam cực thì chẳng thể làm được trò trống gì,
Sao nắm lệnh Thiên Phủ mà ở Nam địa thì thường xuyên tác phúc.
Thiên Cơ đồng cung với Thất Sát thì mất đi ba phần mười tính thiện,
Thái Âm đồng cung với Hỏa Linh thì phàn chuyển thành mười phần độc ác.

Ta thấy:
Tử Vi là chúa của chư tinh, vốn là sao Bắc Cực, cực quý chí tôn, nhưng được ví von rằng khi mà nó ở Nam cực là sai chỗ, mà đã sai chỗ thì đế tinh cũng chẳng còn công năng thi hành ban quyền giáng phúc tiêu tai gì cả. Hiểu rộng ra thì các sao khác mà ở sai chỗ, lạc hãm thì đều không phát huy được tính tích cực.
Thiên Phủ là Nam đẩu, khi được ví von là ở Nam địa thì ám chỉ sự ở đúng chỗ, là đắc miếu, mà đã đã chỗ thì có khả năng phát huy liên tục tính tích cực, thi hành quyền lệnh, ban phúc, tiêu tai,...

Thiên Cơ với Thất Sát vốn không thể đồng cung theo cách an sao trong môn TVĐS được. Phải không ạ. Cho nên, đây là dùng sự ẩn dụ ví von, rằng Thiên Cơ là Thiện tinh, Thất Sát là bạo tinh, nên khi sao có tính thiện mà gặp sao có tính hung bạo thì bị mất đi chừng 3/10 tính thiện.
Thái Âm là sao chủ nhu mì hòa ái, Hỏa Linh là sát tinh thâm trầm hung hiểm như con sói trong đêm, khi ở cùng chỗ thì tính sát có thể làm mất đi tính hiền hòa mà trở nên ác độc.

Đại khái cổ nhân dùng có vài sao nhưng lấy sự điển hình về tính lý để nói chung cho mọi sao khác, học giả đời sau cần suy luận rộng ra.

Và tiếp theo của bài phú mực thước (Chuẩn Thằng) đó mới nói nào là Tham Lang khi nhập miếu sẽ không hung, nào là Cự Môn khi đắc địa vẫn rất đẹp,...
Bên cạnh đó có nói: Chư hung tại khẩn yếu chi hương tối nghi chế khắc
tức là các sao hung sát mà ở những nơi quan trọng thì rất cần được khắc chế để hóa sát vi dụng.
 

Sơn Chu

Thành viên nhiệt tình
Nguyên lý tối giản thỉ chỉ có Thời và Vị , diễn ra thêm thì thành Cát và Hung, Hư và Thực, Cường và Nhược. Lại lấy thành phá tứ pháp và cứu khí tứ pháp mà làm tiêu chuẩn cân nhắc định lượng.

Lớp lớp hậu học về sau, cứ diễn mãi ra, hết cách lại cục, hết phú lại sấm. Càng làm thêm rối rắm vấn đề.

Than ôi!

PS: Welcome bạn Bội tới diễn đàn Tử vi Việt Nam
 
  • Like
Reactions: QNB

Bình Thường

Tư vấn viên
Quách Ca Nhi có mặt rồi. Xin chào bạn.
 
  • Like
Reactions: QNB

MinhGiac

Thành viên mới
không phải là:
Thiên Cơ Thất Sát đồng cung dã thiện tam phân

mà là "thiên cơ tứ sát đồng cung dã thiện tam phân!
 

tuetvnb

Trúc Phong Ẩn Sĩ
Đúng như thầy Tuetvnb đã nói ạ. Câu đó là về một bước trong phương pháp luận số.
Vốn nguyên văn nó có 4 ý liền nhau, mà khi dịch thì QNB đều chú thích là "sử dụng phép ẩn dụ, không thể hiểu theo nghĩa đen được":

Tử Vi đế tọa tại Nam cực bất năng thi công,
Thiên Phủ lệnh tinh tại Nam địa chuyên năng vi phúc.

(Các sao phải ở đúng vị trí của nó, mới là đắc miếu, thế mới tốt, chứ ở sai chỗ là thất hãm thì dẫu có là đế tinh thì chả làm được cái trò trống gì.
QNB chú: Câu này là sử dụng phép ẩn dụ, không thể hiểu theo nghĩa đen được).

Thiên Cơ Thất Sát đồng cung dã thiện tam phân,
Thái Âm Hỏa Linh đồng vị phản thành thập ác.


(Các thiện tinh đồng cung với ác sát hung tinh thì mất đi ba phần mười tính thiện. Cũng như các sao có tính nhu mì mà gặp các sát hung tinh thì cũng trở nên ác độc.
QNB chú: Câu này là sử dụng phép ẩn dụ, không thể hiểu theo nghĩa đen được).

Nghĩa đen của 4 câu trên là:
Ngôi đế Tử Vi mà ở Nam cực thì chẳng thể làm được trò trống gì,
Sao nắm lệnh Thiên Phủ mà ở Nam địa thì thường xuyên tác phúc.
Thiên Cơ đồng cung với Thất Sát thì mất đi ba phần mười tính thiện,
Thái Âm đồng cung với Hỏa Linh thì phàn chuyển thành mười phần độc ác.

Ta thấy:
Tử Vi là chúa của chư tinh, vốn là sao Bắc Cực, cực quý chí tôn, nhưng được ví von rằng khi mà nó ở Nam cực là sai chỗ, mà đã sai chỗ thì đế tinh cũng chẳng còn công năng thi hành ban quyền giáng phúc tiêu tai gì cả. Hiểu rộng ra thì các sao khác mà ở sai chỗ, lạc hãm thì đều không phát huy được tính tích cực.
Thiên Phủ là Nam đẩu, khi được ví von là ở Nam địa thì ám chỉ sự ở đúng chỗ, là đắc miếu, mà đã đã chỗ thì có khả năng phát huy liên tục tính tích cực, thi hành quyền lệnh, ban phúc, tiêu tai,...

Thiên Cơ với Thất Sát vốn không thể đồng cung theo cách an sao trong môn TVĐS được. Phải không ạ. Cho nên, đây là dùng sự ẩn dụ ví von, rằng Thiên Cơ là Thiện tinh, Thất Sát là bạo tinh, nên khi sao có tính thiện mà gặp sao có tính hung bạo thì bị mất đi chừng 3/10 tính thiện.
Thái Âm là sao chủ nhu mì hòa ái, Hỏa Linh là sát tinh thâm trầm hung hiểm như con sói trong đêm, khi ở cùng chỗ thì tính sát có thể làm mất đi tính hiền hòa mà trở nên ác độc.

Đại khái cổ nhân dùng có vài sao nhưng lấy sự điển hình về tính lý để nói chung cho mọi sao khác, học giả đời sau cần suy luận rộng ra.

Và tiếp theo của bài phú mực thước (Chuẩn Thằng) đó mới nói nào là Tham Lang khi nhập miếu sẽ không hung, nào là Cự Môn khi đắc địa vẫn rất đẹp,...
Bên cạnh đó có nói: Chư hung tại khẩn yếu chi hương tối nghi chế khắc
tức là các sao hung sát mà ở những nơi quan trọng thì rất cần được khắc chế để hóa sát vi dụng.
không phải là:
Thiên Cơ Thất Sát đồng cung dã thiện tam phân
mà là "thiên cơ tứ sát đồng cung dã thiện tam phân!
Sách Đẩu Số Toàn Thư, một trong những cuốn sách kinh điển về Tử vi. Tuy nhiên, cho dù thế nào đi nữa thì trong sách đôi khi cũng có những hạt “sạn”. Trong đó, phần lớn là lỗi ấn bản, do quá trình in sao, chế khắc nên đã làm sai lệch đi vài chữ. Nhưng vốn Hán tự cô đọng, chỉ cần một vài chữ đã đủ để thiên hạ đau đầu.

Trước đây, khi nghiên cứu Đẩu Số Toàn Thư, bản thân tôi cũng gặp phải những vấn đề nan giải, chủ yếu là về chữ nghĩa, cách cục. Thấy có đôi chỗ dường gặp phải vấn đề sai sót lớn, như phần viết về Phá quân “Duy Thiên lương khả chế kì ác, thiên lộc khả giải kì cuồng” (chỉ có Thiên lương có thể chế được tính ác của Phá quân, Thiên lộc giải được tính cuồng của Phá Quân), hoặc như câu “Thiên Cơ -Thất Sát đồng cung dã thiện tam phân..” ... Phá quân không thể gặp Thiên Lương, cũng như Thiên cơ không thể gặp Thất sát!!! Vậy chẳng lẽ người viết ra những lời này lại không thuộc ... an sao? Thật là một điều vô lý. Rồi khi nghiên cứu về Tứ hóa, Đẩu số toàn thư viết “Luận sinh niên can, Hiệp hỏa nhi hóa” (luận theo can năm sinh – nhờ vào Hỏa mà hóa) .. tưởng như nói đến nguồn cơn của Tứ hóa, nhưng không hiểu được ý tứ, càng thầy mờ mịt...

Đến gần đây, khi đọc các tác phẩm của Vương Đình Chi đăng trên Chuyên san Minh Báo của Hương Cảng (chuyên san chính của Tử vi đẩu số học hội – do Vương tiên sinh và các đệ tử sáng lập), thấy Vương tiên sinh có một số phần chú giải về Đẩu số toàn thư, xem ra cũng rất thuyết phục.

Vương Đình Chi, là người rất đề cao và nghiên cứu rất kỹ Đẩu Số Toàn Thư, bản thân ông trong quan điểm Tử vi, vẫn phần lớn dựa vào đây để làm chuẩn mực. Bởi vậy, ông đã có rất nhiều phân tích về câu chữ của Đẩu Số Toàn Thư. Xin trích nêu 2 mục:

1. Về câu “Thiên cơ Thất sát đồng cung dã thiện tam phân – Thái Âm Hỏa linh đồng vị phản thành thập ác

Ta cũng biết rằng Thiên Cơ với Thất Sát không bao giờ gặp nhau, tức là không bao giờ “đồng cung" được” !! Vậy thì nghĩa của câu này thế nào?? Lại có bản Đẩu số toàn thư, Đẩu số toàn tập.. chép là “Thiên Cơ - Tứ Sát đồng cung...” dẫn đến nghi vấn rất nhiều năm.

Theo Vương tiên sinh, trong câu trên, chữ THẤT – vốn viết là “匹” (Âm Hán việt đọc là THẤT)

Nghĩa của chữ này là “sóng đôi”.

- Nó có tự dạng rất giống chữ Tứ “四” (chỉ khác 1 nét đứng phải)

- Nó có âm Bắc kinh gần giống chữu THẤT “七” (là số 7).

Do vậy mới phát sinh ra 2 trường phái :

- Một trường phái thì chép theo âm dẫn đến nhầm lẫn “匹” thành “七”

- Một trường phái thì căn cứ vào tự dạng mà nhầm lẫn “匹” thành “四”

Nếu vậy, thì nguyên nghĩa của câu đó là :

Thiên cơ thất Sát đồng cung, dã thiện tam phân

Thái Âm Hỏa Linh đồng vị, phản thành thập ác

(Thiên cơ “sóng đôi” cùng sát tinh đồng cung, cũng (còn được) thiện ba phần – (Nhưng) Thái Âm đứng cùng Hỏa linh ngược lại là ác cả mười phần)

Thiên cơ – vốn là “thiện tinh” chủ về cơ biến, khéo léo. Khi gặp ác sát tinh, thì tuy tính “thiện” có giảm đi rất nhiều, nhưng không đến nỗi hỏng hẳn, vẫn còn vớt vát được vài phần. Nhưng Thái Âm – chủ điền tài mà gặp Hỏa Linh thì mất hết.

2. Về chữ “Hiệp Hỏa nhi hóa” :

Rất nhiều nhà nghiên cứu tử vi tưởng rằng đây là nguồn cơn của Tứ Hóa, để rồi tốn không biết bao nhiêu thời gian để truy tìm, giải thích. Thậm chí, một số “tử vi gia” hàng chợ đã viết cả sách để công bố “công trình nghiên cứu” về nguồn gốc Tứ hóa, dựa vào câu này...

Theo Vương tiên sinh giải nghĩa, thì vốn dĩ chữ :

“挾火而化– Hiệp hỏa nhi hóa” là lỗi ấn hành, chữ đúng của nó phải là
“挨次而化– Ai thứ nhi hóa”

vì tự dạng rất giống nhau, nên quá trình in sao, chế bản đã bị nhầm lẫn.

Hiệp hỏa nhi hóa – Cậy vào hỏa mà hóa

Ai thứ nhi Hóa – lần lượt theo thứ tự mà hóa

Đẩu số toàn thư, bản Cẩm chướng ấn hành viết : An Lộc-Quyền-Khoa-Kỵ tứ tinh biến hóa quyết, Luận sinh niên can, Ai thứ nhi hóa – Chỉ là nói rằng “Cách an Lộc-Quyền-Khoa-Kỵ, luận theo Can năm sinh, theo thứ tự mà hóa”. Thứ tự ở đây là chỉ thứ tự lần lượt Lộc-Quyền-Khoa-Kỵ. Cũng rất minh bạch


Các cụ nói “Tam sao thất bản” – sao chép đến lần thứ 3 thì mất gốc! Chuyện in ấn sai lầm chữ nghĩa là không tránh khỏi. Nhưng chữ nghĩa cổ xưa vốn cô đọng, tiền nhân không cẩn trọng 1 chút, là để khổ cho hậu học về sau.
 

tuetvnb

Trúc Phong Ẩn Sĩ
Bổ sung thêm chút tư liệu : Khi Vương tiên sinh đăng bài về vấn đề câu phú "Thiên Cơ-Thất sát đồng cung.." lên Minh Báo. Có 1 học giả phản hồi rằng :

Vốn dĩ nó là chứ TỨ - Thiên Cơ TỨ SÁT đồng cung...

Nhưng do trong quá trình khắc bản in, bị lỗi mất nét đứng bên phải, Chữ "四" thành ra chữ "匹" - vì chữ này đọc là THẤT, nên về sau các bản in tái bản đều chủ động sửa theo âm đọc thành "七杀" - Thất Sát = sao Thất sát, thay vì nguyên nghĩa là "四杀" - Tứ Sát = Kình Đà Hỏa Linh.

匹杀 (đọc là thất Sát) = sóng đôi cùng Sát (tinh)
七杀 (đọc là Thất Sát) = sao Thất sát


Tôi viết lại cả 2 quan điểm để mọi người tham khảo.
 

MinhGiac

Thành viên mới
dù có đúng là nguyên gốc như bác tuệ nói : 匹杀 (đọc là thất Sát) = sóng đôi cùng Sát (tinh) đi chăng nữa thì cái câu "tứ sát" vẫn hợp lý hơn cả vì bản thân nó có thể xảy ra. và rõ rằng khi thiên cơ gặp tứ sát có thể sẽ giảm thiện, hoặc bị hung họa chứ chưa chắc đã bị mất thiện. mà trong câu vẫn còn cụm từ là "đồng cung" nên "sóng đôi" tức đồng cung thì tứ sát vẫn hợp lý, chứ viết hẳn ra là thất sát chắc chắn đã thấy sự phi lý quá rồi, nghĩa nó cũng sang một hệ thức khác!

còn sách viết về phá quân khi nói là“Duy Thiên lương khả chế kì ác, thiên lộc khả giải kì cuồng” nhưng không có cụm từ "đồng cung" vậy có thể hiểu theo ý khác ví như gặp hạn, hoặc đến hạn sẽ gặp thì được tương tác chế giải chẳng hạn thế.
 

gamdo

Thành viên mới
Có ai biết được cách nhớ về Ngũ Hành của các sao trong Tử Vi không? Tương tự như cách nhớ về âm dương tượng ở trên ấy? Nếu có xin pos lên cho nhờ, xin cám ơn.
 
Top