Bàn về vấn đề cải sửa số mệnh

Vô Khả Túy

Hà Xứ Tương Phùng
Mệnh do chính mình tạo và phúc cũng do tự mình cầu được. Kinh Thư đã nói làm lành được phúc, làm ác bị giảm phúc, thực rõ ràng đúng là những lời minh huấn.

Tất cả phúc điền đều không rời tâm địa của con người, từ nơi tâm mình mà tìm cầu thì mọi sự đều được cảm ứng. Tìm cầu ở ngay nội tâm của mình thì không những chỉ được đạo đức, nhân nghĩa mà công danh, phú quý cũng được nữa, đó là nội ngoại song đắc, trong nội tâm cũng như ở ngoài thân tâm đều cùng được cả bởi lẽ khi mình đã là người có đạo đức, nhân nghĩa thì người đời sẽ trọng vọng mình, công danh, phú quý không cầu cũng tự nhiên được; chỗ hữu ích của việc tìm cầu là đạt được sự việc vậy.

Nếu không biết hướng về nội tâm, mà chỉ mưu đồ hướng ngoại tìm thì thật không hợp đạo lý mà chỉ được những điều định mệnh đã an bài. Số mệnh đã định thì chẳng phải phí công phí sức, dù cầu hay không, tự nhiên rồi sẽ có. Ngược lại số không có, lại không biết phương pháp hướng nội tâm cầu thì dù có trăm phương ngàn kế mưu đồ cũng không được gì cả, chỉ mất công vô ích mà thôi, vì ở trong thì tâm trí thao thức không yên, ngoài thì chẳng được gì cả, đó là nội ngoại song thất.

Bởi vậy mới nói, không phải ai làm việc tốt cũng thay đổi được số mệnh. Ví như câu chuyện của Bùi Độ bán dầu, làm việc thiện mà không hề mong được gì, xuất phát từ nội tâm nên mới đạt được nội ngoại song đắc mà thay đổi số mệnh.

Lại như câu chuyện của Trần Đoàn Trần Hi Di với tướng quân Tào Bân. Trần Hi Di khuyên Tào Bân khi hành quân chinh chiến không nên để binh lính tàn sát bá tánh vô tội mới được hưởng phúc về già. Chính vì lời khuyên này đã cứu được trăm vạn bách tính. Trong trường hợp này, Tào Bân làm việc thiện tuy có toan tính cho bản thân nhưng việc thiện ông làm là cực thiện, cái phúc đó quá lớn nên cũng có thể thay đổi được số phận của ông và thậm chí là của dòng họ.
 

Tây Đô đạo sĩ

Thượng khách
Hì...hì...bần đạo chả đem đạo Phật áp đặt vào Tử vi làm gì. Cuộc sống có Nhân có Quả, nương theo luật Nhân quả mà có cách ứng xử hợp lý sẽ có lợi cho chính bản thân mình mà thôi.
Luật Nhân quả chẳng phải do đạo Phật hoặc ai đó sáng tác ra, nó luôn tồn tại dù ngài Thích Ca hoặc các giáo chủ các đạo giáo có nói ra hay không.
Việc bần đạo viết các bài về cải mệnh cũng không áp đặt ai phải tin theo cả. Nếu ai thích thì đọc, không thích mời ra chỗ khác.
Thế nhé.
 

Son712

Thành viên mới
Chào các bác, các sư phụ ạ!
Vô minh là thành viên mới toe, cũng là ngườì i tờ về tử vi nhưng càng ngày thấy bị mê hoặc bởi môn này khi tìm đến tử vi để tìm câu trả lời cho các câu hỏi: có tồn tại cái gọi là số mệnh, con người có thể thay đổi số mệnh đã định sẵn và làm như thế nào. Bắt được chuyên đề thảo luận này Vô minh mừng như bắt được vàng vì hi vọng gặp được cao nhân có câu trả lời thuyết phục cho những thắc mắc dường như không có lời giải đáp mang tính khoa học đầy thuyết phục! Nhưng càng đọc thì Vô minh thấy mình tiếp tục vô minh thôi ạ! Vô minh thiết nghĩ sự bế tắc này cũng bình thường thôi vì đời ngườì thì ngắn ngủi, con ngườì thì quá nhỏ bé trước vũ trụ bao la rộng lớn, ngôn ngữ thì cũng có giới hạn, cái hữu hạn làm sao diễn tả được cái vô hạn nôm na như hình tượng câu chuyện ngườì mù sờ con voi rồi mô tả lại con voi theo cảm nhận, hiểu biết của mình rồi phân tranh đúng sai, phải trái! Cuối cùng Vô minh ngộ được rằng đời ngườì chỉ là cuộc phiêu lưu ngắn ngủi, được mất, hơn thua cuối cùng chẳng mang theo được gì nên việc gì phải buồn phiền, lo lắng hay phải đấu tranh sống chết vì những thứ hư ảo đó.Nhưng Vô minh vẫn thấy đam mê tử vi vì nó cho phép mình nhìn thấy mình ở góc sâu khuất nhất về mặt tính cách.Điều này khoa tâm lý học có nói đến cái góc vô thức trong tính cách con ngườì nhưng lại là cái chi phối con ngườì mạnh mẽ nhất, tạo ra những phản ứng không ngờ nếu con ngườì không nghiêm túc ý thức về nó.Muốn cải sửa mình Vô minh tự nghĩ phải bắt đầu từ nơi này trong con ngườì mình.Sửa mình trước hết để sống thuận với quy luật trời đất để tìm thấy sự an nhiên tự tại trong cuộc phiêu lưu dạo chơi của kiếp ngườì. Nói theo ngôn ngữ của nhà Phật là làm chủ bản ngã, tìm thấy chân tâm mọi sự sẽ tự nhiên theo đó mà xoay chuyên. Hậu sinh chỉ có chút tâm tư giải bày với các bậc tiền bối, nếu mạo phàm xin được lượng thứ ạ!
"Nhưng Vô minh vẫn thấy đam mê tử vi vì nó cho phép mình nhìn thấy mình ở góc sâu khuất nhất về mặt tính cách": Cùng hội luôn.
 

Vô minh

"Sắc sắc không không"
Cụ Tây Đô Đạo Sĩ tu theo Phật, nên không tránh khỏi những tư tưởng Phật Giáo.

Đành rằng việc tích đức hành thiện, sống tốt đời là việc tốt. Mà không riêng gì đạo Phật, mà bất cứ đạo nào trên Thế Giới cũng đều có những phương châm như thế, khuyên răn con người sống tốt, hòa thuận, yêu thương, hành thiện.

Nhưng tử vi là tử vi, số phận là số phận. Đem Phật Giáo, tư tưởng của Phật Giáo áp đặt vào tử vi thật là khiên cưỡng.
Cứ đi truyền bá tư tưởng: Lá số tử vi là thể hiện duyên tiền kiếp. Rồi Phúc Đức là thể hiện phúc kiếp trước, kiếp này hưởng. Rồi cứ gặp sao xấu là tích đức hành thiện, cuộc đời có nhân có quả, ắt sẽ tốt.

Theo cháu, không nên như vậy. Trần Đoàn lão tổ đã không nhắc chút nào đến Phật Giáo, không nhắc chữ nào "tích đức hành thiện", thì hậu bối đừng nên vẽ hươu vẽ vượn, thêm rắn thêm voi vào, mà ảnh hưởng đến nguyên tắc của Tử Vi.

Đem sang cho dân châu Âu học, nó lại nói: a chúng mày bắt tao theo Phật Giáo à, tao theo đạo Thiên Chúa rồi, tao không học đâu.

Tử Vi là tử vi, thể hiện cuộc đời từ lúc sinh ra, vẽ nên lá số tử vi, cho đến lúc chết đi. Hết. Con cái có thành đạt, nhưng thành đạt khi mình chết rồi, thì tử tức vẫn là xấu. Cha mẹ có giàu có, nhưng giàu có sau khi sinh mình ra, trước khi đẻ mình cha mẹ nghèo rớt mùng tơi, thì phụ mẫu vẫn là đẹp.

Không có liên quan kiếp trước kiếp sau, duyên nghiệp gì ở đây hết.


Tử Vi cũng có Nhân Quả đó, nhưng đơn giản Nhân Quả là:
Tôi làm việc - Nhân ==> Tôi nhận lương - Quả.
Tôi tán gái - Nhân ==> Tôi có vợ - Quả.
Tôi xem bói - Nhân ==> Tôi bị vả gãy răng - Quả.

Quả là kết quả của hành động - Nhân do mình tạo ra. Chứ việc bản thân tích đức hành thiện, rồi nghĩ 1 ngày nào đó may mắn rơi bộp vào đâu, nghe thật không có căn cứ. Nếu người được mình giúp đỡ sau này đền ơn mình, thì đó mới thực là Nhân Quả.
Vô minh chào đại ca tutruongdado ( Xin cho Vô minh gọi vậy vì tự nhận thấy mình là người i tờ về tử vi thôi!)
Vô minh có vài thắc mắc mà lay hoay hoài vẫn chưa tìm thấy câu trả lời nay đọc bài viết này của tutruongdado thấy có nói:" Không có liên quan kiếp trước kiếp sau, duyên nghiệp gì ở đây hết." nên hi vọng tutruongdado biết hay thấy được gì xin giải thích thắc mắc dùm cho đàn em ạ!
Đã từ lâu Vô minh cứ thắc mắc tại sao mỗi kiếp người không ai giống ai: có người đẹp, kẻ xấu; người sang, kẻ hèn; người thông minh, kẻ thì đần độn; người được sinh ra trong gia đình giàu có sung sướng từ tấm bé, kẻ thì sinh ra trong bần cùng nghèo khó vất vả cũng từ bé thơ; số phận những đứa trẻ ốm đói ở Somali hay Châu Phi....Nếu nói xuất phát điểm của con người được tính kể từ lúc bắt đầu được sinh ra thì tất cả mọi trẻ thơ đều chưa biết làm gì để có thể gieo nhân mà phải gặt quả ngay từ bé như thế! Nếu có thể lựa chọn và có sự công bằng thì tất cả mọi đứa trẻ khi sinh ra đều phải được khỏe mạnh, xinh đẹp, thông minh, có cha mẹ giàu có...; nói chung là phải có xuất phát điểm giống nhau cái đã, rồi sau đó mới xét hành vi mỗi người sẽ nhận quả tương ứng của mình phải không? Xuất phát điểm đã không giống nhau thì mọi so sánh đều là khập khiễng!
Ví dụ cụ thể như: một đứa trẻ phải sinh ra trong gia đình nghèo khó, cha mẹ bất lương trộm cướp, phải sống đầu đường xó chợ thì lớn lên việc đứa trẻ đó trở thành trộm cướp bất lương để rồi phải lãnh hậu quả xấu thì có phải tội của nó hoàn toàn không vì nó có được dạy điều hay lẽ phải gì đâu mà biết mà làm theo. Có thể đặt giả thiết ngược lại nếu nó không sinh ra trong hoàn cảnh như thế, không gặp cha mẹ như thế mà được cha mẹ yêu thương dạy dỗ đàng hoàng thì nó có hành xử như thằng trộm cướp không? Xác xuất để nó trở thành thằng trộm cướp trong hoàn cảnh thứ 2 chắc chắn sẽ thấp hơn rất nhiều ở hoàn cảnh đầu.Và cũng chắc chắn khi còn bé đứa trẻ đó nhìn những đứa trẻ con nhà tử tế, khá giả khác sẽ tự hỏi tại sao chúng nó được như vậy còn mình thì không, tụi nó cũng là trẻ con giống mình mà!
Nhìn những hình ảnh bất công đầy dẫy như thế trong cuộc sống đôi lúc làm Vô minh tự hỏi nếu thật sự có Ông trời- là đấng đặt ra quy luật và điều hành thế giới này thì liệu ông có công bằng không vậy? Tại sao chọn cho người này được thế này, người kia phải chịu thế kia vậy? Cũng là câu nói tự an ủi mình là: con người quá nhỏ bé trong cái vũ trụ rộng lớn này, đời người chỉ 60-100 năm so ra cũng chẳng là gì so với vũ trụ tồn tại không biết đã bao triệu tỷ năm rồi không chừng thì không phải cái gì con người cũng có thể biết hay khám phá được mặc dù khoa học ngày nay đang tiến bộ như vũ bão giúp con người bay ra khỏi trái đất để thấy rằng trái đất tưởng chừng như quá rộng lớn có thể chứa đựng hơn 7 tỉ người và biết bao thứ trên nó mà cũng chỉ là một hành tinh bé xíu trong dải ngân hà mà thôi!
Hi vọng tutruongdado có thể giúp giải tỏa những ưu tư dai dẳng này của Vô minh!
 

tutruongdado

Thành viên nhiệt tình
Thành viên BQT
Vậy là vô minh muốn cào bằng chăng.

Thiên nhiên đa dạng phong phú, 4 mùa, 365 ngày, không ngày nào giống ngày nào. Mỗi người có 1 adn, không ai giống ai. Vậy thì cái chuyện sinh ra nghèo hay giàu, sướng hay khổ, nó cũng là tất yếu của cuộc sống.

Con người cũng chỉ là 1 phần của tự nhiên, mỗi người là 1 hạt giống, 1 chiếc xe, 1 mã adn đã được định sẵn, hòa hợp với thiên nhiên thì tốt, mà không hòa hợp thì xấu. Giống như việc có ngày nắng, thì phải có ngày mưa vậy.

Những xã hội gần lý tưởng như Na Uy, Thụy Điển, ở đó trẻ em được chăm bẵm hết mức, giáo dục y tế miễn phí, cha mẹ không nuôi thì nhà nước nuôi, giáo viên còn hay cha mẹ còn không được phép đánh trẻ em. Đó có thể xem là cào gần bằng chưa. Gần bằng rồi gì nữa. Ai giỏi, ai khôn, ai may mắn thì người đó được.
 

Vô Khả Túy

Hà Xứ Tương Phùng
Vậy là vô minh muốn cào bằng chăng.

Thiên nhiên đa dạng phong phú, 4 mùa, 365 ngày, không ngày nào giống ngày nào. Mỗi người có 1 adn, không ai giống ai. Vậy thì cái chuyện sinh ra nghèo hay giàu, sướng hay khổ, nó cũng là tất yếu của cuộc sống.

Con người cũng chỉ là 1 phần của tự nhiên, mỗi người là 1 hạt giống, 1 chiếc xe, 1 mã adn đã được định sẵn, hòa hợp với thiên nhiên thì tốt, mà không hòa hợp thì xấu. Giống như việc có ngày nắng, thì phải có ngày mưa vậy.

Những xã hội gần lý tưởng như Na Uy, Thụy Điển, ở đó trẻ em được chăm bẵm hết mức, giáo dục y tế miễn phí, cha mẹ không nuôi thì nhà nước nuôi, giáo viên còn hay cha mẹ còn không được phép đánh trẻ em. Đó có thể xem là cào gần bằng chưa. Gần bằng rồi gì nữa. Ai giỏi, ai khôn, ai may mắn thì người đó được.
Bạn cũng biết nói "may mắn" là một thành phần quyết định số mệnh con người mà!
 

Vô Khả Túy

Hà Xứ Tương Phùng
May mắn, nỗ lực, chăm chỉ, hiền ác, đều là số mệnh.
Thoát được số mệnh hay không?
Có, nhưng mức độ nhỏ thôi.
Bạn cũng tự nói rằng có thể thoát được số mệnh, còn mức độ nhỏ hay lớn thì theo mình dựa vào độ "may mắn" lớn hay nhỏ thôi. Vậy chẳng phải lời trước và sau của bạn hơi mâu thuẫn, tiền hậu bất nhất?
 

tutruongdado

Thành viên nhiệt tình
Thành viên BQT
May mắn đã là 1 phần của số mệnh rồi. Sao lại bảo là may mắn thì thoát được số mệnh.
Lời nói của mình mẫu thuẫn chỗ nào vậy.
 

Vô Khả Túy

Hà Xứ Tương Phùng
May mắn đã là 1 phần của số mệnh rồi. Sao lại bảo là may mắn thì thoát được số mệnh.
Lời nói của mình mẫu thuẫn chỗ nào vậy.
May mắn, nỗ lực, chăm chỉ, hiền ác, đều là số mệnh.
Thoát được số mệnh hay không?
Có, nhưng mức độ nhỏ thôi.
Theo bạn thì may mắn, nỗ lực, chăm chỉ, hiền ác ... đều là số mệnh.

Nỗ lực có thể tự bản thân làm chủ và thay đổi.
Chăm chỉ có thể tự bản thân làm chủ và thay đổi.
Hiền ác cũng có thể tự bản thân làm chủ và thay đổi.

Riêng chỉ có may mắn là bản thân không thấy được, không làm chủ được và khó lòng thay đổi được.

Bạn nói có thể thoát được số mệnh, nhưng mức độ rất nhỏ, nếu mức độ nhỏ thì cớ sao các yếu tố "nỗ lực", "chăm chỉ", "hiền ác" đều có thể thay đổi được, riêng chỉ có "may mắn" là không. Vậy thì chẳng phải rất mâu thuẫn sao?
 

tutruongdado

Thành viên nhiệt tình
Thành viên BQT
Tôi nói: nỗ lực, chăm chỉ, hiền ác, đều là số phận, có nghĩa là, những thứ này, bản thân 1 người không thể làm chủ và thay đổi theo ý mình được.

Ý của tôi là vậy.
 

Vô Khả Túy

Hà Xứ Tương Phùng
Tôi nói: nỗ lực, chăm chỉ, hiền ác, đều là số phận, có nghĩa là, những thứ này, bản thân 1 người không thể làm chủ và thay đổi theo ý mình được.

Ý của tôi là vậy.
Nỗ lực, chăm chỉ, hiền ác cớ sao lại không thay đổi được, tất cả những thứ đó đều xuất phát từ bản tâm mà ra, quan trọng người đó có "biết" và "muốn" thay đổi hay không thôi.

Nếu bạn cho rằng những điều trên đều là số phận, không thể thay đổi được, thì xin lỗi, mình không còn gì để nói.
 

tutruongdado

Thành viên nhiệt tình
Thành viên BQT
Nỗ lực, chăm chỉ, hiền ác cớ sao lại không thay đổi được, tất cả những thứ đó đều xuất phát từ bản tâm mà ra, quan trọng người đó có "biết" và "muốn" thay đổi hay không thôi.

Nếu bạn cho rằng những điều trên đều là số phận, không thể thay đổi được, thì xin lỗi, mình không còn gì để nói.
Khi bạn thấy 1 người nào có ý kiến trái ngược, thì trước hết phải nên đặt câu hỏi: "Tại sao anh ấy lại có suy nghĩ như vậy?". Và yêu cầu mình giải thích.

Chứ sao lại nói: "mình không còn gì để nói."

Nhưng đang trong dòng bình luận, mình sẽ cố chứng minh bằng khả năng của mình rằng, những thứ trên, nó cũng là số phận.

Thử bắt đầu bằng: Nỗ lực, chăm chỉ đi.
 

Vô Khả Túy

Hà Xứ Tương Phùng
Khi bạn thấy 1 người nào có ý kiến trái ngược, thì trước hết phải nên đặt câu hỏi: "Tại sao anh ấy lại có suy nghĩ như vậy?". Và yêu cầu mình giải thích.

Chứ sao lại nói: "mình không còn gì để nói."

Nhưng đang trong dòng bình luận, mình sẽ cố chứng minh bằng khả năng của mình rằng, những thứ trên, nó cũng là số phận.

Thử bắt đầu bằng: Nỗ lực, chăm chỉ đi.
Không có ý gì đâu bác, tại quan niệm của em với của bác về vấn này trái ngược nhau quá, nếu bàn nữa thì sẽ không vui. Trao đổi trên diễn đàn vui vẻ là chính mà.
 

tutruongdado

Thành viên nhiệt tình
Thành viên BQT
Nỗ lực, là số phận.

Cái gì cũng có 3 giai đoạn: Khởi đầu - Quá trình - Kết thúc.

Hay: Nguyên nhân - Quá trình - Kết Quả.

Nỗ Lực, liệu có phải là số phận, hay là sự kiểm soát của chính mỗi người.

Xin định nghĩa lại: Số phận - là những thứ ngoài tầm kiểm soát của con người, ta không làm chủ theo ý mình được, hoặc làm chủ rất ít.

Xét cả 3 quá trình của sự nỗ lực:

1. Khởi đầu - Nguyên nhân của nỗ lực.
Do đâu mà bạn nỗ lực, do đâu mà bạn muốn cố gắng đề làm điều gì đó.
- Vì gia đình bạn nghèo, bạn nỗ lực để thoát nghèo.
- Vì 1 cô gái chưa nhận lời bạn, bạn nỗ lực để tán cô ta (chứ cô ta đồng ý luôn thì cần quái gì nỗ lực nữa).
- Vì bạn muốn thăng tiến, bạn nỗ lực để thăng tiến (chứ làm sếp rồi thì thăng tiến gì nữa)
- Vì bạn muốn nổi tiếng khi làm sếp, muốn có danh, bạn nỗ lực để lãnh đạo, hòa hợp.

Các dạng nỗ lực khác nhau, cần các mục tiêu khác nhau, nguyên nhân khác nhau.
Có nhiều người, trong những giai đoạn nào đó (tôi chẳng hạn) không nỗ lực gì, không phải vì tôi lười, mà vì tôi không tìm ra mục tiêu nào, lý do nào để mình phải nỗ lực, hoặc là lý do, mục tiêu đó chưa đủ mạnh.

Vậy, cái khởi đầu, nguyên nhân, lý do này, ta có kiểm soát được không.
Hầu như là do môi trường đem lại, ta có thể kiểm soát, nhưng không đáng kể, và nhiều khi không theo ý mình. Việc kiểm soát cái khởi đầu này hoàn toàn theo ý mình, thì tất nhiên là không thể.

Vậy, khởi đầu - nguyên nhân của nỗ lực ==> Chính là số phận.
 

tutruongdado

Thành viên nhiệt tình
Thành viên BQT
Không có ý gì đâu bác, tại quan niệm của em với của bác về vấn này trái ngược nhau quá, nếu bàn nữa thì sẽ không vui. Trao đổi trên diễn đàn vui vẻ là chính mà.
Quan điểm có thể thay đổi. Tranh cãi là để tìm ra chân lý.
Nếu cứ cố chấp theo quan điểm của mình, thì chỉ mãi u mê, ếch ngồi đáy giếng.
Chưa nắm được chân lý, chưa BIẾT, thì làm sao cải sửa được số mệnh.
 

Vô minh

"Sắc sắc không không"
"Nhưng Vô minh vẫn thấy đam mê tử vi vì nó cho phép mình nhìn thấy mình ở góc sâu khuất nhất về mặt tính cách": Cùng hội luôn.
Vậy là vô minh muốn cào bằng chăng.

Thiên nhiên đa dạng phong phú, 4 mùa, 365 ngày, không ngày nào giống ngày nào. Mỗi người có 1 adn, không ai giống ai. Vậy thì cái chuyện sinh ra nghèo hay giàu, sướng hay khổ, nó cũng là tất yếu của cuộc sống.

Con người cũng chỉ là 1 phần của tự nhiên, mỗi người là 1 hạt giống, 1 chiếc xe, 1 mã adn đã được định sẵn, hòa hợp với thiên nhiên thì tốt, mà không hòa hợp thì xấu. Giống như việc có ngày nắng, thì phải có ngày mưa vậy.

Những xã hội gần lý tưởng như Na Uy, Thụy Điển, ở đó trẻ em được chăm bẵm hết mức, giáo dục y tế miễn phí, cha mẹ không nuôi thì nhà nước nuôi, giáo viên còn hay cha mẹ còn không được phép đánh trẻ em. Đó có thể xem là cào gần bằng chưa. Gần bằng rồi gì nữa. Ai giỏi, ai khôn, ai may mắn thì người đó được.
Tutruongdado có lẽ chưa hiểu ý của Vô minh rồi! Vì trong bài Tutruongdado có viết ý là trong tử vi không có duyên nghiệp, tiền kiếp gì trong tử vi cả nên Vô minh mới nói ra thắc mắc của mình như vậy đó chứ! Vì chỉ có cách tự cho là có tiền kiếp nhiều đời và một con ngườì đã gieo nhân ở những đời đó mà vì lý do gì đó đến đời này mới sinh ra đã nhận lãnh, chỉ có cách nghĩ vậy mới tạm giải thích tại sao một đứa trẻ vừa mới ra đời đã phải chịu nhiều bất hạnh như bị dị tật, mồ côi, sinh ra trong gia đình nghèo khó, sinh ra ở nơi có chiến tranh,dịch bệnh, đói nghèo...Có lẽ vì vậy tử vi rất coi trọng cung phúc đức, khi xét thọ yểu, hoạn nạn đều phải xem kỹ lại phúc đức cung phải không tutruongdado? Nếu tutruongdado cho là không có tiền kiếp, duyên nghiệp gì trong tử vi thì giúp Vô minh cái gốc gây ra sự khác nhau giữa cuộc đời những đứa trẻ? Xin nhớ là xét ở những đứa trẻ thôi để khỏi tranh cãi về yếu tố do con ngườì tạo nhân nên phải gặt quả trong bài viết của tutruongdado.Và chúng ta phải thống nhất với nhau là trẻ sơ sinh thì chưa biết làm gì để tạo nhân.
 

tutruongdado

Thành viên nhiệt tình
Thành viên BQT
Nỗ lực, là số phận.

Cái gì cũng có 3 giai đoạn: Khởi đầu - Quá trình - Kết thúc.

Hay: Nguyên nhân - Quá trình - Kết Quả.

Nỗ Lực, liệu có phải là số phận, hay là sự kiểm soát của chính mỗi người.

Xin định nghĩa lại: Số phận - là những thứ ngoài tầm kiểm soát của con người, ta không làm chủ theo ý mình được, hoặc làm chủ rất ít.

Xét cả 3 quá trình của sự nỗ lực:

1. Khởi đầu - Nguyên nhân của nỗ lực.
Do đâu mà bạn nỗ lực, do đâu mà bạn muốn cố gắng đề làm điều gì đó.
- Vì gia đình bạn nghèo, bạn nỗ lực để thoát nghèo.
- Vì 1 cô gái chưa nhận lời bạn, bạn nỗ lực để tán cô ta (chứ cô ta đồng ý luôn thì cần quái gì nỗ lực nữa).
- Vì bạn muốn thăng tiến, bạn nỗ lực để thăng tiến (chứ làm sếp rồi thì thăng tiến gì nữa)
- Vì bạn muốn nổi tiếng khi làm sếp, muốn có danh, bạn nỗ lực để lãnh đạo, hòa hợp.

Các dạng nỗ lực khác nhau, cần các mục tiêu khác nhau, nguyên nhân khác nhau.
Có nhiều người, trong những giai đoạn nào đó (tôi chẳng hạn) không nỗ lực gì, không phải vì tôi lười, mà vì tôi không tìm ra mục tiêu nào, lý do nào để mình phải nỗ lực, hoặc là lý do, mục tiêu đó chưa đủ mạnh.

Vậy, cái khởi đầu, nguyên nhân, lý do này, ta có kiểm soát được không.
Hầu như là do môi trường đem lại, ta có thể kiểm soát, nhưng không đáng kể, và nhiều khi không theo ý mình. Việc kiểm soát cái khởi đầu này hoàn toàn theo ý mình, thì tất nhiên là không thể.

Vậy, khởi đầu - nguyên nhân của nỗ lực ==> Chính là số phận.
Tiếp tục.

2. Quá trình của sự nỗ lực.
Quá trình nỗ lực, khi nào thì con người ta nỗ lực hơn, khi nào thì con người ta kém nỗ lực.
Tôi nhớ lại 5 năm học ĐH của mình, nhìn cái gì tôi cũng thích. Cái gì tôi cũng cố học. Xét ra, tôi học khá nhiều, nhưng cuối cùng chẳng biết gì. Vì tôi quá dàn trải, mỗi thứ xía 1 tí. Vậy là nỗ lực của tôi, xét trong thời gian cục bộ, nó hơi vô nghĩa.

Quá trình thực hiện 1 hành động, nếu bạn đi đúng hướng, đúng đường (tức là có sự chủ động) thì bạn nỗ lực hơn gấp bội, chuyên tâm chuyên sâu vào đường đi đó.

Chủ động và bị động, cảm giác về việc này thế nào.
Bạn cứ hình dung việc ở nhà trọ và nhà chính chủ sẽ rõ. Bạn ở nhà chính chủ, chủ động, thích làm gì cũng được, ai đến cũng phải xin phép bạn, muốn làm gì cũng trong tầm kiểm soát của bạn.
Bạn ở nhà trọ, đóng cái đinh cũng có thể bị chủ nhà cằn nhằn. Chủ nhà thích đuổi lúc nào thì đuổi. Bạn ở trong nhà người ta, muốn làm gì cũng chịu sự kiểm soát của người ta.

Chủ động, dễ tạo ra sự ham thích và đam mê. Làm được việc, làm theo ý mình, được đặt đúng vị trí mình mong muốn để phát huy khả năng, thì ai chẳng mê. Nỗ lực sẽ tăng lên gấp bội. Nỗ lực mà chẳng biết mệt mỏi, chẳng thấy khó chịu gì.
Bị động, thì dễ gây ức chế, chán nản. Cảm thấy gò bó, ép buộc, không có ham thích và đam mê, thì nhồi nhét cũng khó. Càng nỗ lực, càng hại người, chưa kể nỗ lực có thể chẳng dẫn đến kết quả gì.

Giống như việc bạn thích văn, mà bố mẹ ép bạn học bách khoa vậy.

Sau khi học tử vi, tôi rút ra, chủ động và bị động, hầu như do môi trường, thiên thời đem lại. Con người chỉ biết chấp nhận nó mà thôi. Bạn rất đam mê, có khả năng với lịch sử, nhưng không dám theo nó vì ra trường sợ thất nghiệp. Bạn có khả năng ăn nói, chém gió, nhưng lại lỡ đi vào trường BK, vùi đầu vào công thức khô khan …
(Tất nhiên, sự chủ động và bị động này, có thay đổi theo thời gian. Không cố định. Cái anh ăn nói, chém gió tốt, lỡ theo BK, có thể anh này sau lại chuyển hướng kinh doanh cũng nên.)

Vậy, sau duyên, nguyên nhân là đến quá trình. Quá trình của sự nỗ lực, nỗ lực được đến đâu, nỗ lực mạnh hay không, cũng là 1 sự may mắn, cũng là số phận.
 

tutruongdado

Thành viên nhiệt tình
Thành viên BQT
Tutruongdado có lẽ chưa hiểu ý của Vô minh rồi! Vì trong bài Tutruongdado có viết ý là trong tử vi không có duyên nghiệp, tiền kiếp gì trong tử vi cả nên Vô minh mới nói ra thắc mắc của mình như vậy đó chứ! Vì chỉ có cách tự cho là có tiền kiếp nhiều đời và một con ngườì đã gieo nhân ở những đời đó mà vì lý do gì đó đến đời này mới sinh ra đã nhận lãnh, chỉ có cách nghĩ vậy mới tạm giải thích tại sao một đứa trẻ vừa mới ra đời đã phải chịu nhiều bất hạnh như bị dị tật, mồ côi, sinh ra trong gia đình nghèo khó, sinh ra ở nơi có chiến tranh,dịch bệnh, đói nghèo...Có lẽ vì vậy tử vi rất coi trọng cung phúc đức, khi xét thọ yểu, hoạn nạn đều phải xem kỹ lại phúc đức cung phải không tutruongdado? Nếu tutruongdado cho là không có tiền kiếp, duyên nghiệp gì trong tử vi thì giúp Vô minh cái gốc gây ra sự khác nhau giữa cuộc đời những đứa trẻ? Xin nhớ là xét ở những đứa trẻ thôi để khỏi tranh cãi về yếu tố do con ngườì tạo nhân nên phải gặt quả trong bài viết của tutruongdado.Và chúng ta phải thống nhất với nhau là trẻ sơ sinh thì chưa biết làm gì để tạo nhân.
Ôi, tranh luận với 2 người 1 lúc. Nhưng cũng vui
Rõ ràng là, con người là 1 phần của tự nhiên, sinh ra các thời điểm khác nhau, trời đất giao hòa tương tác khác nhau, vận hành khác nhau, thì số phận, hoàn cảnh cũng khác nhau rồi.

Chứ bạn nghĩ, với nạn chết đói năm 1945, ai ai cũng khổ, những người sướng cũng sướng trong tủi nhục, hết thảy họ kiếp trước đều làm điều ác à.
Hàng triệu dân Campuchia bị diệt chủng, hàng triệu dân Nhật chết vì bom nguyên tử, hết thảy họ kiếp trước đều bất nhân à.

Hay là, những người ác, thì kiếp sau sẽ đầu thai ở châu Phi, ở VN, còn những người tốt, linh hồn sẽ được bay sang Bắc Âu đầu thai, để được hưởng sung sướng ngay từ lúc lọt lòng.

Hạt giống cùng 1 quả cũng có hạt tròn hạt lép nữa là. Con người sinh ra, chưa làm gì để tạo nhân. Nhưng đã mang trong mình cái mạch ADN của cha mẹ, của dòng họ, đã đánh dấu cái thời điểm giao hòa của đất trời, đã khởi đầu 1 chu trình theo thiên nhiên sắp đặt rồi.

Cái địa thế dốc, nhỏ hẹp, nhiều thiên tai, tạo ra những bản sắc Việt Nam.
Cái khí hậu ôn hòa, tạo ra bản sắc châu Âu.
Cái thảo nguyên xanh cỏ, tạo ra bản sắc Mông Cổ.

Đều là từ thiên nhiên mà ra đó thôi.
 

tutruongdado

Thành viên nhiệt tình
Thành viên BQT
Nỗ lực, là số phận.

Cái gì cũng có 3 giai đoạn: Khởi đầu - Quá trình - Kết thúc.

Hay: Nguyên nhân - Quá trình - Kết Quả.

Nỗ Lực, liệu có phải là số phận, hay là sự kiểm soát của chính mỗi người.

Xin định nghĩa lại: Số phận - là những thứ ngoài tầm kiểm soát của con người, ta không làm chủ theo ý mình được, hoặc làm chủ rất ít.

Xét cả 3 quá trình của sự nỗ lực:

1. Khởi đầu - Nguyên nhân của nỗ lực.
Do đâu mà bạn nỗ lực, do đâu mà bạn muốn cố gắng đề làm điều gì đó.
- Vì gia đình bạn nghèo, bạn nỗ lực để thoát nghèo.
- Vì 1 cô gái chưa nhận lời bạn, bạn nỗ lực để tán cô ta (chứ cô ta đồng ý luôn thì cần quái gì nỗ lực nữa).
- Vì bạn muốn thăng tiến, bạn nỗ lực để thăng tiến (chứ làm sếp rồi thì thăng tiến gì nữa)
- Vì bạn muốn nổi tiếng khi làm sếp, muốn có danh, bạn nỗ lực để lãnh đạo, hòa hợp.

Các dạng nỗ lực khác nhau, cần các mục tiêu khác nhau, nguyên nhân khác nhau.
Có nhiều người, trong những giai đoạn nào đó (tôi chẳng hạn) không nỗ lực gì, không phải vì tôi lười, mà vì tôi không tìm ra mục tiêu nào, lý do nào để mình phải nỗ lực, hoặc là lý do, mục tiêu đó chưa đủ mạnh.

Vậy, cái khởi đầu, nguyên nhân, lý do này, ta có kiểm soát được không.
Hầu như là do môi trường đem lại, ta có thể kiểm soát, nhưng không đáng kể, và nhiều khi không theo ý mình. Việc kiểm soát cái khởi đầu này hoàn toàn theo ý mình, thì tất nhiên là không thể.

Vậy, khởi đầu - nguyên nhân của nỗ lực ==> Chính là số phận.

2. Quá trình của sự nỗ lực.
Quá trình nỗ lực, khi nào thì con người ta nỗ lực hơn, khi nào thì con người ta kém nỗ lực.
Tôi nhớ lại 5 năm học ĐH của mình, nhìn cái gì tôi cũng thích. Cái gì tôi cũng cố học. Xét ra, tôi học khá nhiều, nhưng cuối cùng chẳng biết gì. Vì tôi quá dàn trải, mỗi thứ xía 1 tí. Vậy là nỗ lực của tôi, xét trong thời gian cục bộ, nó hơi vô nghĩa.

Quá trình thực hiện 1 hành động, nếu bạn đi đúng hướng, đúng đường (tức là có sự chủ động) thì bạn nỗ lực hơn gấp bội, chuyên tâm chuyên sâu vào đường đi đó.

Chủ động và bị động, cảm giác về việc này thế nào.
Bạn cứ hình dung việc ở nhà trọ và nhà chính chủ sẽ rõ. Bạn ở nhà chính chủ, chủ động, thích làm gì cũng được, ai đến cũng phải xin phép bạn, muốn làm gì cũng trong tầm kiểm soát của bạn.
Bạn ở nhà trọ, đóng cái đinh cũng có thể bị chủ nhà cằn nhằn. Chủ nhà thích đuổi lúc nào thì đuổi. Bạn ở trong nhà người ta, muốn làm gì cũng chịu sự kiểm soát của người ta.

Chủ động, dễ tạo ra sự ham thích và đam mê. Làm được việc, làm theo ý mình, được đặt đúng vị trí mình mong muốn để phát huy khả năng, thì ai chẳng mê. Nỗ lực sẽ tăng lên gấp bội. Nỗ lực mà chẳng biết mệt mỏi, chẳng thấy khó chịu gì.
Bị động, thì dễ gây ức chế, chán nản. Cảm thấy gò bó, ép buộc, không có ham thích và đam mê, thì nhồi nhét cũng khó. Càng nỗ lực, càng hại người, chưa kể nỗ lực có thể chẳng dẫn đến kết quả gì.

Giống như việc bạn thích văn, mà bố mẹ ép bạn học bách khoa vậy.

Sau khi học tử vi, tôi rút ra, chủ động và bị động, hầu như do môi trường, thiên thời đem lại. Con người chỉ biết chấp nhận nó mà thôi. Bạn rất đam mê, có khả năng với lịch sử, nhưng không dám theo nó vì ra trường sợ thất nghiệp. Bạn có khả năng ăn nói, chém gió, nhưng lại lỡ đi vào trường BK, vùi đầu vào công thức khô khan …
(Tất nhiên, sự chủ động và bị động này, có thay đổi theo thời gian. Không cố định. Cái anh ăn nói, chém gió tốt, lỡ theo BK, có thể anh này sau lại chuyển hướng kinh doanh cũng nên.)

Vậy, sau duyên, nguyên nhân là đến quá trình. Quá trình của sự nỗ lực, nỗ lực được đến đâu, nỗ lực mạnh hay không, cũng là 1 sự may mắn, cũng là số phận.
Tiếp tục và hết.
3. Kết quả - Kết thúc của sự nỗ lực.
Thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Bạn nhiều khi rất nỗ lực, nhưng bạn thiếu thiên thời, địa lợi, 10 năm của bạn bỏ ra có khi chỉ bằng 1 năm của người khác. Bạn tài giỏi, nhưng cái tài của bạn không có chỗ dụng, hoặc xã hội không cần, thì thành quả của bạn chẳng đáng bao nhiêu.

Tôi biết 1 anh kĩ sư rất cứng ở 1 công ty của Viettel, hàng chuyên gia, có chứng chỉ CCIE về mạng (chứng chỉ cấp độ cao nhất, CCIE > CCNP > CCNA). Nhưng lương tháng chỉ tầm cỡ 20tr.
Trong khi ở 1 công ty khác cùng tập đoàn Viettel, nếu ở trình độ đó, anh ta có thể có mức lương 50-60tr. Mức lương của anh ta chỉ ngang 1 kĩ sư làng nhàng ở ViettelNet hoặc ViettelTelecom.
Tiếc là Viettel không cho nhảy giữa các công ty, anh ta chấp nhận công việc của mình thôi.

Vậy đó, thành tích, kết quả của sự nỗ lực, thì cũng là 1 sự may mắn. Mình không tự quyết định được.

Vậy kết lại, bạn có nỗ lực hay không, cũng là 1 sự may mắn. May mắn đến từ ông trời.
Vậy chúng ta khoanh tay chờ trời à??

Cũng không nên. Tuy là 1 sự may mắn, nhưng ta cố gắng 1 chút vẫn hơn là không.
Hơn nữa, trăm hay không bằng tay quen. Bây giờ cố gắng 1 chút, dù có áp lực, khó chịu, căng thẳng, gò bó. Nhưng tương lai, khi sự may mắn đến, khi thiên thời địa lợi đến. Ta dễ dàng tận dụng được, để nỗ lực, và để may mắn.
 
Top