Tính chính xác của lịch âm trong tử vi

Le Tien

Thành viên mới
Trong tử vi điều quan trọng là phải xác định được ngày tháng năm giờ sinh. Như vậy việc xác định được lịch là rất quan trọng. Nếu truy nguyên về nguồn gốc thời điểm đặt năm Giáp Tý đầu tiên trong thời cổ và cơ sở xây dựng lịch âm là rất khó. Như vậy việc xác định lịch là quy ước (coi như tiên đề), nếu lịch không đúng thì toàn bộ việc xác định tử vi tiếp theo sẽ là không chính xác.
Ta có thể giả thuyết như thế này: thời Hy di Trần Đoàn sáng lập ra Tử vi, coi như thời điểm đó lịch đã được xác định (đây là lịch cơ bản nền móng), các sao được xác định trên cơ sở lịch thời đó. Vấn đề đặt ra phương pháp tính lịch từ thời Tống đến nay như thế nào, phải đảm bảo chính xác đúng quy luật thì việc luận đoán tử vi mới chuẩn.
Trong thực tế Việt Nam xây dựng lịch âm có nhiều năm lệch với lịch Trung Quốc, vậy vấn đề này giải quyết thế nào.
Liệu có phương pháp chuẩn nào để xác định lịch được chuẩn (tức là phù hợp với lý thuyết Tử Vi của cụ Trần Đoàn).
Trên đây là vấn đề mong được các bậc cao nhân cho ý kiến.
 

Chính Khí

Đời người trường đoạn rồi lại đoạn trường mà thôi.
Đến số giờ và canh giờ còn lắm chuyện phải bàn, huống hồ bảo tính cái chuyện từ thời ông Hi Di đến giờ.
Quả là khó nhằn, có cái ta phải Mặc Định nó, chứ cứ ngồi mổ xẻ thì chẳng khác nào bới Bèo ra Bọ.
 

ThiênPhủ

The Son Of Wind
Thành viên BQT
Chào anh! Vấn đề anh nêu ra quả thật là việc ko chỉ quan hệ với tử vi mà còn một số môn thuật số khác! Hiện tại về lịch pháp cũng còn rất nhiều điểm! Nhưng cũng xin chia sẻ với anh luôn về việc cụ thể nhìn nhận lá số của em! Em phải chiêm nghiệm xem lá số có ứng với việc mình nhận đoán hay ko! Nếu mà có sự sai khác quá lớn thì em dừng! Còn khá sát thực tế thì sẽ khả dụng chiêm nghiệm! Ngoài ra kết hợp một số môn khác như tướng pháp, thậm chí là cả kinh nghiệm thực tế để nhìn nhận nữa! Lẽ dĩ nhiên sẽ là phụ thuộc vào người luận rồi! Nói thế ko phải là cứ dựa hoàn toàn vào một cái gì mà nó phải kết hợp các yếu tố! Anh có thể chia sẻ quan điểm của mình! Ok!
 

Le Tien

Thành viên mới
Đến số giờ và canh giờ còn lắm chuyện phải bàn, huống hồ bảo tính cái chuyện từ thời ông Hi Di đến giờ.
Quả là khó nhằn, có cái ta phải Mặc Định nó, chứ cứ ngồi mổ xẻ thì chẳng khác nào bới Bèo ra Bọ.
Đây không phải là bới bèo ra bọ, tôi đã coi như tiên đề là lịch thời Hi Di là lịch chuẩn, tính chất các sao được căn cứ theo lịch thời đó. Trong mấy chục năm lại đây lịch VN có nhiều lần khác với lịch TQ, các bạn máy móc xem cho mọi người có khi không chính xác thì làm sao.
Thực ra tôi cũng có nghe nói về một sư phụ có phương pháp tính lịch chuẩn, khi nào có điều kiện phải xin chỉ dẫn.
 

kilo

Administrator
Đây không phải là bới bèo ra bọ, tôi đã coi như tiên đề là lịch thời Hi Di là lịch chuẩn, tính chất các sao được căn cứ theo lịch thời đó. Trong mấy chục năm lại đây lịch VN có nhiều lần khác với lịch TQ, các bạn máy móc xem cho mọi người có khi không chính xác thì làm sao.
Thực ra tôi cũng có nghe nói về một sư phụ có phương pháp tính lịch chuẩn, khi nào có điều kiện phải xin chỉ dẫn.
Em không đồng ý với ý kiến này . Tử vi bên trung quốc trước đây vẫn lấy ngày tháng năm theo Dân quốc thứ . . . Mà em đc biết năm dân quốc là cũng có thay đổi rồi đâu còn như thời Hi Di . Tính chất các sao (theo từng phái ) là không thay đổi tính lý theo thời gian , chỉ an sao là thay đổi phụ thuộc vào thời gian . Người về sau cứ muốn suy diễn tính chất của sao ra mà thôi .

Thêm nữa anh cũng là "nghe nói " ,koo biết là anh đã kiểm chứng chưa ? Nếu có cơ hội mong đc anh chia sẻ .
 

Sơn Chu

Thành viên nhiệt tình
Đây không phải là bới bèo ra bọ, tôi đã coi như tiên đề là lịch thời Hi Di là lịch chuẩn, tính chất các sao được căn cứ theo lịch thời đó. Trong mấy chục năm lại đây lịch VN có nhiều lần khác với lịch TQ, các bạn máy móc xem cho mọi người có khi không chính xác thì làm sao.
Thực ra tôi cũng có nghe nói về một sư phụ có phương pháp tính lịch chuẩn, khi nào có điều kiện phải xin chỉ dẫn.
Tử vi và Lịch pháp đều căn cứ vào thiên văn, chính là quy luật vận hành của Trái Đất, Mặt trăng và các tinh tú có thể quan sát thấy được khác.

Lịch thì có nhiều phương pháp định, tính khác nhau tùy thuộc thời điểm và nền văn hóa. Phép tính lịch được dùng trong môn Tử vi đẩu số là phép Âm Dương hợp lịch, được căn cứ vào sự kết hợp quy luật vận hành của Trái đất quanh mặt trời ( Dương) và Mặt trăng quanh trái đất (âm). Trải qua nhiều thời ký lịch sử, Trung Quốc có các loại lịch như sau: https://drive.google.com/file/d/0Bx8qCCvg984bTnVVMWc1MmdRZGc/view?usp=sharing

Lịch Âm dương đời Nhà Thanh (Lịch Thì-Hiến) cũng như lịch đời nay tại Đài Loan, Hương Cảng, Hàn Quốc và Trung Quốc (Múi giờ 8) và Lịch Việt Nam suốt thời Chính phủ Quốc-gia Việt-Nam của Quốc trưởng Bảo Đại hoặc thời Việt Nam Cộng hoà tại Miền Nam từ 1955 trở đi cho đến năm 1975, cũng như tại Miền Bắc cho đến ngày 8.8.1967 (Đinh Mùi) (Múi giờ 7), đều dùng Lịch tương-tự như Lịch Thì Hiến/Hiệp kỷ và đều lấy Kinh Đông 1050 hoặc 1200 làm chuẩn vì, đối với người Tầu, kinh độ 1200 này gần Lạc Dương (Lo Yang) nhất, mà ta biết thị trấn này hay được các Vua Tàu chọn làm Kinh đô: Đông Chu (Lạc Ấp), Lưỡng Hán, Tào Ngụy, Tân (Vương Mãng), Nguyên Ngụy, Tùy, Đường, Lương, Hậu Đường và Tống.

Nói như vậy là việc xác định Lịch để tính toán Tử vi đẩu số ( và các môn khác nữa) hoàn toàn minh bạch và dù có thời kỳ nào, quốc gia nào thì sai số chấp nhận được miễn là người tính hiểu bản chất của lịch trong môn này.

Ngoài ra, Tử vi đẩu số trong quá trình phát triển đã có những thủ pháp, kỹ thuật để khắc phục những điểm lỗi hệ thống ( trong đó có vấn đề Lịch pháp) của mình. Thế nên dù cả ngàn năm nay nó vẫn tồn tại, được ghi nhận để tôi và bạn vẫn còn biết tới nó mà học mà nghiên cứu....


Về việc xác định năm Giáp Tý đầu tiên như bạn đề cập: trong sách Việt Dịch Sử lược của tác giả Nguyễn Hữu Quang (http://www.ninh-hoa.com/) có đoạn viết về căn cứ xác định năm Giáp Tý đầu tiên:
Trung-Hoa đã có lịch rất sớm, khởi đầu bằng lịch Can-Chi phôi thai từ thời Hoàng-đế (căn-cứ vào các bản đất sét nung còn tàng-trữ tại Đại-học Yên-kinh), lên ngôi năm Giáp-tí (2697 BC), tương-ứng với thời Kinh-Dương-vương Lộc-Tục ở Nước ta (nên nhắc lại Kinh-châu và Dương-châu là 2 châu phương Nam trong cửu-châu của Cổ Trung-hoa, nghĩa là cương-vực của Cổ-Bách-Việt ), và Âm-dương Hợp-lịch đã có từ thời Vua Nghiêu (lên ngôi năm Giáp-thìn, 2357 BC), căn-cứ theo Thiên Nghiêu-điển trong Kinh Thư, vừa hoàn-thành phỏng theo Quy-lịch của Hùng-vương thứ 3 tức Hùng-quốc-vương Lân Lang, căn-cứ vào chi-tiết "Thuật dị ký" trong sách Thông-chí (2AL, Q II, Ngũ-đế-kỷ đệ-nhị, Chí #35, tr. 224) của sử-gia Trung-quốc Trịnh-Tiều (1104-1162)

Bạn nên tham khảo thật kỹ cuốn Việt Dịch sử lược Chương 3 Thiên Văn Lịch toán để hiểu thấu đáo hơn vấn đề này

Thân.
 

Le Tien

Thành viên mới
Tử vi và Lịch pháp đều căn cứ vào thiên văn, chính là quy luật vận hành của Trái Đất, Mặt trăng và các tinh tú có thể quan sát thấy được khác.

Lịch thì có nhiều phương pháp định, tính khác nhau tùy thuộc thời điểm và nền văn hóa. Phép tính lịch được dùng trong môn Tử vi đẩu số là phép Âm Dương hợp lịch, được căn cứ vào sự kết hợp quy luật vận hành của Trái đất quanh mặt trời ( Dương) và Mặt trăng quanh trái đất (âm). Trải qua nhiều thời ký lịch sử, Trung Quốc có các loại lịch như sau: https://drive.google.com/file/d/0Bx8qCCvg984bTnVVMWc1MmdRZGc/view?usp=sharing

Lịch Âm dương đời Nhà Thanh (Lịch Thì-Hiến) cũng như lịch đời nay tại Đài Loan, Hương Cảng, Hàn Quốc và Trung Quốc (Múi giờ 8) và Lịch Việt Nam suốt thời Chính phủ Quốc-gia Việt-Nam của Quốc trưởng Bảo Đại hoặc thời Việt Nam Cộng hoà tại Miền Nam từ 1955 trở đi cho đến năm 1975, cũng như tại Miền Bắc cho đến ngày 8.8.1967 (Đinh Mùi) (Múi giờ 7), đều dùng Lịch tương-tự như Lịch Thì Hiến/Hiệp kỷ và đều lấy Kinh Đông 1050 hoặc 1200 làm chuẩn vì, đối với người Tầu, kinh độ 1200 này gần Lạc Dương (Lo Yang) nhất, mà ta biết thị trấn này hay được các Vua Tàu chọn làm Kinh đô: Đông Chu (Lạc Ấp), Lưỡng Hán, Tào Ngụy, Tân (Vương Mãng), Nguyên Ngụy, Tùy, Đường, Lương, Hậu Đường và Tống.

Nói như vậy là việc xác định Lịch để tính toán Tử vi đẩu số ( và các môn khác nữa) hoàn toàn minh bạch và dù có thời kỳ nào, quốc gia nào thì sai số chấp nhận được miễn là người tính hiểu bản chất của lịch trong môn này.
Cảm ơn bác nhiều.
Ngoài ra, Tử vi đẩu số trong quá trình phát triển đã có những thủ pháp, kỹ thuật để khắc phục những điểm lỗi hệ thống ( trong đó có vấn đề Lịch pháp) của mình. Thế nên dù cả ngàn năm nay nó vẫn tồn tại, được ghi nhận để tôi và bạn vẫn còn biết tới nó mà học mà nghiên cứu....


Về việc xác định năm Giáp Tý đầu tiên như bạn đề cập: trong sách Việt Dịch Sử lược của tác giả Nguyễn Hữu Quang (http://www.ninh-hoa.com/) có đoạn viết về căn cứ xác định năm Giáp Tý đầu tiên:
Trung-Hoa đã có lịch rất sớm, khởi đầu bằng lịch Can-Chi phôi thai từ thời Hoàng-đế (căn-cứ vào các bản đất sét nung còn tàng-trữ tại Đại-học Yên-kinh), lên ngôi năm Giáp-tí (2697 BC), tương-ứng với thời Kinh-Dương-vương Lộc-Tục ở Nước ta (nên nhắc lại Kinh-châu và Dương-châu là 2 châu phương Nam trong cửu-châu của Cổ Trung-hoa, nghĩa là cương-vực của Cổ-Bách-Việt ), và Âm-dương Hợp-lịch đã có từ thời Vua Nghiêu (lên ngôi năm Giáp-thìn, 2357 BC), căn-cứ theo Thiên Nghiêu-điển trong Kinh Thư, vừa hoàn-thành phỏng theo Quy-lịch của Hùng-vương thứ 3 tức Hùng-quốc-vương Lân Lang, căn-cứ vào chi-tiết "Thuật dị ký" trong sách Thông-chí (2AL, Q II, Ngũ-đế-kỷ đệ-nhị, Chí #35, tr. 224) của sử-gia Trung-quốc Trịnh-Tiều (1104-1162)

Bạn nên tham khảo thật kỹ cuốn Việt Dịch sử lược Chương 3 Thiên Văn Lịch toán để hiểu thấu đáo hơn vấn đề này

Thân.
 

Chính Khí

Đời người trường đoạn rồi lại đoạn trường mà thôi.
Theo tôi, ta nên bàn về việc thế nào là 1 canh giờ, chắc sẽ thiết thực hơn.
Năm nay nhuận tháng 9, đó cũng là đề tài cần phải nhắc lại để thế hệ đàn em hiểu hơn cách tính tử vi và tiết khí.
Chuyện bàn về lịch là việc của các nhà Lịch học và ta chỉ việc cắm mỏ vào để sử dụng, miễn bàn nhiều thì hơn.
Ngày xưa cơm áo gạo tiền ko phải quá nặng nề như ngày nay. Nên ngoài việc chính để kiếm cơm nuôi gia đình. Chúng ta có làm thêm (đại bộ phận) hoặc tùy duyên với thiên hạ về nghề bói toán (ko liên quan tới thần học - chiêm tinh học). Cho nên có thể hiểu rằng sự Chuyên là gần như không có, chứ đừng nói tới việc vừa hồng vừa chuyên.
Ưu điểm của thế hệ này là nhờ Internet rút ngắn độ tuổi xem bói toán nói chung. Như ngày trước thì non xanh cũng phải cỡ 45-50 tuổi trở lên mới xem được cho mọi người, ngày nay có thể rút ngắn xuống còn khoảng ngoài 30 tuổi là đã đủ vững để hành nghề.
Ngày xưa người ta đứng ở mặt đất nhìn lên bầu trời, ngày nay người ta đứng ở vũ trụ nhìn về trái đất. Cho nên có nhiều thay đổi về tư duy của con người, thế hệ trẻ chúng ta đã có những nhận thức đột phá nhưng vẫn ghi nhận tri thức của tổ tiên ứng dụng vào cuộc sống hiện đại. Nên chúng ta cần có sự cởi mở với nhau và kết nối với các bậc cha ông để nhanh chóng hấp thụ được tinh hoa của tổ tông ngàn đời truyền lại.
Nói về việc Ta và Tàu, các bạn cũng nên nhìn nhận lại vấn đề là chúng ta đang sống ở Việt Nam, cần có cách tính phù hợp với Thủy - Thổ của Việt Nam ta.
Xét về cội nguồn của Dịch, nhiều tài liệu thừa nhận Dịch thuộc bộ tộc Bách Việt. Ngày nay dân Phương Bắc vẫn tiếp tục âm ưu thôn tính phương Nam, trong bộ tộc Bách Việt có bộ tộc Đại Việt ta. Cho nên không thể nói Dịch là của độc quyền sở hữu của người Phương Bắc.
Tàu đã chiếm hữu văn hóa Bách Việt, nên các bạn học tiếng Trung không hề khó khăn gì, do có nhiều từ ngữ tương đồng. Nhưng do phát triển lâu đời ở phương Bắc nên nó có nhiều sự cải biến cũng như cách tính phù hợp với Thủy - Thổ ở phương Bắc. Hầu hết các sách của chúng ta đều dịch ra theo nguyên tác tiếng Hán, nên phải trung thành với nguyên tác. Tàu tính theo giờ Bắc Kinh, Ta tính theo giờ Hà Nội, sự sai khác này đã làm cho cách an sao tính số có nhiều sự khác biệt.
Vạn sự tương đối.
Khi lập 1 lá số, tôi thường phải xét kỹ xem đương số hợp với canh giờ nào, chứ không áp đặt ngay canh giờ. Nên tôi có sự luận giải gần như không giống ai do canh giờ không giống ai.
Đương nhiên còn có nhiều cái không giống ai nữa, he he he
 
Top