Hà đồ biến thể và Ngũ hợp

Kim Ca

Thành viên
Trong Hán Việt Dịch Lược Sử GS Nguyễn Hữu Quang đã sưu tầm và dịch một lượng kiến thức Cổ Học Đông Phương đồ sộ, có nhiều bài dịch từ sách cổ quý hiếm, trong đó có Dịch Long Đồ

Trần-Đoàn (871-989), tự Đồ-Nam, hiệu Phù-dao-tử có viết ra một quyển Dịch Long-Đồ mà bài Tựa có chép trong Dịch Dực-truyện cuả Song-hồ Hồ Nhất-Quế, bảo rằng Long-mã-đồ có chỗ số chưa hợp, thửa thuyết rất chi ly, không thể hiểu được. Giữa bài có vài lời rất phân-minh rằng: thoạt đầu long-đồ chưa hợp. Duy số 55, ở trên số 25 là thiên-số, ở dưới số 30 là điạ-số. Ở trên ắt 1 không dùng. Hình 24 ở dưới ắt 6 không dùng, cũng là 24. Bản-chú nói: Trung-tâm thượng-vị bỏ số 1 thấy số 24, trung-tâm hạ-vị bỏ số 6 cũng thấy số 24, lấy một tuế là 36 tuần (1 tuần = 10 ngày), đi giáp vòng là được 24 tiết-khí vậy. Ta nhân đó nghĩ rằng trong long-đồ này thủy-thổ đổi chỗ, 1-6 thay 5-10 ở trung-cung, mà 5-10 ra thế chỗ cuả 1-6 vậy. Thủy-thổ vốn đồng-căn. Trời đất và nhân-thân, ban đầu từ thuỷ tới, nhưng dần dần ngưng thành thổ. Nên trong Hà-đồ 1-6 thủy biến ra 5-10 khôn-cấn thổ. Đó là lý-do tại sao thủy-thổ đổi chỗ. 5-10 đã đổi chỗ mà cư bắc. Nam-bắc đối nhau có 24 chấm, đông-tây đối nhau cũng có 24 chấm, không những chỉ ứng vào 24 tiết-khí mà còn ứng vào 24 sơn-hướng. Nhân-thân hai bên trái phải đều có 24 kinh-mạch, xương sống trong lưng có 21 đốt, cổ có 3 đốt nữa, vị chi là 24 đốt. Một ngày có 12 giờ, mỗi giờ chia đôi thành 24 tiếng đồng-hồ. Nay dựa vào đó mà vẽ đồ, mệnh-danh là Hà-đồ Biến-thể, xưa nay chưa từng có.

Đồ này không những chí ứng với 24. Thiên-can lý-số hợp-hoá cũng đều ở đó mà ra cả. Giáp với kỷ hợp-hoá thành thổ. Ất với canh hợp-hoá thành kim. Bính với tân hợp-hoá thành thủy. Đinh với nhâm hợp-hoá thành mộc. Mậu với quý hợp-hoá thành hoả. Thuyết bảo là cái gì gốc cũng khởi từ tý. Gặp thìn là hoá. Giáp-kỷ khởi giáp-tý, được mậu-thìn. Ất-canh khởi bính-tý, được mậu-dần. Bính-tân khởi mậu-tý, được nhâm-thìn. Đinh-nhâm khởi khởi canh-tý, được giáp-thìn. Mậu-quý khởi nhâm-tý, được bính-thìn. Nên theo thìn đến can là hoá. Thìn là rồng, rồng là biến-hoá (ngộ long tắc hoá). Nên thuyết này hợp lý, vì không có sở dĩ nhiên.

Nay xem đồ này, bèn là Biến-thể Hà-đồ, hợp với chính-thể Hà-đồ, nhân có số cuả thập can hợp-hoá vậy. Giáp 1, kỷ 6 cư trung được thổ-khí cuả 5-10 trung-ương. Nên giáp kỷ hoá thổ. Mậu 5, quý 10 cư bắc, được 1-6 hoả-khí ở phương bắc, Nên mậu-quý hoá hoả. Bính 3, tân 8 cư đông, đuợc thủy-khí 3 + 8 = 11 cuả cuả phương đông. Nên bính-tân hoá thủy. Đinh 4, nhâm 9 cư tây, đuợc mộc-khí 4 + 9 = 13 cuả phương tây. Nên đinh-nhâm hoá mộc. Ất 2, canh 7 cư nam, kim-khí 2 + 7 = 9 cuả phương nam. Nên ất-canh hoá kim. Thảng hoặc thủy-thổ không đổi chỗ, ắt giáp 1, kỷ 6 ở phương bắc đáng hoá hoả, làm sao mà hoá thổ được ? Mậu 5 quý 10 cư trung, lý ra hoá thổ, làm sao mà hoá hoả được ? Thế mới biết Hà-đồ tất có số biến-thể vậy. Thập can hợp-hoá theo biến-số. Nên lần theo thìn mà hoá-số. Thìn không những tượng-trưng biến-hoá cuả rồng. Thìn là thổ phuơng đông, mà cũng là mộ-điạ cuả thủy bắc-phuơng. Tức thị cung thìn kiêm thủy-thổ. Nên thủy-thổ có lý biến-dịch. Ghập can hợp-hoá ngũ-hành, ứng-dụng to tát. Nên biết tạo-hoá kỳ-diệu đên thế vậy thay.



Hà đồ biến thể cùng với thuyết nạp âm sẽ có tác dụng định vi nguồn gốc chính tinh.
 
Chỉnh sửa cuối:

Diệp Vấn Thiên

Thành viên mới
Đọc lướt qua phần tóm tắt sách của Kim Ca thì thấy rất thú vị nhưng tôi có mấy thắc mắc. Note vào đây để bạn Kim Ca hoặc ai đó đã đọc sách này rồi thì giải thích giùm:


1/ Tác giả Dịch Long đồ này là Trần-Đoàn (871-989), tự Đồ-Nam, hiệu Phù-dao-tử chỉ là trùng tên với Trần Đoàn, tự Hi Di, người đất Hoa Sơn ngày nay về phía Nam huyện Hoa Âm tỉnh Thiểm Tây, người được cho là tác giả của cuốn Tử vi Đẩu số Toàn thư do La Hồng Tiên biên soạn. Đúng ko?


2/ Truyền thuyết nói rằng Phục Hy nhân thấy con Long Mã nổi trên sông Hoàng Hà, trên lưng có 55 xoáy lông đen trắng mà vẽ ra Hà Đồ, vạch ra bát quái. Sau đó“ ngửa xem, cúi xét, nghiệm gần, nghiệm xa” mà hiểu được lẽ biến hóa của vũ trụ. - Sách Từ Điển Cao Đài- tác giả Nguyễn Văn Hồng. Hoặc Từ điển Từ nguyên, Kỳ môn ngữ tổng quy ( TQ ) cũng phát biểu đại loại như thế.


Từ đoạn trên có thể thấy chuyện phương vị là do Phục Hy từ Hà Đồ mà suy luận ra chứ bản gốc Hà Đồ trên lưng long mã vốn ko có phương vị. Điều này hợp logic vì theo truyền thuyết thì Long Mã là động vật sống. Hà Đồ hiện lên ở trên lưng Long Mã nên Long Mã quay đầu về các hướng khác nhau thì phương vị Hà Đồ cũng sẽ thay đổi. Vì thế, đưa Giáp Kỷ vào trung ương và đưa Mậu Quý ra ngoài chỉ là sai so với cách hiểu của Phục Hy chứ chưa chắc đã sai so với Hà Đồ gốc.


Có điều nếu đưa 1,6 và trung ương thổ, đưa 5, 10 xuống Bắc bảo là được hỏa khí nên Mậu Quý hóa hỏa thì hơi khiên cưỡng vì trước giờ tôi hiểu rằng Bắc phương là hành thủy. Còn bảo Bắc phương là hành hỏa thì lại sai lẽ biến hóa của vũ trụ vốn là cái cốt tủy của Hà Đồ. Vì Phục Hy vốn đứng ở Đông Bán Cầu "ngửa xem, cúi xét, nghiệm gần, nghiệm xa" Mà đứng ở Đông bán cầu thì Nam trên Bắc dưới mới đúng.


3/ Hà đồ, cho đến nay được rất nhiều tác giả cho rằng là phần tiên thiên, dùng âm dương nhị khí để giải thích sự sinh ra của vũ trụ. Nôm na gọi là phần thể. Khác với Lạc Thư là ma phương 3x3 đơn thuần toán học, là phần dụng.

Có nghĩa là khi nối các số lẻ và chẵn của Hà Đồ lại thì ta sẽ có 1 hình xoáy trôn ốc, được coi là hình ảnh của dải thiên hà sau vụ nổ Big Bang. Nếu đưa 1, 6 vào trung ương như sách Dịch Long Đồ này thì tính chất thể này của Hà Đồ có còn nữa hay ko? Kiểu như thế này.


4/ Ngoài chuyện lập luận để đưa 1-6 vào trung vị, đưa 5-10 ra ngoài để giải thích thuộc tính của thập can thì sách này còn có điều gì đáng lưu ý nữa hay ko?
 

Kim Ca

Thành viên
phần Hà đồ có nguồn gốc Thiên văn, không phải do sách viết là Long Mã, Long Mã chỉ là cách viết truyền thuyết không có thật. cái "ngửa xem, cúi xét, nghiệm gần, nghiệm xa" là đây, nguồn gốc Hà Đồ được cụ Hà Uyên giải mã :

1. Chu kỳ Mộc tinh phối can chi trong bốn Mùa

1.1- Phương Đông:
- Trời - thiên can [ Giáp – Nhâm – Canh – Mậu – Bính ]
- Đất - địa chi [ Tí – Thìn – Thân ]

1.2- Phương Bắc
- Trời - thiên can [ Tân – Kỷ - Đinh - Ất – Quý ]
- Đất - địa chi [ Mùi – Hợi – Mão ]

1.3- Phương Tây
- Trời – thiên can [ Mậu – Bính – Giáp – Nhâm – Canh ]
- Đất – địa chi [ Dần – Ngọ - Tuất ]

1.4- Phương Nam
- Trời – thiên can [ Ất – Quý – Tân – Kỷ - Đinh ]
- Đất – địa chi [ Dậu – Sửu – Tị ]

2. Chu kỳ Kim tinh phối can chi trong bốn mùa

2.1- Phương Đông
- Trời – thiên can [ Ất – Quý – Tân – Kỷ - Đinh ]
- Đất – địa chi [ Sửu – Tị - Dậu ]

2.2- Phương Bắc
- Trời – thiên can [ Nhâm – Canh – Mậu – Bính – Giáp ]
- Đất – địa chi [ Thân – Tí – Thìn ]

2.3- Phương Tây
- Trời – thiên can [ Kỷ - Đinh - Ất – Quý – Tân ]
- Đất – địa chi [ Mão – Mùi – Hợi ]

2.4- Phương Nam
- Trời – thiên can [ Bính – Giáp – Nhâm – Canh – Mậu ]
- Đất – địa chi [ Tuất – Dần – Ngọ ]

3. Chu kỳ Thổ tinh phối can chi trong bốn Mùa

3.1- Phương Đông
- Trời – thiên can [ Bính – Giáp – Nhâm – Canh – Mậu ]
- Đất – địa chi [ Dần – ngọ - Tuất ]

3.2- Phương Bắc
- Trời – thiên can [ Quý – Tân – Kỷ - Đinh - Ất ]
- Đất – địa chi [ Dậu – Sửu – Tị ]

3.3 Phương Tây
- Trời – thiên can [ Canh – Mậu – Bính – Giáp – Nhâm ]
- Đất – địa chi [ Thìn – Thân – Tí ]

3.4 Phương Nam
- Trời – thiên can [ Đinh - Ất – Quý – Tân – Kỷ ]
- Đất – địa chi [ Hợi – Mão – Mùi ]

4. Chu kỳ Nhật tinh phối can chi bốn mùa

4.1- Phương Đông
- Trời – thiên can [ Đinh - Ất – Quý – Tân – Kỷ ]
- Đất – địa chi [ Mão – Mùi – Hợi ]

4.2- Phương Bắc
- Trời – thiên can [ Giáp – Nhâm – Canh – Mậu – Bính ]
- Đất – địa chi [ Tuất – Dần – Ngọ ]

4.3- Phương Tây
- Trời – thiên can [ Tân – Kỷ - Đinh - Ất – quý ]
- Đất – địa chi [ Tị - Dậu – Sửu ]

4.4- Phương Nam
- Trời – thiên can [ Mậu – Bính – Giáp – Nhâm – Canh ]
- Đất – địa chi [ Tí – Thìn – Thân ]

5. Chu kỳ Nguyệt tinh phối can chi bốn mùa

5.1- Phương Đông
- Trời – thiên can [ Mậu – Bính – Giáp – Nhâm – Canh ]
- Đất – địa chi [ Thìn – Thân – Tí ]

5.2- Phương Bắc
- Trời – thiên can [ Ất – Quý – Tân – Kỷ - Đinh ]
- Đất – địa chi [ Hợi – mão – Mùi ]

5.3- Phương Tây
- Trời – thiên can [ Nhâm – Canh – Mậu – Bính – Giáp ]
- Đất – địa chi [ Ngọ - Tuất – Dần ]

5.4- Phương Nam
- Trời – thiên can [ Kỷ - Đinh - Ất – Quý – Tân ]
- Đất – địa chi [ Sửu – Tị - Dậu ]

6. Chu kỳ Hỏa tinh phối can chi trong bốn mùa

6.1- Phương Đông
- Trời – thiên can [ Kỷ - Đinh - Ất – Quý – Tân ]
- Đất – địa chi [ Tị - Dậu – Sửu ]

6.2- Phương Bắc
- Trời – thiên can [ Bính – Giáp – Nhâm – Canh – Mậu ]
- Đất – địa chi [ Tí – Thìn – Thân

6.3- Phương Tây
- Trời – thiên can [ Quý – Tân – Kỷ - Đinh - Ất ]
- Đất – địa chi [ Mùi – Hợi – Mão ]

6.4- Phương Nam
- Trời – thiên can [ Canh – Mậu – Bính – Giáp – Nhâm ]
- Đất – địa chi [ Dần – Ngọ - Tuất ]

7. Chu kỳ Thủy tinh phối can chi bốn mùa

7.1- Phương Đông
- Trời – thiên can [ Canh – Mậu – Bính – Giáp – Nhâm ]
- Đất – địa chi [ Ngọ - Tuất – Dần ]

7.2- Phương Bắc
- Trời – thiên can [ Đinh - Ất – Quý – Tân – Kỷ ]
- Đất – địa chi [ Sửu – Tị - Dậu ]

7.3- Phương Tây
- Trời – thiên can [ Giáp – Nhâm – Canh – Mậu – Bính ]
- Đất – địa chi [ Thân – Tí - Thìn ]

7.4- Phương Nam
- Trời – thiên can [ Tân – Kỷ - Đinh - Ất – Quý ]
- Đất – địa chi [ Mão – Mùi – Hợi ]


Căn cứ theo bảng Tứ Thời Can Chi ở trên: sao Mộc có chu kỳ vận hành thuận tự theo bốn Mùa ứng bốn phương như sau:

[Giáp - Nhâm - Canh - Mậu - Bính] = [Tân - Kỷ - Đinh - Ất - Quý] = [Mậu - Bính - Giáp - Nhâm - Canh] = [Ất - Quý - Tân - Kỷ - Đinh]

Ta chuyển đổi đơn vị Thiên can thay bằng những con số 1 ~ 10 như sau:

[1- 9 - 7 - 5 - 3] = [8 - 6 - 4 - 2 - 10] = [5 - 3 - 1 - 9 - 7] = [2 - 10 - 8 - 6 - 4] = Đông - Bắc - Tây - Nam

Tương tự như vậy với hệ Thất tinh:

2)- Kim tinh: [2 - 10 - 8 - 6 - 4] = [9 - 7 - 5 - 3 - 1] = [6 - 4 - 2 - 10 - 8] = [3 - 1 - 9 - 7 - 5] = Đông - Bắc - Tây - Nam

3)- Thổ tinh: [3 - 1 - 9 - 7 - 5 ] = [10 - 8 - 6 - 4 - 2] = [7 - 5 - 3 - 1 - 9] = [4 - 2 - 10 - 8 - 6] = Đông - Bắc - Tây - Nam

4)- Nhật tinh: [4 - 2 - 10 - 8 - 6] = [1 - 9 - 7 - 5 - 3] = [8 - 6 - 4 - 2 - 10] = [5 - 3 - 1 - 9 - 7] = Đông - Bắc - Tây - Nam

5)- Nguyệt tinh: [5 - 3 - 1 - 9 - 7] = [2 - 10 - 8 - 6 - 4] = [9 - 7 - 5 - 3 - 1] = [6 - 4 - 2 - 10 - 8] = Đông - Bắc - Tây - Nam

6)- Hỏa tinh: [6 - 4 - 2 - 10 - 8] = [3 - 1 - 9 - 7 - 5] = [10 - 8 - 6 - 4 - 2] = [7 - 5 - 3 - 1 - 9] = Đông - Bắc - Tây - Nam

7)- Thủy tinh: [7 - 5 - 3 - 1 - 9] = [4 - 2 - 10 - 8 - 6] = [1 - 9 - 7 - 5 - 3] = [8 - 6 - 4 - 2 - 10] = Đông - Bắc - Tây - Nam



Chúng ta nhận thấy, nội dung những con số trong Hà Đồ, với những cặp số [1 - 6], [2 - 7], [3 - 8], [4 - 9], [5 - 10], là đơn vị Thời gian của người phương Đông, phối hợp ứng với hệ thống can chi, đó là [Giáp - Kỷ], [Ất - Canh], [Bính - Tân], [Đinh - Nhâm], [Mậu - Quý]. Đây là những nguyên tắc tiếp nối hệ thời gian can chi:

KHỞI ĐẦU - KẾT THÚC = CHUNG THỦY

Cũng như chúng ta thường nói, làm người sống với nhau có đầu thì có cuối vậy !

Hà Uyên

có thể Diệp Vấn Thiên sẽ chưa hiểu được bài trên nhưng tạm thời ta bác bỏ việc Long Mã để tiếp cho phần sau.
 

Kim Ca

Thành viên
như vậy Hà đồ có nguồn gốc do chuyển đông của Ngũ Tinh, phối Can chi với hệ số 1-10

phương bắc Thủy 1 6
phương nam Hỏa 2 7
phương đông Mộc 3 8
phương tây Kim 4 9

các con số trên tự nó đã có cho nên :
Thiên nhất sinh Thủy
Địa nhị sinh Hỏa
Thiên tam sinh Mộc
Địa tứ sinh Kim

Can chi

Giáp 1, Ất 2, Bính 3, Đinh 4, Mậu 5, Kỷ 6, Canh 7, Tân 8, Nhâm 9, Quý 10

Giáp - Kỷ được khí trung ương nên hóa Thổ
Ất - Canh = 2 + 7 = 9 - 5 = 4 Hóa kim
Bính - Tân = 3 + 8 = 11 - 10 = 1 Hóa thủy
Đinh - Nhâm = 4 + 9 = 13 - 10 = 3 hóa mộc
Mậu - Quý = 5 + 10 = 15 - 10 = 5 ?

chổ này sẽ phát sinh thêm vấn đề

sách trên viết "Mậu 5 quý 10 cư trung, lý ra hoá thổ, làm sao mà hoá hoả được ? Thế mới biết Hà-đồ tất có số biến-thể vậy. Thập can hợp-hoá theo biến-số. Nên lần theo thìn mà hoá-số. Thìn không những tượng-trưng biến-hoá cuả rồng. Thìn là thổ phuơng đông, mà cũng là mộ-điạ cuả thủy bắc-phuơng. Tức thị cung thìn kiêm thủy-thổ. Nên thủy-thổ có lý biến-dịch. Ghập can hợp-hoá ngũ-hành, ứng-dụng to tát. Nên biết tạo-hoá kỳ-diệu đên thế vậy thay."

Sách Chuyết Canh Lục chép: giáp-kỷ Thổ, ất-canh Kim, đinh-nhâm Mộc, bính-tân Thủy, mậu-quý hỏa. Thập can theo luật "Ngộ long tắc hoá 遇龍則化 gặp rồng (thìn) ắt hoá", giáp-kỷ (2α’ + 1 = 3) hợp hoá Thổ bởi vì dần = 3, thìn = 5, nên 3 + (5- 3) = 5 (mậu = thổ); ất-canh (2α’ + 1 = 5) hợp hoá Kim bởi vì 5 + (5- 3) = 7 (canh Kim); bính-tân (2α’ + 1 = 7) hợp hoá Thủy bởi vì 7 + (5- 3) = 9 (nhâm Thủy); đinh-nhâm (2α’ + 1 = 9) hoá Mộc bởi vì 9 + (5- 3) = 11 ~ 1 (giáp Mộc); mậu-quý (2α’ + 1 = 1) hợp hoá hỏa bởi vì 1 + 2 = 3 (bính hỏa). Có câu cổ-ca:

Anh em hiếu-đễ, thê hiền,
Ngộ long tắc hoá, hổ (dần) liền sinh con.
 
Top