Chia sẻ cuốn Linh khu thời mệnh lý của tác giả Lê Hưng

Lục Quang Mạnh

Thành viên
Mình vừa tìm được cuốn sách rất hay về tử vi của phái Thiên Lương là cuốn Linh khu thời mệnh lý: https://app.box.com/s/ol349l3sc2h2s095r35tssli5fv9ykoh . Ai có nhu cầu tìm hiểu thì vào đây tải nhé.

Vẫn biết là vi phạm bản quyền nhưng không có tiền mua sách thì đọc bản scan trên điện thoại tạm vậy. Nghèo mà. Nhưng cuốn này rất là hay đấy.
 
Chỉnh sửa cuối:

Sơn Chu

Thành viên nhiệt tình
Cảm ơn bạn, sách rất quý
 

Lục Quang Mạnh

Thành viên
Cuốn này em săn bản pdf trên mạng từ năm trước tới giờ không thấy. Cũng muốn định tìm mua nhưng sót tiền. Lúc trưa vô tình tìm được từ một trang web họ scan cho download về, em tải về và đăng lên chia sẻ với mọi người luôn.

Em chưa đọc, nhưng có xem qua phần giới thiệu của một vài người và nghe thầy Lê Đức nói qua trên youtube thì cuốn sách này rất hay. Đây là một công trình nghiên cứu của tập thể các thành viên gia đình Thiên Lương. Mà chúng ta cũng biết tinh thần của cụ Thiên Lương và cũng là của gia đình là sẵn sàng chia sẻ, không dấu giếm gì. Đây là tinh thần rất quý.

Một đặc điểm nữa là những gì cụ Thiên Lương viết rất khó đọc do cụ viết vắn tắt và dùng nối diễn tả cổ ngày xưa. Nếu mới học mà đọc ngay cuốn ""Tử vi nghiệm lý"" thì chả hiểu nổi. Nhưng kinh nghiệm của em học món này là tìm các bài viết trên tạp chí KHHB của Trần Việt Sơn diễn giải lại rất dễ hiểu, hoặc các bài viết của giáo sư Lê Hưng, hoặc đọc Tử vi giảng minh của tác giả Thiên Phúc Vũ Tiến Phúc. Thời bây giờ thì có thể nghe thầy Lê Đức giảng trên Youtube hoặc đọc cuốn Linh Khu Thời Mệnh Lý này.

Một chút chia sẻ kinh nghiệm của em với mọi người.
 

Sơn Chu

Thành viên nhiệt tình
Bạn Mạnh khi nào rảnh rỗi giao lưu đàm đạo nhé. Tôi cuối tuần thường ngồi ở 15 Dương Quảng Hàm với các vị bằng hữu luận số. Hi vọng có duyên gặp bạn.
 

Lục Quang Mạnh

Thành viên
Bạn Mạnh khi nào rảnh rỗi giao lưu đàm đạo nhé. Tôi cuối tuần thường ngồi ở 15 Dương Quảng Hàm với các vị bằng hữu luận số. Hi vọng có duyên gặp bạn.
Bạn Mạnh khi nào rảnh rỗi giao lưu đàm đạo nhé. Tôi cuối tuần thường ngồi ở 15 Dương Quảng Hàm với các vị bằng hữu luận số. Hi vọng có duyên gặp bạn.
Vâng ạ! Thế thì tốt quá! Hôm nào, em qua anh học hỏi thêm. Hôm trước em gặp được anh laido, anh ấy có nhắc về anh.

Đợt này, cơ quan em bắt đi làm cả thứ 7 nữa lêm em cũng ít thời gian cuối tuần. Và cũng thú thực là em cũng ngại, đội mũ bảo hiểm đạp xe cà tàng qua đó mấy ca ca tưởng dân đồng nát lại xua đuổi thì cũng mệt.
 

Lục Quang Mạnh

Thành viên
Em đọc qua có một bài viết em đọc từ năm trước có cái bảng thống kê nhanh lấy ra từ sách Linh khu thời mệnh lý bên dưới. Nó đưa ra cách nhận diện nhanh về lá số khá hay.

Ví dụ như nhìn: cung an Mệnh ở Thân, Tí, Thìn là đoán được sơ sơ là đương số được hưởng may mắn hơn thế hệ cùng trang lứa, thấy cung: Phụ mẫu, huynh đệ, Phu thê có sát, phá, tham báo hiệu vợ chồng bất hòa hoặc chia ly.



Link bài viết: http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/21270-linh-khu-do-buc-ky-hoa-gian-don-chan-dung-nguoi/
 

Lục Quang Mạnh

Thành viên
Lê Hưng VKD: Hai chữ ÂM DƯƠNG với SỨC KHỎE

1/ ÂM DƯƠNG LÀ GÌ?

Từ vựng ÂM & DƯƠNG là 2 thuật danh định tính khái quát 2 mặt vận hành của mọi vật chất (hữu hình hoặc vô hình) trong trời đất (xuất hiện vào thế kỷ thứ 3 truớc công nguyên, do nhà lý học Trâu Diễn đề xuớng thời Xuân thu - Chiến quốc nước Tàu loạn lạc); bộ sách đông y lâu đời nhất là HOÀNG ĐẾ NỘI KINH (thời Tiền Tần / Chiến quốc nước Tàu chưa thống nhất) cũng lấy nguyên lý "vận hành" của Kinh Dịch (cách nay khoảng 46 thế kỷ) để "thực tế hóa" 2 thuật danh Âm & Duơng trong phần nói về giáo khoa bệnh học luận trị, là:



(ảnh Internet)



ÂM TỤ - DUƠNG TÁN để các thầy thuốc căn cứ vào đây mà chữa bệnh !. Điều này có ý nghĩa toán học rất cụ thể:

- ÂM là nhận vào (in-put, in-come), tập trung lại, gom góp - tích lũy thêm... (tính cộng, tính nhân, tính lũy thừa, hàm tích phân...).

- DUƠNG là cho ra (out-put, out-come), xuất phát chia sẻ, bớt dần đi...(tính trừ, tính chia, tính căn thức, hàm vi phân...).

Nhìn vào thực tế cuộc sống con nguời, lại càng thấy rõ ràng hơn:

- Ăn, uống... là hành vi của ÂM

- Tiểu tiện, đại tiện ... là hành vi của DƯƠNG

Ngay cả các sinh hoạt "phồn thực sinh lý" của mọi động vật (kể cả người):

- Động vật "giống CÁI" luôn ở thế NHẬN VÀO (Âm).

- Động vật "giống ĐỰC" luôn ở thế CHO RA (Duơng).

Như vậy "lưỡng nghi" của Kinh Dịch phuơng Đông cổ đại, có thể tạm hiểu (bước đầu) như triết luận mối tương quan hữu cơ của 2 hành vi đối đẳng nhau, nhưng nương tựa nhau (hàm ơn nhau!) để mọi vật chất tồn sinh - dù vô hình hay hữu hình trong tầm mắt hữu hạn của sinh vật nguời! Đó là ý nghĩa của thuyết Âm Duơng ! Nền văn minh - khoa học đương đại, cũng là thành quả tốt đẹp xuất phát từ những công trình trí tuệ toán học: chọn lọc giải pháp CHO RA/Dương - NHẬN VÀO/Âm khả thi nhất (vận trù học) để thực hiện, mục đích làm cho SỰ SỐNG con nguời hạnh phúc hơn!

2/ SỨC KHỎE LÀ GÌ?

Có 2 nguồn định nghĩa về SỨC KHỎE con nguời, đó là:

2.1- Theo y học hiện đại (quen gọi là Tây y): tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) đã định nghĩa Sức Khỏe là một trạng thái hoàn hảo về thể chất, tinh thần,và phúc lợi xã hội.

2.2- Theo y học cổ truyền (quen gọi là Đông y): các tài liệu giáo khoa về YHCT đều quan niệm Sức Khỏe là lưỡng nghi Âm - Duơng trong cơ thể được thăng bằng! Ngược lại: bệnh tật chỉ là hậu quả của sự mất quân bình Âm Duơng...

Riêng nền y học cổ truyền Việt Nam, nhiều thầy thuốc danh tiếng trong y sử nuớc nhà (cụ Tuệ Tĩnh thế kỷ 14, cụ Nguyễn Đại Năng thế kỷ 15, cụ Lê Hữu Trác thế kỷ 18, cụ Nguyễn Đình Chiểu thế kỷ 19...) đều đã truyền thừa cho hậu thế quan niệm "sức khỏe toàn diện" từ vật chất đến tinh thần, theo như cụ đông y sĩ Đẩu Sơn - Lê Lã Sảng (chủ phòng thuốc Phúc Mãn Đuờng thời gian 1934-1963, khu phố Chợ 20 đuờng Général Lizé - Saigon, nay là đường Điện Biên Phủ, quận 10- TP. HCM) đã giải thích chi tiết SỨC KHỎE ĐÍCH THỰC (là cách gọi của gia tộc Lê Lã tỉnh Hưng Yên năm xưa) gồm 6 hợp phần (3 âm, 3 dương) như sau:

- khỏe mạnh về thể chất (là hạt nhân, Â1)

- khỏe mạnh về an sinh xã hội (qđ. Â3)

- khỏe mạnh về cảm xúc (qđ. D1)

- khỏe mạnh về ứng xử (qđ. D2)

- khỏe mạnh về tâm linh (qđ. D3)

Mô hình minh họa:



(Â1: thể chất; Â2: tinh thần; Â3: an sinh xã hội

D1: cảm xúc; D2: ứng xử; D3: tâm linh)

3/ Sức Khỏe TỶ LỆ NGHỊCH thời gian tích tuổi:

Sự SỐNG con nguời là quá trình tích tuổi, thể trạng sinh học của mọi nguời đến tuổi nghỉ hưu (từ trên 55 tuổi...) đều có sự suy thoái trong các hoạt động của tổ chức tạng - phủ... Điều này có ý nghĩa: sống càng lâu thì sức khỏe càng yếu dần đi! Lão khoa Đông y đã nghiệm lý được khả năng "tiên luợng tuơng lai" cho các hệ tuổi tác, như sau:



(sức khỏe "tỷ lệ nghịch" với tích tuổi)

Cũng từ bảng thống kê kinh nghiệm ở trên, các thầy thuốc xưa đã phát hiện ra được mối liên thông giữa khả năng "âm-duơng phồn thực" (tức sinh hoạt tình dục nam nữ) với tình hình sức khỏe "bình thuờng" của nguời đàn ông (tính bình quân với mức sai số 10% ) như sau:






(Hằng số 9 là "cửu khiếu Linh khu" gồm 2 mắt + 2 tai + 2 lỗ mũi + 1 miệng + 1 lỗ thông đại tiện + 1 lỗ thông tiểu tiện của bộ máy người kỳ diệu).

Thầy thuốc đông y ĐẨU SƠN (Lê Lã Sảng) giải thích: số 9 theo ma trận vuông Lạc Thư (mô hình tuợng số áp dụng trong hậu thiên bát quái - Dịch lý cổ truyền) thuộc hành Hỏa quẻ Ly trong Linh khu (tức bộ máy nguời kỳ diệu) là tạng Tâm (chủ về bộ phận tuần hoàn huyết), tuổi già mà máu huyết còn luân lưu tốt... ắt sức khỏe phồn thực âm - duơng cũng còn... lai rai chút đỉnh!

4/ Tạo nguồn SỨC KHỎE ĐÍCH THỰC cho tuổi nghỉ hưu:

4.1- Mười điều để sống khỏe:

Điều 1: Ăn ít thịt, mà nhiều rau xanh;

Điều 2: Ăn ít đường, mà nhiều trái cây tươi;

Điều 3: Giảm phiền muộn, cần ngủ nhiều (7 tiếng/ngày);

Điều 4: Nói ít, mà làm nhiều;

Điều 5: Mặc đủ ấm, tắm thường xuyên;

Điều 6: Ít ăn mặn đắng, nên ăn chua ngọt;

Điều 7: Không ăn quá no, nên nhai nhiều và kỹ rồi mới nuốt;

Điều 8: Bỏ qua giận dữ, nên cười nhiều làm lành;

Điều 9: Dẹp bỏ tham muốn, chỉ cần cống hiến là chính;

Điều 10: Ít ngồi xe, nên đi bộ nhiều (>30 phút/ngày).

4.2- Phòng bệnh bằng 5 KHÔNG:

Không vui quá (vui quá hại tâm);

Không buồn quá (buồn quá hại phế) ;

Không tức quá (tức quá hại can);

Không sợ quá (sợ quá hại thận);

Không suy nghĩ quá (suy nghĩ quá hại tỳ).

4.3- Ăn uống mỗi ngày cần:

Một củ hành , một nhánh xả, một lát gừng tươi để chống ung bướu;

Một quả cà chua, vài múi bưởi để chống cao huyết áp;

Một tép tỏi để chống viêm nhiễm;

Một củ khoai vài chén trà xanh để chống xơ vữa mạch máu;

Một quả chuối, vài miếng đu đủ chín để phấn chấn tinh thần, tránh táo bón;

Một quả trứng hay một ít thịt cá nạc để chống suy dinh dưỡng;

Uống một đến hai lít nước mỗi ngày.

4.4- Triết lý cho cuộc sống

4.4.1- Một Trung tâm: - Sức khoẻ thể chất ổn định;

4.4.2- Hai chút chút: - Một tí thoải mái làm phương tiện;

- Một tí mơ mộng làm cứu cánh.

4.4.3- Ba quên:

- Quên tuổi tác đang tích lũy;

- Quên bệnh tật đang xảy ra;

- Quên hận thù bấy lâu dằn vặt.

4.4.4- Bốn có:

- Có nơi ở ổn định;

- Có bạn đời chung thuỷ (hoặc có tri kỷ tri âm chia sẻ);

- Có khoản tiết kiệm hoặc tiền dành dụm;

- Có kiểm tra sức khỏe thể chất định kỳ (6 tháng/lần).

4.4.5- Năm phải:

- Phải thể dục mỗi ngày > 30 phút;

- Phải hoà nhã khi giao tiếp;

- Phải bình tĩnh khi khó khăn;

- Phải biết nói thêm chuyện hài hước;

- Phải coi mình chỉ là người bình thường.

5/ TẠM KẾT:

Thuật danh ÂM DUƠNG nói chung là khái quát hành vi NHẬN & CHO (chứ không có ý nghĩa nào khác hơn!) của mọi vật chất trong tự nhiên giới cũng như trong cơ thể con nguời. Nguồn sức khỏe của mỗi chúng ta chỉ có thể bền bỉ dài lâu, khi cá thể chúng ta biết vận hành tích cực cả 6 hợp phần của sứ khỏe đích thực (holistic concept) trong thường ngày, theo "cơ chế 3 âm 3 dương" đã nêu ở trên:

5.1- cơ chế 3 âm (nhận vào):

- Về thể chất, thì siêng năng tập thể dục, chơi thể thao vừa sức (tạo quĩ tích lũy sức khỏe hạt nhân).

- Về tinh thần, cập nhật kiến thức liên tục, để có thêm nhiều hiểu biết...

- Về an sinh xã hội, tiếp nhận nguồn phúc lợi xã hội (luơng hưu, trợ cấp, tiền dành dụm ....) một cách thanh thản, không hoang phí đua đòi ảo tuởng..
.
5.2- cơ chế 3 dương (cho ra):

- Về cảm xúc, luôn hồn nhiên, lạc quan... trong hoàn cảnh & điều kiện sống của mình!

- Về ứng xử, thì thân thiện-cởi mở với mọi đối tác, tạo niềm vui vẻ với bạn bè...

- Về tâm linh, luôn huớng tới việc ích thiện, hảo ý tự nguyện gíúp đỡ người cơ nhỡ khó khăn... trong khả năng của mình! (tạm gọi: tâm linh không nhang khói).

Lê Hưng VKD
(Bài nói chuyện sáng chủ nhật ngày 14.92014 với Hội Cựu giáo chức TP. TDM tại hội truờng trung học Chu Văn An, P. Hiệp Thành nhân ngày Người cao Tuổi Việt Nam 1/10 hàng năm)
 
Chỉnh sửa cuối:

Lục Quang Mạnh

Thành viên
Lê Hưng VKD lúc đầu em không hiểu tại sao, cứ nghĩ VKD là một thuật ngữ chuyên ngành gì đặc biệt lắm. Hóa ra là viết tắt tên vợ của tác giả là Vương Kim Dung. Một cách tôn trọng vợ rất đặc biệt của tác giả.

Tác giả Lê Hưng VKD chính là giáo sư Lê Trung Hưng mà trước năm 1975 viết các bài có tiền tố 10 như: 10 Trạng thái kỳ thú của Tử-Vi, .. rất hay để diễn giải các kinh nghiệm của phái Thiên Lương.
 
Top