Học Dịch - câu chuyện về nhân quả - hay mong muốn trả lời câu hỏi về sự tồn tại

Hoàng Trung

Quản trị diễn đàn
Hoàng Trung thân có chút chức sắc mà không đóng góp gì cho làng cả, chỉ giỏi đánh trống bỏ dùi, ăn ốc để vỏ, cảm thấy thẹn thùng trong lòng.
Nay có loạt bài viết quê mùa đăng lên trên tinh thần có hay cùng thưởng, có dở cùng chịu với mong muốn diễn đàn ngày một phong phú với nhiều chủ đề đa dạng.
Mong rằng chỉ cần anh em yêu thích học thuật thì bất luận môn học, không chia môn phái chúng ta đều chia sẻ tinh hoa để cùng học hỏi.
Xóa đi những cố chấp, ích kỷ, nhỏ nhen, không màng sĩ diện để khiêm tốn nhìn nhận, bài trừ những cáo mượn danh hùm.
Điều rất quan trọng là chúng ta đoàn kết và luôn giữ được tôn chỉ hoạt động của diễn đàn.
Bài viết không hay nên cảm ơn tất cả những người sẽ đọc.
 

Hoàng Trung

Quản trị diễn đàn
Có một câu hỏi mà tôi cố gắng tìm kiếm bấy lâu nay
Ta học Dịch để làm gì?
(Chú thích: Dịch ở đây chỉ Dịch lý và môn truyền thống: Bốc Dịch.
Tôi không ca ngợi lợi ích hay sức hút của Dịch vì muốn khó khăn để thử thách những người kiên trì. Tôi nhìn về khó khăn để vượt qua nó bằng sự thủy chung của mình)

I - Học Dịch để tránh sai lầm?
Khổng tử từng nói: "Trời cho ta sống thêm ít năm nữa, nếu có 5 hoặc 10 năm nghiên cứu thông Kinh Dịch, có thể không mắc phải sai lầm lớn"
Ngài có công đưa Dịch lên một vị trí cao trong xã hội, Kinh Dịch được xếp vào ngũ kinh mà Nho giáo coi trọng nhất. Dĩ nhiên ngài hiểu Dịch khá sâu, nhưng điều ngài mong ước lại thừa nhận một thực tế, tránh khỏi "sai lầm lớn" rốt cục cũng không phải là tránh được sai lầm. Như vậy ngài chỉ dám ước có thể giảm tránh thôi là tốt lắm rồi. Mà thực tế thì không như tưởng tượng, tức là học Dịch đến mức giảm sai lầm thì còn khoảng cách xa lắm. Nên nếu học Dịch vài năm mà mong tránh khỏi sai lầm, giảm bớt tai ương, vận hạn, thì nghiêm túc nhận xét 1 câu mong muốn đó là Hoang Tưởng. Mà chờ đến lúc gần đất xa trời như Khổng Trọng Ni mà mới gần hiểu Dịch thì quá muộn, cơ bản chẳng kịp làm gì cho mình và cho đời nữa. Nên tham vọng của tuổi trẻ chỉ là hão huyền. Thêm nữa, khi ta đến tuổi để gần hiểu Dịch thì ta đã trải qua bao biến cố trong đời, bao hạnh phúc và sóng gió, ta thấu hiểu cuộc sống, chấp nhận nó, thấu hiểu dần cái đạo vô vi mà nhìn những điều xảy đến là đương nhiên, khi đó ta hiểu đời, hiểu Dịch, vậy thì trước ta cứ chờ đến khi đó để đủ tầm thấu hiểu. Giờ học làm gì?
Tạm trả lời là Vô vọng

II - Có một số bạn giàu tham vọng hơn, muốn học Dịch để biết trước tương lai hòng thay đổi nó, trong trường hợp các bạn í đoán sai thì không nói, nhưng đoán đúng thì lại xảy ra 2 trường hợp: 1 - tương lai xảy đến bị ảnh hưởng bởi yếu tố vĩ mô; 2 - tương lai xảy đến ảnh hưởng bởi yếu tố vi mô.
1- xin thưa là các bạn chẳng thay đổi được gì trong tình trạng này, mà chỉ thích ứng với nó. Bởi vì con người trong trần thế đủ các thứ ràng buộc bạn đắm chìm cùng thế giới. Bạn muốn thoát khỏi ư? Chỉ có cách tu hành. Than ôi, khi đó bạn chẳng cần biết đến Dịch.
2- yếu tố ảnh hướng đến ở tầm vi mô, tức là bạn cho rằng có khó khăn thì vẫn thay đổi nó, bạn cho rằng khoảng cách giữa thành và bại, được và mất chỉ trong tích tắc, mong manh như 1 phần ngàn sợi tóc.
Thì tôi nhắc với bạn rằng: không gì thoát khỏi nhân - quả, bạn muốn được quả bạn phải gieo nhân, khi bạn không làm chủ được cái nhân thì bạn cũng bất lực trước cái quả (à, có gì đó ở đây), cho nên nếu chỉ để biết trước mà xử lý thì bạn cần chuẩn bị từ khi phát sinh cái nhân, nhưng tất cả chúng ta đều gieo nhân vô thức mà lại mong cái quả tốt - lại thêm 1 điểm vô lý và hão huyền.
Có câu: Nhân quả báo ứng vào lúc bất ngờ nhất, lúc kẻ gây nghiệp và nạn nhân đều quên lãng nguyên do, khiến kẻ bị báo ứng bất ngờ chẳng phòng bị và đối tượng bị hại thay vì hả hê mà nảy sinh thương xót. Thế thì tránh làm sao được?
Bạn muốn hiểu Dịch để gieo nhân? Làm ơn đọc lại phần I.
+ Một ví dụ truyền miệng của La Quán Trung, về chuyện Gia Cát Lượng lập đàn giải hạn, phút chót bị Ngụy Văn Trường phá đám, đấy Lượng râu giỏi vậy, lập ra Long Trung kế sách chia ba thiên hạ, giúp Lưu Bitis xưng Đế, chém gió thổi tung quần sĩ Đông Ngô, giúp Thục trở thành cường quốc đủ sức đem quân đi đánh Ngụy mà còn cầu mệnh thất bại, trong khi các bạn hầu hết chỉ là người thường, tu thân tề gia đã là thành công lớn nhất thì lấy đâu bản lĩnh thay đổi số mệnh? Cá nhân tôi thì cho rằng anh Trung này lấy kịch bản từ nguồn hucau.us. Bởi lẽ kẻ hiểu mệnh thì không dại gì nghịch thiên đạo mà hại hậu thế. Thực tế hiện nay trong các danh gia thời Tam Quốc thì hậu thế Khổng Minh là bình an nhất, các bạn có thể tìm hiểu thêm qua google về thôn bát quái, về cháu gái sáu mấy đời họ Gia Cát xinh vãi cả ra. Còn kẻ đoạt thiên mệnh là Tư Mã Ý và con cháu, thống nhất Tam Quốc lập ra nhà Tấn, tồn tại 156 năm, gặp Lưu Dụ diệt sạch chẳng còn mống nào. Nhưng vẫn lấy ra làm ví dụ vì vụ đó nổi tiếng.
Thì đến Gia Cát Lượng cũng vô vọng kia mà.
III - Một vài bạn muốn học Dịch để làm thầy bói. Có giúp gì được đương số không? (Xin lỗi một số anh em đang hành nghề)
Qua phần I và II, Tôi rút ra kết luận chỉ dùng đoán để biết, để chịu đựng, như thế thì hướng dẫn người ta đến bác sĩ tâm lý, đến các nhà truyền giáo, các nhà hướng đạo thì có lẽ sẽ phù hợp hơn. Thậm chí về khía cạnh nhân mệnh và hiểu biết bản thân thì người ta cần các môn chuyên nghiệp như Tử vi, Tử Bình... trăm hay không bằng tay quen mà. (riêng môn Bát tự hà lạc thì tôi cho rằng chỗ đứng trong giới học thuật đủ để đánh giá, hoặc nó đã bị thất truyền).

Có nhiều thầy có kể chuyện, vì thầy xem đúng thế nọ thế kia, giúp đương số thế này thế khác. Đầu tiên xin bày tỏ sự khâm phục vì không phải ai cũng làm được việc phúc như thế, sau đó thật lòng xin lỗi vì tư duy phản biện cho thấy, hàng trăm người gặp thầy, có người cũng thế mà không được cứu, lại chỉ 1,2 kẻ may mắn là vì sao? Xét về tỉ lệ thành công thì hiệu suất chưa được thuyết phục lắm. Có câu Phúc chủ lộc thầy, đến số họ được cứu thì họ tất được cứu, không gặp thầy sẽ gặp được người khác thôi.

Hay là một số người học Dịch để tìm lối tắt để được sự công nhận của xã hội. Thật lòng mà nói kiếp ông thầy bạc lắm, kể cả chuyên hay không chuyên. Nói sai thì không cam lòng, mà đôi khi xấu đúng lại bị người ta chửi. Gặp 1 số người tâm lý yếu kém, hay sợ hãi, thầy nảy sinh tâm lý muốn thành người quan trọng, dọa nạt người ta, rồi thành dối trá, lừa đảo, cuối cùng bị quả báo. Rồi thầy học không thông, phán bừa, phán sai, khiến đương số khổ sở này nọ, cũng sẽ bị quả báo. Tệ hơn là một số kẻ đánh mất lương tâm đi lừa tiền, tình, làm rối xã hội, sớm muộn gì cũng gặp quả báo.

Thì rồi câu trả lời là vô vọng tiếp.
- Tóm lại là học Dịch thì chẳng có lý do gì hết.
-
-
Ngoài duyên ngộ, ngoài đam mê, ngoài sự ham thích mầy mò khám phá một nền tảng học thuật huyền bí phương Đông. Học để trực tiếp cảm nhận quy luật nhân quả
Học bằng một sự vô tư như hào 2 của quẻ Thiên Lôi Vô Vọng vậy.
Lục nhị: Bất canh hoạch, bất tri dư, tắc lợi hữu du vãng.
Dịch: Khi cày thì không nghĩ tới lúc gặt, khi mới khai phá (TRI) thì không nghĩ đến ruộng đã thuộc (dự), như vậy mà tiến tới thì có lợi.
 
Top