Tâm thế khi học Tử Vi.

Vô minh

"Sắc sắc không không"
Cuộc sống hiện đại cuốn con người vào những vòng xoáy khác nhau. Với cơ hội tiếp cận thông tin nhanh chóng như hiện nay, tri thức loài người càng tăng tiến. Tuy nhiên, điều cần thiết nhất cho mỗi cá nhân và xã hội hiện nay, chính là sự cân bằng. Cân bằng về cảm xúc, trí tuệ, hành vi và cân bằng trong mỗi cơ cấu cộng đồng.

Đã có thời gian, chúng ta đi tìm “điểm cân bằng” ở những giá trị ngoài bản thân. Giả như những thú vui hưởng thụ, sự dư thừa về vật chất hay những tiến bộ về công nghệ thông tin v.v… Nhưng dần dần, tâm lý con người ngày càng trở nên mong manh, dễ nổi loạn và dễ đổ vỡ. Đây không phải kết luận hàm hồ mà thực tế đã chứng minh bằng những bạo loạn, chiến tranh, mất cân bằng xã hội, khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng hạnh phúc gia đình.

Gần đây đã xuất hiện trào lưu “tìm về giá trị cốt lõi bản thân”. Chúng ta đang cố gắng định vị chính mình, hiểu rõ chính mình và cân bằng cuộc sống.

Tử Vi là một giải pháp, một con đường và là đạo nhân sinh. Trong nó dung hòa những triết lý nhân sinh đầy nhân văn, không hề trói buộc, không hề nặng hình thức. Vượt qua thời gian khi nó xuất hiện, Tử Vi không bị lệ thuộc vào những quan điểm nặng tính quy chuẩn cực đoan như “tam tòng tứ đức” hay “ tam thập nhi lập”.

Học Tử Vi, chỉ cần thấu hiểu những giá trị nhân sinh tàng ẩn, chúng ta đã có được một nhân sinh quan tương đối hoàn chỉnh. Tử Vi – với nền tảng lý luận dựa trên Âm Dương – đã đưa ra những luận điểm cơ bản về mâu thuẫn nhưng cùng tồn tại phát triển.

Tâm thế khi học Tử Vi, phải dựa trên nền tảng tư duy âm dương. Vậy thì, cũng thật cần khi suy nghiệm một chút về âm dương. Tôi muốn đề cập đến âm dương như một phép tư duy, chứ không phải với tư cách là một học thuyết. Tư duy âm dương cho phép chúng ta có được sự cân bằng trong mỗi suy tưởng, mỗi hành vi và mỗi kinh nghiệm. Điều này sẽ được minh chứng qua những vấn đề cơ bản trong học thuyết âm dương.
Sự đấu tranh đối lập của âm dương.
Học thuyết âm dương cho rằng, tất cả sự vật và sự việc đều tồn tại hai mặt âm dương đối lập tương hỗ. Như ngày có ngày và đêm, giống loài có đực và cái, nhiệt độ có nóng và lạnh v.v…

Sự đấu tranh đối lập của âm dương thúc đẩy sự phát triển biến hóa của sự vật. Như thiện và ác, như chính và tà, như tâm linh và khoa học v.v…

2. Âm dương tương hỗ.

Tuy âm dương đối lập nhau, nhưng lại dựa vào nhau để tồn tại, dù là từ phía nào đều không thể thoát ly đối phương để tồn tại độc lập. Đó gọi là trong âm có dương, trong dương có âm. Như trong họa tàng ẩn phúc, trong ác chứa mầm mống sự thiện, trong cái đổ vỡ cảm nhận được giá trị của hạnh phúc giản đơn.

Âm dương tương hỗ đặt ra mệnh đề về nhân quả. Nếu như không có bóng tối sẽ không nhìn nhận được ánh sáng, không có động sẽ chẳng có tinh, không có thực thì cũng chẳng có hư…. Cũng như, không có ác thì khó nhận biết giá trị của điều thiện.

Xưa viết “cô âm bất sinh, cô dương bất trưởng” ý là vậy !

3. Âm dương tiêu trưởng.

Tiêu là giảm đi, trưởng là lớn lên. Âm dương không nằm trong trạng thái bất biến, mà nằm trong sự chuyển dịch biến động mang tính kế thừa. Khi âm tiêu thì dương trưởng, khi dương tiêu thì âm trưởng.

Như bốn mùa, mùa xuân khí dương lớn lên, đến mùa hạ thì cực thịnh. Đó là dương trưởng, âm tiêu. Đến thu khí trời hàn mát, dương bắt đầu tiêu, âm bắt đầu thịnh. Đến mùa đông hàn khí cực thịnh là âm trưởng dương tiêu.

Điều này cũng phản ánh quy luật của vạn vật, khi một trạng thái đạt điểm cực thịnh, tất sẽ có thoái trào.

4. Chữ Duyên xen giữa Âm Dương

Âm và Dương không tự mình vận động tạo nên vạn vật. Lấy một ví dụ dễ hiểu, một người nam và một người nữ, tuy cũng là hai mặt âm dương, nhưng không phải đột nhiên kết hợp thành gia đình, từ đó sinh ra một cơ cấu hoàn chỉnh.

Âm Dương tương tác vận hành, cần có một chữ Duyên ở giữa làm chất xúc tác. Điều này vô cùng hệ trọng , chính nó tạo nên những “biến số” cho vũ trụ, làm nên điều kì diệu của cuộc sống. Phật giáo đã nhắc đến chữ Duyên. Thiên Chúa giáo cũng nhắc đến dưới hình ảnh “Chúa Thánh Thần” – ngôi thứ 3 trong ba ngôi Thiên Chúa.

Trong Tử Vi, chữ Duyên này là nhân duyên, nó tàng ẩn và là yếu tố vô cùng hệ trọng.

Trên đây khái quát một cách cơ bản về học thuyết âm dương. Để biến một học thuyết thành phép tư duy, cần có sự suy nghiệm. Bạn đọc cố gắng đọc nhiều lần nội dung khái quát về học thuyết âm dương, nhắm mắt lại và suy tưởng về cuộc sống. Giả như suy tưởng về họa phúc, về được mất, về vật chất và tinh thần, về tình yêu và trách nhiệm, về đúng và sai, thiện và ác v.v….

Khi chúng ta chuẩn bị một tâm thế tốt, một tâm thế muốn hiểu rõ mình, hiểu đúng người, chúng ta đã nhập môn Tử Vi. Khi chúng ta chuẩn bị một tư duy tốt, một tư duy âm dương, nghĩa là chúng ta đã bắt đầu hiểu Tử Vi.

Nói tóm lại, học Tử Vi, quan trọng hơn hết không phải bí quyết hay tuyệt chiêu gì. Quan trọng, đó là cần 1 tâm thế đúng và 1 phép tư duy chuẩn. Một tâm thế rộng mở, hài hòa và yêu thương. Một phép tư duy âm dương
Viên minh
Nguồn: http://forum.lysoviet.vn/danh-muc-20/bai-viet-trong-lop-hoc-tu-vi-cung-ban-luan-va-gop-y-dang-boi-vien-minh--371
 

linhanh

Thành viên
MỜI ANH EM ĐỌC BÀI DƯỚI ĐÂY ĐỂ BIẾT RÕ MÌNH CẦN PHẢI TƯ DUY NHƯ THẾ NÀO VỚI CÁI GỌI LÀ ( SỐ MỆNH ) :))
BÀI QUÁ DÀI NÊN PHẢI CHIA RA LÀM NHIỀU ĐOẠN !
 
Chỉnh sửa cuối:

linhanh

Thành viên
Ánh hào quang còn mãi qua 3000 năm
Bài này mình soạn ra ,chép lại lời hiền nhân đời trước ...Mong sao nó cũng trở thành một tư liệu quí giúp ích được các bạn lý số ,trong quá trình nghiên cứu ,tham khảo nâng cao kiến thức lý luận ,cũng như học thuật của các bạn , và mình...
Do hạn chế về công cụ soạn thảo ...Cũng như chuyên môn ,mà bài viết có nhiều lỗi chính tả và hạn chế ,các bạn hãy bỏ qua cho những lỗi này ...
- Bài này theo ý kiến riêng của mình : ( Nó sẽ là hố sâu ,là cái bẫy ,là nấm mồ, chôn vùi những kiến thức nông cạn về vận mệnh ....Nó cũng là ngọn đuốc soi sáng cho những ai có tâm thực sự cầu học trên bước đường dẫn đến cái chân thiện mỹ của vận mệnh .)...
 

linhanh

Thành viên
ÁNH HÀO QUANG QUA 3000 NGÀN NĂM LỊCH SỬ

QUAN NIỆM TRÁI CHIỀU VỀ THUẬT ĐOÁN MỆNH
Gọi là không mệnh tức là phủ định và phản đối cái trên đời gọi là thiên mệnh . Quan niệm này là một học thuyết của phái Mặc Gia trước nhà Tần ,chiếm một địa vị quan trọng của thời bấy giờ.
Có thể nói như thế này : Trong không khí lan tràn vẫn đục thiên mệnh quan lúc bấy giờ , học phái Mặc gia nêu cao ngọn cờ tươi sáng này ,rõ ràng đã thổi luồng gió mát làm tỉnh táo tai,mắt mọi người .
Sách phi mệnh của Mặc tử gồm 3 quển thượng trung hạ ,lời lẽ trong sách tập trung thể hiện nhân vật mặc định ,đại biểu cho Mặc tử phê phán thuyết thiên mệnh rực rỡ nhất ở thời cổ đại Trung Quốc .
Trong sách phi mệnh Mặc Tử nói: Những người công chính trị vì đất nước thời xưa đều mong muốn ,đất nước giàu có dân chúng đông đúc ,chính trị ổn định ,nhưng cái mà họ thu nhận được ,không phải là giàu có ,mà là nghèo khổ .Không phải đông đúc mà là thưa thớt .Không phải ổn định mà là họa loạn ,như vậy tức là nói trên thực tế ,họ không thu được những gì họ mong muốn mà là thu được những gì họ không mong muốn .Nguyên do vì đâu?
Câu trả lời là :Những người chủ trương có vận mệnh trà trộn trong nhân gian quá nhiều .Những người này cho rằng :Mệnh đã cho giàu có ,thì giàu có.Mệnh đã cho nghèo khổ thì nghèo khổ .Mệnh định ít người ,thì ít người .Mệnh định yên ổn ,thì yên ổn.Mệnh bát loạn ,thì họa loạn .Mệnh định trường thọ ,thì trường thọ .Mệnh định chết yễu ,thì chết yễu .Dù anh có bỏ bao nhiêu công sức ra cũng chẳng được gì .Họ đem món hàng này giao bán cho các bậc vương công ở trên . Ảnh hưởng đến tính tích cực của dân chúng ở dưới .CHO NÊN KẺ THEO THUYẾT THIÊN MỆNH LÀ NHỮNG KẺ KHÔNG NHÂN ĐỨC .Về những ngôn luận làm mê hoặc lòng người của họ ,không thể không tranh luận triệt để cho lộ rõ thực chất ra. Thế thì làm thế nào mới tranh luận triệt để, lộ rõ thực chất được ?Mặc tử nói:Trước tiên phải định cho một tiêu chuẩn .Nếu không có tiêu chuẩn khác nào xoay bánh xe đồ gốm mà xác định phương hướng .Cho nên Mặc tử đề ra lập luận phải có 3 nguyên tắc tiêu chuẩn .Ba tiêu chuẩn là gì ?Một là nguyên cứu tận gốc ,hai là làm rõ quá trình ,ba là kiểm nghiệm thực tiễn .
Làm thế nào để nghiên cứu tận gốc :Đó là phải tìm ra sự tích các bậc thánh vương thời cổ đại ?
Làm thế nào để làm rõ quá trình ?Đó là phải tai nghe mắt thấy, thực tình ở trong dân chúng .
Làm thế nào kiểm nghiệm được thực tiễn ?Đó là kiểm nghiệm việc thực thi hành chính có phù hợp với lợi ích quốc gia và nhân dân hay không?
Nếu ngày nay kẻ sĩ quân tủ trong thin hạ cho rằng có vận mệnh ,tại sao lại không đi quan sát sự tích các thánh vương .Thời xưa hạ kiệt làm loạn thiên hạ .Nhà Thương lên thay thiên hạ thái bình cai trị tốt .Thương Phong làm loạn thiên hạ .Chu Vũ Vương tiếp nhận quản lý tốt .Trong thời kỳ xã hội không biến đỗi dân chúng không biến đỗi ,do Kiệt trụ thống trị thì thiên hạ đại loạn .Chu Vũ Vương thống trị thì thiên hạ thái bình,chẳng lẽ những nguyên tắc đó là do vân mệnh chăng ?
Giờ đây kẻ sĩ quân tử trong thiên hạ cho rằng có vân mệnh ,sao không đi tìm sách của các tiên vương để lại ?Loại sách này do hà nước soạn thảo ra ,công bố những hiến chế được thi hành trong dân chúng . Hiến chế của tiên vương từng nói :Hạnh phúc không thể cầu xin được .Mà tai họa không thể tránh khỏi sao?thiện lương không tốt ? Hung tàn không hại sao?Tiên vương dùng hình luật để xét xử các vụ án ,để giam giữ tội phạm .Hình luật của tiên vương từng nói:Hạnh phúc không thể cầu xin được .Mà tai họa không thể tránh khỏi sao?thiện lương không tốt ? Hung tàn không hại sao?.Tiên vương dùng quân lệnh để quản lý quân đội ,chỉ huy quân đội tiến thoái ,quân lệnh của tiên vương từng nói :Hạnh phúc không thể cầu xin được .Mà tai họa không thể tránh khỏi sao?thiện lương không tốt ? Hung tàn không hại sao?Cho nên Mặc tử nói rằng:Chúng ta còn chưa đọc hết những cuốn sách được thống kê trong thiên hạ ,dù có thống kê cũng không làm hết được ,nhưng nhìn phương diện chung mà nói ,cơ bản phải kể đến ba loại lớn là :Hiến chế ,hình luật và quân lệnh ,bây giờ hãy xem lời lẽ của những kẻ giữ thiên mệnh thì không tìm thấy ở những sách kinh điễn của tiên vương ngày xưa ,như vậy rõ ràng có thễ vứt bỏ được không ?Hai là là lời lẽ của những kẻ giữ thiên mệnh đi ngược lại với đạo nghĩa thiên hạ ,những lời lẽ ngược với đạo nghĩa này làm cho dân chúng thống khỗ trăm bề không rút chân ra được .Coi sự khốn khỗ của dân chúng là niềm vui của bản thân mình ,thì là người phá hại thiên hạ .
 

linhanh

Thành viên
(tiếp theo )
Lại xem ,tai sao người ta muốn giữ những con người chính nghĩa đễ quản lý đất nước ?Trả lời rằng người chính nghĩa ở trên thì thiên hạ thịnh trị ,Thượng đế núi sông quỉ thần có được người chính thống thừa kế ,ngàn vạn dân chúng sẽ được hưởng sự tốt lành to lớn ,làm thế nào mới chứng thực quan điểm này .Ngày xưa Thương quân được phong hào ấp ,vùng đất này dài không quá trăm dặm ,nhưng Thương quân lại cùng dân chúng thương yêu nhau ,giao tiếp cùng có lợi ,có của thừa thì chia ,dạy dân chúng tôn kính thượng thiên .quỉ thần làm đất nược thương quân giàu có lên ,kết quả chư hầu quy phục hiền sĩ tụ về ,chỉ trong một thời gian xưng vương cùng thiên hạ .
Lại như Chu Văn Vương ngày xưa được phong ở TUẤN C HU (Nay là huyện kỳ sơn tỉnh thiễm tây),vùng đất này dài không quá trăm dặm ,nhưng Chu Văn Vương lại cung dân chúng thương yêu nhau giao tiếp cùng có lợi ,của thừa thì chia ,cho nên dân chúng trong vùng vui vẻ chịu sự cai trị của ông ,còn ở nơi khác nghe được đức độ của ông thì tìm cách qui về .Lúc đó chỉ cần nghe cái tên Chu Văn Vương ,không chỉ người khõe mạnh đứng lên chạy về nơi ông cai trị ,mà những người bênh tật yếu đuối cũng thành khẫn nằm chờ tại nơi mình ở ngày đêm trông ngóng thầm rằng : (Nếu đất của Văn vương rộng đến chỗ ta ở đây , thế thì ta đã trở thành thần dân của Văn vương ) .Chính vì nguyên nhân ấy .Thương thiên quỉ thần làm đất nước Văn vương giàu có hẳn lên,kết quả chư hầu qui về ,trăm họ gần gủi hiền sĩ tìm đến ,chẵng mấy chốc xưng vương cùng thiên hạ ,đứng đầu chư hầu .Vừa rồi chúng ta nói rằng: Người nhân nghĩa ở trên ,thên hạ sẽ thịnh trị ,thương đế núi sông quỷ thần có người chính thống kế thừa .Ngàn vạn dân chúng hưởng được sự tốt lành to lớn ,đó là căn cứ vào sự thực như vậy mà kết luận .
Cho nên thánh vương ngày xưa chế định ra pháp luật ban bố chính lệnh ,lập ra điều lệ thưởng phạt ,vốn là đễ khuyến khích người tốt ,kiềm chế kẻ xấu ,hành chính thưởng phạt rõ ràng ,dân chúng ở nhà sẽ hiếu thuận với cha mẹ ,ra ngoài tôn kính thầy giáo ,đi về có qui củ lễ tiết ,con trai con gái không tạp loạn .Nếu nhà nước được những người ấy cai trị thì sẽ không xảy ra trộm cắp ,người giữ thành trì sẽ không bị bội phản , vua gặp nạn thề chết bảo vệ ,vua lưu vong sẽ đi theo hộ tống ,mỹ đức ấy được vua tán thưởng ,được dân khen ngợi ,thế mà những người tin thiên mệnh lại nói rằng :Đức vua tán thưởng vì mệnh người ấy được như thế, chớ không phải vì làm điều tốt mà được khen .Do bị tư tưởng ấy chi phối ,mà có một số người ở nhà không hiếu với bố mẹ ,ra ngoài không tôn kính thầy ,nam nữ ăn ở hỗn tạp với nhau ,nếu nhà nước mà những người ấy ralàm quan thì phủ huyện sẽ xảy ra trộm cắp ,giữ thành sẽ bội phản ,đức vua gặp nạn sẽ không thủ tiết ,vua lưu vong sẽ không đi theo mà những việc làm xấu xa ấy , đức vua trừng phạt ,dân chúng trách móc .Nhưng những việc làm xấu xa ấy .Những người tin thiên mệnh lại nói rằng :Vua trừng phạt là do mệnh người ấy bị thế mà ,không phải do có hành vi xấu xa mà bị trừng phạt .Do tưởng ấy chi phối đức vua có thể không giữ chính nghĩa ,làm bề tôi có thể không trung với vua ,làm cha có thể không thương yêu con cái ,làm con có thể không hiếu với bố mẹ ,làm em có thể không tôn kính anh ,cho nên người tin thiên mệnh là người tạo ra mọi bịa đặt và những việc làm xấu xa .
Thế thì làm thế nào có thể chứng minh những người tin thiên mệnh tạo ra mọi sự bịa đặt và những việc làm xấu xa ?
Hãy xem người dân thời xưa chưa được khai hóa ,phải làm để mưu sinh nhưng ăn mặc vẫn thiếu thốn ,không tránh khỏi lo lắng cho bản thân chịu đói chịu rét ,nhưng mà nguyên lý giản đơn của sự chịu đói chịu rét ấy ,không được họ cho rằng đó là do mình không chịu siêng năng làm việc ,do mình lười nhác ,mà lại cứ cho rằng :Bản mệnh của tôi là phải chịu đói chiu rét .Lại xem những ông vua bạo ngược thời xưa ,đã không kiềm chế được tửu sắc của mình trong tâm luôn chứa đựng ý nghĩ xấu xa ,lại không hiếu thuận với cha mẹ tránh sao khỏi quốc phá gia vong ,nhưng mà nguyên lý giản đơn quốc phá gia vong ấy ,lại không được những người tin theo thiên mệnh nghĩ rằng :Con người con người tôi không hợp lòng dân ,không biết quản lý đất nước ,mà họ bảo thủ cho rằng :Mệnh của tôi vốn là mệnh làm cho quốc phá gia vong .Kinh thư từng nói : (Ta nghe nói người triều Hạ mượn tiếng thiên mệnh để ban bố mệnh lệnh cho thiên hạ ,cho nên thượng đế nỗi giận mà đánh phạt tội trạng của họ,cho nên nhà Hạ đã mất đi quân đội của mình .Đó là lời kinh thi đã nói ,khi phủ định thiên mệnh của Hạ kiệt.
Trong kinh thư lại nói : (Thương Trụ lúc thường không chịu thờ cúng thượng đế quỉ thần ,lại con vứt bỏ tổ tiên lại còn nói :Ta mệnh tốt chẳng cần phải làm gì .Như vậy thượng đế cũng vứt bỏ thương trụ không còn che chở cho hắn nữa .Đó là lời Chu Vũ vương khi phủ định thiên mệnh của Thương Trụ ,chính vì cứ nghe những lời của kẻ tin thiên mệnh mà đức vua không chịu quản lý đất nước ,dân chúng không chịu làm ăn , khiến cho chính trường hỗn loạn ,của cải làm ra không đủ ăn , kết quả là không có rượu ngọt, gạo ngon dâng lên quỉ thần thượng đế ,không thu nạp nuôi dưỡng hiền nhân , chí sĩ trong thiên hạ ,không được ngồi mà chiêu đãi chư hầu ,không giãi quyết được nạn đói rét trong dân chúng ,càng không nói đến chuyện nuôi dưỡng người già ,chăm sóc kẻ tàn tật ốm đau) , vì vậy kết luận đối với kẻ theo thiên mệnh quan là : TRÊN KHÔNG LỢI VỚI TRỜI , GIỮA KHÔNG LỢI VỚI QUỈ ,DƯỚI KHÔNG LỢI VỚI NGƯỜI . Như vậy phải chăng những kẻ tin thiên mệnh đúng là những người tạo ra lời dối trá và việc làm xấu xa .
Cuối cùng Mặc tử tổng kết : Ngày nay kẻ sĩ quân tử thực lòng muốn thiên hạ giàu , ghét cảnh nghèo , muốn thiên hạ thịnh trị mà không đại loạn ,sao không xét xem ,lời những kẻ tin thiên mệnh là không đúng ,có hại cho thiên hạ vậy …
Tác giả Mặc Tử .
 

linhanh

Thành viên
Lời bình của một hậu nhân khác : Trong sách này Mặc tử đã dùng phương pháp ,nghiên cứu tận gốc làm rõ quá trình ,kiểm nghiệm thực tiễn, nêu nhiều ví dụ ,từng bước làm rõ đạo lý . Nên đã phản bác mạnh mẽ thuyết có vận mệnh ,thiên mệnh gây nguy hại cho dân chúng .Nhưng cũng có sự hạn chế của thời đại ,khi Mặc tử phản đối thuyết thiên mệnh ,thì ông lại nêu ra một lô thượng đế , quỉ thần nhưng dù sao trong lúc trời đất mông lung ,xã hội đang suy đồi trong thiên mệnh quan . Thì tư tưởng của Mặc tử nói trong cuốn sách quả là sáng chói .Không thể nghi ngờ nghi ngờ gì nữa .
 
Last edited by a moderator:
Top