Tử Vi Thiên Lương - Bàn Luận

Sashida

Thành viên mới
Chào tutruongdado;

Trong tử vi của cụ Thiên Lương có nêu Tử vi là kinh dịch thu nhỏ Bạn có thể giải thích giúp.

Cám ơn bạn;
 

tutruongdado

Thành viên nhiệt tình
Thành viên BQT
Chào tutruongdado;

Trong tử vi của cụ Thiên Lương có nêu Tử vi là kinh dịch thu nhỏ Bạn có thể giải thích giúp.

Cám ơn bạn;
Mình không thực sự nắm rõ về vấn đề này. Nhưng xin phép đưa ý kiến gom góp được.

Trước hết, nói về Kinh Dịch, copy nguyên văn từ trang wikipedia:
Kinh Dịch (giản thể: 易经; phồn thể: 易經, bính âm: Yì Jīng; IPA Quảng Đông: jɪk gɪŋ; Việt bính Quảng Đông: jik ging; các kiểu Latinh hóa khác: I Jing, Yi Ching, Yi King) là bộ sách kinh điển xuất phát từ nền văn hoá Việt cổ. Nó là một hệ thống tư tưởng triết học của người Á Đông cổ đại. Tư tưởng triết học cơ bản dựa trên cơ sở của sự cân bằng thông qua đối kháng và thay đổi (chuyển dịch) (Xem #Triết học dưới đây). Ban đầu, Kinh Dịch được coi là một hệ thống để bói toán, nhưng sau đó được phát triển dần lên bởi các nhà triết học Trung Hoa. Cho tới nay, Kinh Dịch đã được bổ sung các nội dung nhằm diễn giải ý nghĩa cũng như truyền đạt các tư tưởng triết học cổ Á đông và được coi là một tinh hoa của cổ học Trung Hoa, nó được vận dụng vào rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống như thiên văn, địa lý, quân sự, nhân mệnh...v.v...

Kinh (經 jīng) có nghĩa là một tác phẩm kinh điển, trong tiếng Hoa có gốc gác từ "quy tắc" hay "bền vững", hàm ý rằng tác phẩm này miêu tả những quy luật tạo hóa không thay đổi theo thời gian.

Dịch (易 ) có nghĩa là "thay đổi" hay "chuyển động".

Khái niệm ẩn chứa sau tiêu đề này là rất sâu sắc. Nó có ba ý nghĩa cơ bản có quan hệ tương hỗ như sau:
  • Giản dịch - thực chất của mọi thực thể. Quy luật nền tảng của mọi thực thể trong vũ trụ là hoàn toàn rõ ràng và đơn giản, không cần biết là biểu hiện của nó là khó hiểu hay phức tạp.
  • Biến dịch - hành vi của mọi thực thể. Vạn vật trong vũ trụ là liên tục thay đổi. Nhận thức được điều này con người có thể hiểu được tầm quan trọng của sự mềm dẻo trong cuộc sống và có thể trau dồi những giá trị đích thực để có thể xử sự trong những tình huống khác nhau.
  • Bất dịch - bản chất của thực thể. Vạn vật trong vũ trụ là luôn thay đổi, tuy nhiên trong những thay đổi đó luôn luôn tồn tại nguyên lý bền vững - quy luật trung tâm - là không đổi theo không gian và thời gian.
Tóm lại:
Vì biến dịch, cho nên có sự sống.
Vì bất dịch, cho nên có trật tự của sự sống.
Vì giản dịch, nên con người có thể qui tụ mọi biến động sai biệt thành những quy luật để tổ chức đời sống xã hội.
Hay: Thiên hạ chi động, trinh phù nhất (Dịch Hệ từ hạ truyện).
Tử Vi, như ta đã biết, khởi nguồn từ Kinh Dịch mà ra. Các sao, ý nghĩa sao đều dựa trên Kinh Dịch mà lập thành (tiếc là cái nguồn gốc lập thành này đã bị ẩn đi mất rồi). Vì vậy mà, các sao hay ý nghĩa của chúng đều thấm nhuần tư tưởng, triết lý cũng như nguyên tắc của Kinh Dịch.

Kinh Dịch nói về con người, xã hội. Tử vi cũng nói về con người, xã hội. Tử Vi khởi nguồn từ kinh dịch, nên xem tử vi là bộ Kinh Dịch thu nhỏ cũng hợp lý.

Đặc biệt, cụ Thiên Lương lại là người rất trọng tính nhân sinh quan, triết lý sống, nên vì thế, cụ đặt nặng triết lý của kinh dịch vào tử vi nhiều hơn.
 

Trùm Sò

Thành viên mới
Lý thuyết của cụ Thiên Lương rất hay, nhất là triết lý nhìn nhận nhân tâm. Không liên quan lắm nhưng khi nào viết bài về thái tuế nhập quái đi Thương
 

tutruongdado

Thành viên nhiệt tình
Thành viên BQT
Bây giờ tiếp tục với 3 tam hợp còn lại của vòng Thái Tuế.

Theo cụ Thiên Lương thì:
- Tuế Phá : bất mãn, hận lòng muốn đả phá quật ngược
- Điếu Khách : bất mãn, thường hay lấy lời lẽ thuyết phục phân trần
- Tang Môn : bất mãn mà vẫn nặng lo toan tính toán
ba vị trí Tuế Phá, Tang Môn, Điếu Khách luôn luôn có Thiên Mã là nghị lực, mẫn cán có nghĩa là đương số ở trong tình trạng bất mãn chống đối phải cho họ có nghị lực, mẫn cán mới được việc, còn tùy theo Thiên Mã đó có phải của họ hay không lại là việc thành bại quyết định.


Bình luận:
Riêng tam hợp Thái Tuế đã ứng với sự chủ động và chính danh, thì tuế phá - nghịch của thái tuế, dĩ nhiên ứng với bị động và không chính danh.
Trong tam hợp thái tuế, Bạch Hổ ứng trường sinh, Thái Tuế ứng đế vượng, Quan Phù ứng Mộ.
Bạch Hổ là trạng thái mới tiếp cận được cái chủ động, cái chính danh, nên hăng máu, nhiệt tình.
Thái Tuế là trạng thái chủ động, chính danh, được lợi nhất.
Quan phù là trạng thái khi mà sự chính danh, chủ động có phần chìm, nên cần phải suy tính cẩn thận, kĩ càng.

Ngược lại, trong tam hợp Tuế Phá thì thế nào. Bị động và không chính danh.
Kết thúc cái này là khởi đầu cái kia. Điếu khách ứng trường sinh, Tuế Phá ứng đế vượng, tang môn ứng mộ.
Điếu Khách là trạng thái mới bắt đầu bị động. Vẫn còn lưu luyến quá khứ, vẫn còn phân vân xem mình bất mãn hay chưa, vẫn tin rằng ít nhiều mình còn chút chủ động. Vì vậy nên phải phô trương những gì mình có để chứng tỏ, để vớt vát lại. Bản thân trạng thái điếu khách cũng khó thực sự hiểu rõ bản thân, nên mới hành động như vậy.
Vì thế, người điếu khách thường có tiếng: "khoe khoang". Khoe khoang thực chất là để vớt vát, chứ bản thân họ bắt đầu bị động với thời cuộc, và thiếu đi sự chính danh rồi.

Tuế Phá, là trạng thái bị động nhất, hầu như bị phản đối, không được ủng hộ, không lường tính được hoàn cảnh, cuộc sống không vận hành theo ý mình. Do vậy đây cũng là vị trí mà con người hoặc rất bất mãn, hoặc kiên cường bứt phá mạnh nhất.

Tang Môn, là trạng thái bị động, không chính danh có phần lắng xuống, chìm xuống. Người ở vị trí tang môn, giống như là sống chung với lũ quen rồi, nên chịu đựng được. Nhưng lũ vẫn là lũ, họ chưa thoát được, nên không tránh khỏi việc u sầu, nặng lo toan, tính toán.
 
Chỉnh sửa cuối:

Trần Trân

Thành viên mới
Bàn về Thái Tuế thỉ rất nhiều sách, nhiều ý kiến và cũng nhiều trường phái.
Nhưng cụ Thiên Lương vẫn nổi nhất, và anh chỉ muốn học, xem xét dựa trên sách của cụ. Còn các quan điểm tạp nham đầy rẫy trên mạng thì ... ôi thôi khỏi bàn trong topic này.

Em quan sát người mệnh cư 2 cung Thân Dậu, và Thái Tuế tại đó, tính ra được bao nhiêu người. Anh nghĩ chắc cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay thôi. Đặc tính lỗ mãng, nói không ai nghe, hay thích lễ bái chùa chiền, có khi lại thuộc về những sao khác. Việc nghiệm lý như vậy anh nghĩ chưa đủ đô.
Nhất trí với ý kiến của tù trưởng da đỏ: những người mệnh cư cung thân dậu có thái tuế cư chiếu chưa chắc là những người ăn nói lỗ mãng,tôi cũng đã chấm tử vi cho nhiều người để ý thấy những người mệnh có sát phá liêm tham thì hay nóng nảy lỗ mãng hơn,các bạn để ý xem sao?
 

Lonely Heart

Thành viên mới
Nhân tiện chủ đề các cao thủ cho em hỏi. Tại sao cụ Thiên lương chỉ chia ngũ hành Tam hợp cục có: Kim - Thủy - Hỏa - Mộc mà lại ko thấy nhắc đến Thổ?
 
Top