Tử Vi Thiên Lương - Bàn Luận

tutruongdado

Thành viên nhiệt tình
Thành viên BQT
Hôm nay rảnh rỗi ngồi đọc sách cụ Thiên Lương viết. Sách mà trước đây chỉ dám đọc qua loa, không dám đọc kĩ vì sợ tẩu :)).
Đọc 1 mình cũng chán, nên lập cái topic để ai có hứng vào cùng đàm đạo cho vui. Dù sao cũng là 1 danh sư có tiếng, mở ra hẳn 1 học phái bao nhiêu người theo.

Xin phép mở đầu.

Cụ Thiên Lương viết về Thái Tuế trong sách Tử Vi Nghiệm Lý.

Thái Tuế.
Cung Thiên Bàn đã ấn định tên vị trí theo địa chi nhất định. Lúc lấy số tuổi gì thì ghi Thái Tuế ở vào vị trí có tên của nó như người ta sinh ra đời ở trong đất nhà của mình hay đẻ đường lạc danh - bộ tùy theo mệnh thân có trúng tam hợp tuổi hay không?
Thái Tuế là ngôi vị có tính cách thịnh vượng cao cả của người thọ lãnh nhiệm vụ chỉ huy công việc có ảnh hưởng bao trùm sâu rộng trong quần chúng. Mệnh nào đóng trúng Thái Tuế hoặc trong tam hợp tuổi (Thái Tuế) của mình là người đó đã được sắp xếp mọi sự thỏa mãn như mình ở đất nhà mình, dẫu tốt xấu gì cũng thuộc quyền của mình, mình toàn quyền sử dụng theo ý muốn không phải e dè ai như là người ở nhờ hay thuê mướn tức là thỏa mãn, hài lòng tùy theo vị trí mức độ để mình thụ hưởng, dĩ nhiên là nhà mình, mình ra công bù đắp, chứ không có ý phá hoại. Đó là tư-cách của cá-nhân ở vị trí Thái Tuế.



Như vậy, qua đoạn viết về Thái Tuế này, ta nắm được ý cơ bản về sao Thái Tuế, và tam hợp Thái Tuế.
Đó là sự chủ động, chủ động như ở nhà của mình.
Ở nhà của mình, thích làm gì thì làm, mình có phá nhà phá cửa, cũng chẳng ai làm gì.
Có khách đến chơi nhà, không ưa thì đánh khách, chọc ghẹo khách, cũng chẳng sợ, nhà của mình cơ mà. Sao phải xoắn.

Ngược với Thái Tuế, chính là tuế phá, nhẹ hơn là tam hợp Tuế phá (tuế phá - Tang môn - điếu khách)
Ngược với chủ, chính là khách, là bị động.
Khách đến chơi, phải theo ý của chủ nhà, làm gì cũng phải nhìn trước nhìn sau, dò dò xét xét.
Dù khách là đại gia, giàu kếch xù, nhưng đến nhà người ta nhà tranh vách đất mà dám khinh bỉ xem, hãy liệu chừng.

So ra, ông thái tuế và ông tuế phá, chưa biết ai hơn ai. Nhưng ông thái tuế có cái lợi, đó là tự mình làm chủ, nắm thế chủ động. Ông tuế phá thì ngược lại.

Để ý thêm câu: người thọ lãnh nhiệm vụ chỉ huy công việc có ảnh hưởng bao trùm sâu rộng trong quần chúng.
Hàm ý, người thái tuế luôn được ủng hộ. Dù có đi giết người cướp của, cũng cứ được tung hô, ủng hộ, ảnh hưởng bao trùm. Ví dụ thì các bạn tự lấy.

Như vậy, ý nghĩa tinh diệu đầu tiên của Thái Tuế đã được hé lộ rất rõ ràng ngay đầu sách của cụ Thiên Lương.
 
Chỉnh sửa cuối:

nhimkid

Thành viên
Nhân bàn về Thái Tuế, sao nào cũng có đắc hãm, anh nghĩ sao về quan điểm Thái Tuế hãm ở hai cung Thân Dậu?
 

nhimkid

Thành viên
Trước em có đọc được một tài liệu nói Thái Tuế làm chủ 12 địa chi, là Vua của địa giới, nên ở cung nào thì chủ trì cung đó và cho riêng người đó. Xem vận hạn hằng năm cũng phải quan tâm đến lưu thái tuế vì nó là điều đáng nói cho chủ thể vận hạn đó. Nhưng Thái Tuệ hãm địa tại 2 cung Thân Dậu là đất Phật vì có là vua cũng chỉ có quyền hạn trong dục giới, không có tiếng nói tại đất này.
Ban đầu e cũng nghĩ là man thư thôi, nhưng nghiệm số một thời gian em thấy Thái Tuế ở 2 cung này có vẻ vô lực thật. Những người có Thái Tuế ở Thân Dậu vì cùng lứa với em nên em hay quan sát những người có mệnh cư hai cung này luôn, thường là người ăn nói lỗ mãng, nói không ai nghe, đặc biệt lại rất thích lễ bái hoặc chùa chiền. Hoặc e dùng cách xem bố mẹ, ông bà cũng ra kết quả được xác nhận như vậy. Vì mới khảo sát trên số lượng nhỏ nên em chưa dám quả quyết gì, chỉ nêu ra cho mọi người cùng thử thôi.
 

tutruongdado

Thành viên nhiệt tình
Thành viên BQT
Trước em có đọc được một tài liệu nói Thái Tuế làm chủ 12 địa chi, là Vua của địa giới, nên ở cung nào thì chủ trì cung đó và cho riêng người đó. Xem vận hạn hằng năm cũng phải quan tâm đến lưu thái tuế vì nó là điều đáng nói cho chủ thể vận hạn đó. Nhưng Thái Tuệ hãm địa tại 2 cung Thân Dậu là đất Phật vì có là vua cũng chỉ có quyền hạn trong dục giới, không có tiếng nói tại đất này.
Ban đầu e cũng nghĩ là man thư thôi, nhưng nghiệm số một thời gian em thấy Thái Tuế ở 2 cung này có vẻ vô lực thật. Những người có Thái Tuế ở Thân Dậu vì cùng lứa với em nên em hay quan sát những người có mệnh cư hai cung này luôn, thường là người ăn nói lỗ mãng, nói không ai nghe, đặc biệt lại rất thích lễ bái hoặc chùa chiền. Hoặc e dùng cách xem bố mẹ, ông bà cũng ra kết quả được xác nhận như vậy. Vì mới khảo sát trên số lượng nhỏ nên em chưa dám quả quyết gì, chỉ nêu ra cho mọi người cùng thử thôi.
Bàn về Thái Tuế thỉ rất nhiều sách, nhiều ý kiến và cũng nhiều trường phái.
Nhưng cụ Thiên Lương vẫn nổi nhất, và anh chỉ muốn học, xem xét dựa trên sách của cụ. Còn các quan điểm tạp nham đầy rẫy trên mạng thì ... ôi thôi khỏi bàn trong topic này.

Em quan sát người mệnh cư 2 cung Thân Dậu, và Thái Tuế tại đó, tính ra được bao nhiêu người. Anh nghĩ chắc cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay thôi. Đặc tính lỗ mãng, nói không ai nghe, hay thích lễ bái chùa chiền, có khi lại thuộc về những sao khác. Việc nghiệm lý như vậy anh nghĩ chưa đủ đô.
 

nhimkid

Thành viên
OK vậy theo tiếp Thiên Lương Phái vậy.
Trong sách của con trai cụ Thiên Lương viết, ông gì ý e không nhớ tên, có nhắc đến người tuổi Thân Tý Thìn nằm trong tam hợp Thân Tý Thìn là tốt nhất. Chắc cũng phải có liên quan đến Thái Tuế ở đây? Em vò đầu mãi mà không hiểu tại sao tam hợp Thân Tý Thìn lại tốt nhất @@
Quan điểm này vẫn thuộc Thiên Lương phái nên nêu ra ở đây được chứ ạ? Vì bộ sách đó con trai cụ nói là công bố ra những điều trước giờ chưa từng lộ của Thiên Lương phái, toàn là nguồn sách trong SG hết ngoài HN chẳng hiểu sao sách vở cấm tiệt.
 

tutruongdado

Thành viên nhiệt tình
Thành viên BQT
OK vậy theo tiếp Thiên Lương Phái vậy.
Trong sách của con trai cụ Thiên Lương viết, ông gì ý e không nhớ tên, có nhắc đến người tuổi Thân Tý Thìn nằm trong tam hợp Thân Tý Thìn là tốt nhất. Chắc cũng phải có liên quan đến Thái Tuế ở đây? Em vò đầu mãi mà không hiểu tại sao tam hợp Thân Tý Thìn lại tốt nhất @@
Quan điểm này vẫn thuộc Thiên Lương phái nên nêu ra ở đây được chứ ạ? Vì bộ sách đó con trai cụ nói là công bố ra những điều trước giờ chưa từng lộ của Thiên Lương phái, toàn là nguồn sách trong SG hết ngoài HN chẳng hiểu sao sách vở cấm tiệt.
Vậy thì em phải theo dõi kĩ topic này thôi. Và theo dõi cũng như tự mình tìm hiểu trước khi đem ra câu hỏi.
 

tutruongdado

Thành viên nhiệt tình
Thành viên BQT
Các vị trí trong vòng thái tuế:
- Thái Tuế : đầy lòng tự hào, coi mình như có sứ mạng làm việc chánh đáng .
- Quan Phù : hành động chánh đáng với suy tính kỹ càng, thận trọng .
- Bạch Hổ : gắng công làm việc chính đáng với bất kể giá nào .


Ba vị trí Thái Tuế, Quan Phù, Bạch Hổ luôn luôn được hưởng bộ sao Long
Phượng Hổ Cái (thỉnh thoảng mới có ba) là bộ sao đưa người ta đến vinh dự hưng vượng may
mắn bằng thế này hay thế khác tức là làm cho người ta thỏa mãn hài lòng.


Vì lẽ vị trí tam hợp Thái Tuế, Quan Phù, Bạch Hổ là vị trí may mắn thuận tiện đi đến vinh
quang, cho nên mỗi khi đại vận chuyển đến đó, bất kể là mệnh đóng ở vị trí nào (Tuế Phá, Thiếu
Dương hay Trực Phù) người có số vẫn được hài lòng thỏa mãn. Như trên đã nói về phần ghi đại
hạn thì cách thứ nhất (a) bắt đầu ghi ngay ở cung mệnh tuần tự theo chiều thuận hay nghịch mỗi
khi gặp tam hợp Thái Tuế là phát vinh quang, là trúng thời gian tuổi thật của đương số.


Bình luận:
Kể ra, mình thấy cụ Thiên Lương viết thế này cũng hơi quá. Hoặc là viết 1 cách ẩn ý.
Như bài đầu đã viết, người Thái Tuế (và nhẹ hơn là tam hợp Thái Tuế) nắm thế chủ động. Vì cái chủ động đó nên dẫn tới việc làm gì cũng như ở nhà của mình, và mình là chủ nhà nên mình tự đặt ra luật lệ.
Thực tế, từ xưa đến nay, không có cái gì hoàn toàn đúng, và không có gì hoàn toàn sai. Luật lệ do con người đặt ra, cảm thấy đúng thì nó là đúng, cảm thấy sai thì nó là sai. Tất nhiên trừ những thứ quá tiêu cực.
Ví dụ: Mại dâm, nhiều nước cho là đúng và được hành nghề công khai, Việt Nam cho là sai.
Ở 1 số nước Nam Mỹ, làm tiền giả còn được chính phủ ngầm ủng hộ. Trồng cần sa bạt ngàn mà chỉ bị diệt phá lẻ tẻ.

Cái lợi hại của thái tuế, là được trong môi trường mọi người ủng hộ, tôn vinh cái hành động của mình, nên mình làm gì cũng có tính làm chủ cao.
Nhưng cái hại chính là, dù mình làm bất cứ công việc gì, cũng cho rằng mình là người đang thi hành trách nhiệm, đang làm việc đúng đắn, đang làm việc chính nghĩa. Mặc dù thực chất việc đó tốt hay xấu còn chưa rõ.

Một hệ quả của cái chủ động, tôn vinh này, chính là việc chính danh - không chính danh.
Chính danh tức danh chính ngôn thuận, làm việc thực tế, giàu có quan lộc cũng phô trương.
Không chính danh tức là không được ủng hộ, ví như buôn lậu, ma túy, mại dâm... thì dẫu có giàu có, quyền lực, cũng không được cái danh tiếng, không được tôn vinh.

Như vậy, cứ mệnh thái tuế là được thuận lợi rồi. Và vận thái tuế cũng là vận thuận lợi.
Dẫu có lục sát lục bại vào, cũng vẫn là tốt đẹp, theo 1 nghĩa nào đó.

Bạn hãy hình dung như thế này. Nếu 1 vận gặp lục sát lục bại vào:
VD1: Mất 1 quả thận
- Thái Tuế: hiến thận cứu người
- Không Thái Tuế: bị trộm thận.

VD2: Phá sản, mất tiền.
- Thái Tuế: Phá sản nhưng để cứu nguy cho đất nước.
- Không thái tuế: làm ăn kém, bị hãm hại, bị ép phá sản.

VD3: Mất chức.
- Thái Tuế: nhường chức để đất nước yên bình, không đấu đá (Tôn Trung Sơn)
- Không Thái Tuế: mất chức, bị ép, thậm chí dính tiêu cực, dính án buộc phải rời ghế.
 
Chỉnh sửa cuối:

nhimkid

Thành viên
Các vị trí trong vòng thái tuế:
- Thái Tuế : đầy lòng tự hào, coi mình như có sứ mạng làm việc chánh đáng .
- Quan Phù : hành động chánh đáng với suy tính kỹ càng, thận trọng .
- Bạch Hổ : gắng công làm việc chính đáng với bất kể giá nào .

Ba vị trí Thái Tuế, Quan Phù, Bạch Hổ luôn luôn được hưởng bộ sao Long
Phượng Hổ Cái (thỉnh thoảng mới có ba) là bộ sao đưa người ta đến vinh dự hưng vượng may
mắn bằng thế này hay thế khác tức là làm cho người ta thỏa mãn hài lòng.
Vì lý của người tam hợp thái tuế là luôn cho mình có sứ mệnh của người làm việc chính đáng, lại có bộ tứ linh đem lại may mắn, hưng vượng nhưng cũng là bộ sao kiểu cách, nên họ đã làm là phải làm việc lớn, tính chuyện đại sự, giả sử có kinh doanh cũng phải lập chiến lược đâu ra đấy, thích lãnh đạo, chứ thường không thích những công việc nhỏ nhặt mà họ nghĩ là không phải bổn phận hay không thuộc tính cách của mình như bán hàng, bưng bê phục vụ. Hoặc nếu bắt buộc phải làm, họ luôn làm việc với suy nghĩ vì đại sự ngày mai chứ không chỉ chăm chăm vào công việc ấy. Bộ tứ linh cũng mang lại may mắn giúp họ có những cơ hội vươn lên mà không phải ở vị trí ấy lâu.
 

tutruongdado

Thành viên nhiệt tình
Thành viên BQT
Vì lý của người tam hợp thái tuế là luôn cho mình có sứ mệnh của người làm việc chính đáng, lại có bộ tứ linh đem lại may mắn, hưng vượng nhưng cũng là bộ sao kiểu cách, nên họ đã làm là phải làm việc lớn, tính chuyện đại sự, giả sử có kinh doanh cũng phải lập chiến lược đâu ra đấy, thích lãnh đạo, chứ thường không thích những công việc nhỏ nhặt mà họ nghĩ là không phải bổn phận hay không thuộc tính cách của mình như bán hàng, bưng bê phục vụ. Hoặc nếu bắt buộc phải làm, họ luôn làm việc với suy nghĩ vì đại sự ngày mai chứ không chỉ chăm chăm vào công việc ấy. Bộ tứ linh cũng mang lại may mắn giúp họ có những cơ hội vươn lên mà không phải ở vị trí ấy lâu.
1/4 dân số mệnh thái tuế hoặc tam hợp thái tuế, nên nói như em nghe hơi to tát.
Cái sứ mệnh thái tuế nhiều khi đơn giản chỉ là: nấu cơm cho chồng, phụ hồ kiếm tiền nuôi cha mẹ già yếu, làm cave kiếm tiền nuôi con nhỏ v.v...

Không phải cứ thái tuế là thích làm lãnh đạo đâu.
Và không phải cứ thái tuế là hưng vượng, không ở vị trí nghèo lâu.

1/4 dân số cơ mà, tính ra sẽ rất nhiều người nghèo khổ. Nhưng họ lường trước, biết trước, và biết được cái vị trí của mình rồi, nên mới không có cảnh bất mãn mà thôi.

Chứ nếu cứ ý nghĩ: mình là thái tuế, mình phải làm việc đại sự --> dễ bất mãn lắm.

Đằng này thái tuế là người không bất mãn cơ mà.
 

nhimkid

Thành viên
Dĩ nhiên muốn/thích và thực lực là 2 vấn đề khác nhau.
Nhưng nếu so sánh một ông Tuế Phá là thủ lĩnh phe đối lập, và một ông Thái Tuế là thủ lĩnh phe chính nghĩa.
Cả 2 ông đều có xu hướng muốn vương lên.
Nhưng ông Thái Tuế may mắn hơn với Tứ Linh
Ông Tuế Phá không có gì trợ lực ngoài Thiên Mã -> ông Tuế Phá rõ ràng dễ bất mãn hơn. Vì sao mình giỏi không thua gì nó mà nó hên hơn mình, dù mình cố gắng có khi bằng ba phần nó?
Còn ông Thái Tuế, bằng lòng vì công sức bỏ ra và nhận lại được tương đương nhau. Hoặc có khi ông ta chẳng bỏ công sức, nhiều thứ cũng tự đến. Ông ta có thể nghèo khổ, nhưng so với thực lực của ông ta như thế là tốt lắm rồi.
 

tutruongdado

Thành viên nhiệt tình
Thành viên BQT
Dĩ nhiên muốn/thích và thực lực là 2 vấn đề khác nhau.
Nhưng nếu so sánh một ông Tuế Phá là thủ lĩnh phe đối lập, và một ông Thái Tuế là thủ lĩnh phe chính nghĩa.
Cả 2 ông đều có xu hướng muốn vương lên.
Nhưng ông Thái Tuế may mắn hơn với Tứ Linh
Ông Tuế Phá không có gì trợ lực ngoài Thiên Mã -> ông Tuế Phá rõ ràng dễ bất mãn hơn. Vì sao mình giỏi không thua gì nó mà nó hên hơn mình, dù mình cố gắng có khi bằng ba phần nó?
Còn ông Thái Tuế, bằng lòng vì công sức bỏ ra và nhận lại được tương đương nhau. Hoặc có khi ông ta chẳng bỏ công sức, nhiều thứ cũng tự đến. Ông ta có thể nghèo khổ, nhưng so với thực lực của ông ta như thế là tốt lắm rồi.
Ý tưởng của em là tốt.
Nhưng cụ Thiên Lương nêu ra đến 3 vòng cơ mà. Thái tuế, Lộc Tồn, Trường sinh.
Cái ý em nói (công sức và thành quả có tương xứng) là có, nhưng không thuộc vòng thái tuế.
 

nhimkid

Thành viên
Ý tưởng của em là tốt.
Nhưng cụ Thiên Lương nêu ra đến 3 vòng cơ mà. Thái tuế, Lộc Tồn, Trường sinh.
Cái ý em nói (công sức và thành quả có tương xứng) là có, nhưng không thuộc vòng thái tuế.
Chỉ là đàm đạo vài câu cho vui để khuấy topic lên.
Thôi e lại ngồi hóng vậy.
 

tutruongdado

Thành viên nhiệt tình
Thành viên BQT
Chỉ là đàm đạo vài câu cho vui để khuấy topic lên.
Thôi e lại ngồi hóng vậy.
Phải thắc mắc chứ. Thắc mắc là có lợi cho cả anh và em.

Bây giờ, nếu công nhận thái tuế là chủ động và chính danh đi. Ta lấy ví dụ: công an biến chất và cướp.
Cướp cũng là lấy đồ người khác.
công an biến chất cũng là lấy tiền.

Xét tương quan, cái lượng tiền lấy được so với khả năng, chưa biết ông nào hơn. Có khi ông công an ít hơn nhiều, vì không dám vòi nhiều, còn cướp có bao nhiêu ôm bấy nhiêu.

Nhưng xét khía cạnh chủ động, chính danh, thì rõ là ông công an hơn tên cướp nhiều.

Vậy cái chuyện tương quan khả năng - kết quả nhận được, phải thể hiện bằng sao khác, vòng khác, không phải thái tuế.
 

nhimkid

Thành viên
Phải thắc mắc chứ. Thắc mắc là có lợi cho cả anh và em.

Bây giờ, nếu công nhận thái tuế là chủ động và chính danh đi. Ta lấy ví dụ: công an biến chất và cướp.
Cướp cũng là lấy đồ người khác.
công an biến chất cũng là lấy tiền.

Xét tương quan, cái lượng tiền lấy được so với khả năng, chưa biết ông nào hơn. Có khi ông công an ít hơn nhiều, vì không dám vòi nhiều, còn cướp có bao nhiêu ôm bấy nhiêu.

Nhưng xét khía cạnh chủ động, chính danh, thì rõ là ông công an hơn tên cướp nhiều.

Vậy cái chuyện tương quan khả năng - kết quả nhận được, phải thể hiện bằng sao khác, vòng khác, không phải thái tuế.
Thực ra thì cái ý ban đầu e muốn thể hiện chỉ là "liệu có phải vì tứ linh mà người Thái Tuế thích làm những công việc kiểu cách, làm việc lớn, làm việc có suy tính có chiến lược chứ không thích làm việc nhỏ nhặt, việc luồn cúi". Lê Văn Luyện cướp tiệm vàng cũng phải cướp số lượng lớn, có âm mưu, có sự theo dõi chủ nhà từ trước, rồi chọn thời gian hành động, tóm lại là có sự chuẩn bị từ trước, anh ta chuẩn bị cả hung khí để có gì thì xử đẹp người ta chứng tỏ sự chủ động của mình. Chứ không phải là hành động bột phát của những kẻ đang đi ngoài đường thấy cái tiệm vàng này không ai trông nhảy vào ăn cắp vài cái nhẫn xong chạy ra.
Vì anh đưa ra tiếp ví dụ 1/4 dân số cũng nhiều người nghèo khổ nên em mới lan man sang vấn đề ý muốn - khả năng - kết quả.
Có lẽ em nên xem xét lại cách trình bày của mình sao cho rõ ý hơn :D
 

tutruongdado

Thành viên nhiệt tình
Thành viên BQT
Thì anh mới nói, nếu cái gì tỉ lệ lớn quá, mà lại dành cho những thứ có vẻ cực đoan, thì không hợp lý.
1/4 dân số có thái tuế, không phải ai cũng tham vọng, cũng thích làm lớn, cũng kiểu cách.
Ngược lại, người không có thái tuế, vẫn hoàn toàn có thể có những tính chất trên.
 

nhimkid

Thành viên
Tử vi dụng ý chứ không dụng ngôn.
Nếu em nói vậy mà ai cũng hiểu là cứ người có Thái Tuế sẽ có những tính chất trên thì khác nào nói "Sinh lai bần tiện Kiếp Không lâm tài phúc chi hương" là cứ có Kiếp Không lâm cung tài là trăm phần trăm nghèo hèn.
Giống như cụ Thiên Lương viết
- Thái Tuế : đầy lòng tự hào, coi mình như có sứ mạng làm việc chánh đáng .
Vậy ai mệnh Thái Tuế cũng đầy lòng tự hào và luôn coi mình có sứ mạng cao cả nào đấy?
À mà cái việc chỉ thích làm lớn thì cũng đâu có cực đoan lắm :D e nghĩ ai chẳng thích làm to
 

tutruongdado

Thành viên nhiệt tình
Thành viên BQT
Einstein từng nói: nếu bạn không diễn tả một cách ngắn gọn cho người khác hiểu rõ ý của bạn, thì tức là chính bạn cũng chưa hiểu về vấn đề đó.

Đề thi google còn có câu: diễn giải cơ sở dữ liệu cho 1 đứa trẻ hiểu.
 

nhimkid

Thành viên
Einstein từng nói: nếu bạn không diễn tả một cách ngắn gọn cho người khác hiểu rõ ý của bạn, thì tức là chính bạn cũng chưa hiểu về vấn đề đó.

Đề thi google còn có câu: diễn giải cơ sở dữ liệu cho 1 đứa trẻ hiểu.
E sẽ ghi nhớ 2 từ ngắn gọn.
 
Top