Hỏi về cách Thạch Trung Ẩn Ngọc

Vô Khả Túy

Hà Xứ Tương Phùng
Mình có đọc trong sách và trên diễn đàn thì thấy nói về cách Thạch Trung Ẩn Ngọc, xin nêu ra một vài thông tin để mọi người chỉ bảo giúp.

1. Cự Môn tại Ngọ

Tại trường hợp này thì nói rằng Cự Môn hễ có Khoa - Quyền - Lộc cư chiếu là đắc cách Thạch trung ẩn ngọc, tất sẽ được hưởng phúc và giàu có, nhưng không quý cách. Ngoài ra chỉ các tuổi Đinh, Quý, Tân, Kỷ mới được hưởng thượng cách.

2. Cự Môn tại Tý
Trường hợp này thì ngoài Khoa - Quyền - Lộc cư chiếu là tốt ra thì còn có trường hợp "Hội Kình-Hình đồng cung". Theo lập luận của tác giả sách thì là Kình-Hình giúp làm vỡ lớp đá bên ngoài của cách Thạch Trung Ẩn Ngọc để giúp ngọc tỏa sáng. Cũng như trong cuộc sống, có nhiều người sau khi trải qua thử thách, sóng gió trong cuộc đời mà tâm tính thay đổi theo chiều tích cực, dẫn đến công danh sự nghiệp thành đạt.

3. CỰ - CƠ tại Mão Dậu có câu sau:
"CỰ CƠ chánh hướng gặp Song Hao. Uy quyền quán thế."
Song Hao tức Đại Hao và Tiểu Hảo, Đại Hao chủ về thay đổi, tức thời cơ đến phải thay đổi bản thân, quan niệm, thái độ sống thì sợ rằng sẽ bỏ qua cơ hội.

4. CỰ - CƠ tại Tý Ngọ có câu sau:
"CỰ CƠ Tý Ngọ Khoa Quyền Lộc. Thạch Trung Ẩn Ngọc phúc hưng long" là một trường hợp đắc cách và được nhiều người công cận.

Ngoài ra còn có một số trường hợp nữa nhưng có nhiều người phản đối cho là không đúng:
4.1 CỰ - CƠ tại Tý Ngọ gặp 2 sao Tuần - Triệt
4.2 CỰ - CƠ tại Tý Ngọ gặp Kình Dương và Thiên Hình
4.3 CỰ - CƠ tại Tý Ngọ gặp Đại Hạo và Tiểu Hao

Trong 3 trường hợp đắc cách trên đều có lập luận khá tượng hình, chỉ về sấm sét, tàu bè, máy móc, kỹ sư, nước chảy để tạo ra sự phá bỏ lớp đá mà lộ ngọc trong đá.

----------------
Đó là 4 trường hợp mà mình tìm hiểu được, không biết còn trường hợp nào khác không. Nhân đây cho mình hỏi mấy câu.
----------------
a. Tất cả các trường hợp trên có tính là cách Thạch Trung Ân Ngọc không?

Vì mình dạo trên nhiều diễn đàn đều thấy câu "Cự Môn Tý Ngọ là cách Thạch Trung Ẩn Ngọc". Mình hiểu câu trên như sau: "Cự Môn tại Tý hoặc Cự Môn tại Ngọ là cách Thạch Trung Ẩn Ngọc"

Nhưng lại không thấy ai nhắc đến câu "Cự Cơ tại Tý Ngọ là cách Thạch Trung Ẩn Ngọc", cũng như trong trường hợp lá số này là Cự Môn tại Tý, Thiên Cơ tại Ngọ tức hợp với câu "Cự Cơ tại Tý Ngọ là cách Thạch Trung Ẩn Ngọc" nhưng người ta vẫn chỉ dùng câu "Cự Môn tại Tý Ngọ ..."

Vậy không biết mình có hiểu sai ý sách, hoặc sách viết sai, vì trong sách chỉ nói rằng CỰ CƠ TÝ NGỌ, CỰ CƠ MÃO DẬU và mình tự hiểu CỰ CƠ là Cự Môn và Thiên Cơ. Vì trong sách này cách phát âm của một số từ khá xưa, như cung Thiên Di thì viết thành cung Thiên Ri và thâm chí tên một số chính tinh cũng viết hơi khác nên mình rất sợ là đọc sai từ - hiểu sai ý dẫn đến sai lầm. Vậy kính xin ai đi ngang qua giải tỏa khúc mắt cho mình.

b. Trong các trường hợp (1),(2),(3),(4) thì hầu như mọi người đều đồng ý hễ có Khoa - Quyền - Lộc cư chiếu là tốt. Vậy còn Tuần Triệt, Song Hao, Kình Hình thì sao?

Nếu đem trường hợp (4.1),(4.2),(4.3) ra áp dụng vào trường hợp (1) hoặc (2) thì đều dẫn đến nhiều ý kiến khác nhau. Có người nói đó là phá cách, có người lại bảo là đắc cách. Vậy kính xin ai hiểu biết về cách Thạch Trung Ẩn Ngọc này có thể chỉ bảo giúp mình đâu là đúng, đâu là sai.

------------

c. Ngoài ra, Mệnh Vô Chính Diệu mà chính tinh xung chiếu là Cự Môn vậy có tính là Thạch Trung Ẩn Ngọc không?

Đôi điều thắc mắc khó giải, kính mong mọi người chỉ giúp.
 

ThiênPhủ

The Son Of Wind
Thành viên BQT
Đang định sáng mai tìm bài này! Thanks Thái Dương ! Hi vọng đọc xong bạn tự có câu trả lời thỏa đáng!
 

Vô Đề

Thành viên mới
Phức tạp quá, Cự Cơ Tý Ngọ là điều kiện cần trong thế đứng để trở thành cách cục. Điều kiện đủ thì bạn tự tìm hiểu thêm. Còn các tuổi nào hưởng được thượng cách thì nhìn vào vòng đại vận chạy + tứ hoá + đặc biệt là vị trí an Lộc Tồn. Từ đó mà suy luận ra.
 

tutruongdado

Thành viên nhiệt tình
Thành viên BQT
Thái Dương đã post đầy đủ rồi thì để nguyên đi. Đằng nào cũng nhiều người đọc rồi. Giải quyết chủ đề này xong thì ta sang chủ đề khác.
 

Chính Khí

Đời người trường đoạn rồi lại đoạn trường mà thôi.
Xin đóng góp chút ít gọi là kiến giải cá nhân cho câu hỏi thú vị của bạn. Vì chưa thấy ai trả lời nên xung phong đi đầu.
a. Tất cả các trường hợp trên có tính là cách Thạch Trung Ân Ngọc không?

Vì mình dạo trên nhiều diễn đàn đều thấy câu "Cự Môn Tý Ngọ là cách Thạch Trung Ẩn Ngọc". Mình hiểu câu trên như sau: "Cự Môn tại Tý hoặc Cự Môn tại Ngọ là cách Thạch Trung Ẩn Ngọc"

Nhưng lại không thấy ai nhắc đến câu "Cự Cơ tại Tý Ngọ là cách Thạch Trung Ẩn Ngọc", cũng như trong trường hợp lá số này là Cự Môn tại Tý, Thiên Cơ tại Ngọ tức hợp với câu "Cự Cơ tại Tý Ngọ là cách Thạch Trung Ẩn Ngọc" nhưng người ta vẫn chỉ dùng câu "Cự Môn tại Tý Ngọ ..."

Vậy không biết mình có hiểu sai ý sách, hoặc sách viết sai, vì trong sách chỉ nói rằng CỰ CƠ TÝ NGỌ, CỰ CƠ MÃO DẬU và mình tự hiểu CỰ CƠ là Cự Môn và Thiên Cơ. Vì trong sách này cách phát âm của một số từ khá xưa, như cung Thiên Di thì viết thành cung Thiên Ri và thâm chí tên một số chính tinh cũng viết hơi khác nên mình rất sợ là đọc sai từ - hiểu sai ý dẫn đến sai lầm. Vậy kính xin ai đi ngang qua giải tỏa khúc mắt cho mình.

Bạn thấy thế đứng của Cự môn khá buồn cười theo cách hiểu của nhiều sách. Cự môn Miếu khi ở Ngọ, Tí và Hợi. Nhưng ở Tỵ lại Hãm. Thế mới chuối. Một vài sách thuộc hàng thiểu số vẫn xếp Cự ở Tỵ là Miếu. Đơn giản ở Hợi nó miếu được thì ở Tỵ nó sẽ miếu được. Dựa trên thế đứng của Tử vi - Thiên phủ ở Dần Thân.

Lập luận rằng Cự môn là Ngọc nên phải ở chỗ sáng sáng hẳn, tối tối hẳn. Nhưng nhiều ý kiến kiểu ghét thằng lắm mồm (Cự môn = cái mồm) nên không cho nó Miếu ở Tỵ sợ miệng lưỡi Rắn Rết. Ngày nay Y học bốn phương công nhận nọc rắn chữa được nhiều bệnh, nên chăng ta trả lại cái sự Miếu cho Cự môn ở Tỵ.

Vấn đề Ngọc Trung Ẩn Thạch của Cự môn quả là nằm ở Tí Ngọ, nhưng cũng phải xét thêm ở Tỵ và Hợi nữa mới đủ. Không hiểu sao người ta lại vớ cái Cự Cơ mão dậu nhà buôn này vào. Thiết nghĩ người đó cũng chỉ là miệng lưỡi nhưng không bền được với vụ Ngọc đem bán.

Lấy trục Tí Ngọ làm căn bản âm dương nên mới coi Cự môn tại Tí Ngọ là Ngọc trung ẩn thạch mà thôi.

Vấn đề Thiên Di và Thiên Ri, bản chất nó chỉ là từ ngữ vùng miền và tác giả nói thế nào thì ghi ra thế nấy. Kiểu như Dễ thì nói và viết đều là Dể.

b. Trong các trường hợp (1),(2),(3),(4) thì hầu như mọi người đều đồng ý hễ có Khoa - Quyền - Lộc cư chiếu là tốt. Vậy còn Tuần Triệt, Song Hao, Kình Hình thì sao?

Nếu đem trường hợp (4.1),(4.2),(4.3) ra áp dụng vào trường hợp (1) hoặc (2) thì đều dẫn đến nhiều ý kiến khác nhau. Có người nói đó là phá cách, có người lại bảo là đắc cách. Vậy kính xin ai hiểu biết về cách Thạch Trung Ẩn Ngọc này có thể chỉ bảo giúp mình đâu là đúng, đâu là sai.


Khoa QUyền Lộc tác động vào Cự Môn ở thế tại cung có ý như mấy ông bán đồ phong thủy hay dùng đèn chiếu vào đá cho đá phát sáng (đèn ở dưới đế đựng ngọc). Cái này đương nhiên đẹp nhất.
Nếu xung chiếu thì viên ngọc phải lóc cóc đi tìm ánh sáng nơi tha hương.
Tam hợp chiếu như cái viên Pha lê phong thủy treo ở cửa, nơi có ánh sáng mặt trời chiếu vào làm phát quang 7 sắc cầu vồng trong nhà sáng lung linh, như ánh đèn vũ trường giữa ban ngày.

Tuần - Triệt - Kình - Hình có tác dụng như câu: Ngọc bất trác, bất thành ngọc. Tức phải đem mài dũa mới quý được.
Tuần là phải tự tu dưỡng - thu nạp kiến thức vào, như thể Đẽo đá lấy Ngọc
Triệt là phải tự mở lời - trải lòng mình ra, như thể Đục bỏ lớp vỏ thô để lộ ra lớp tinh ngọc
Kình là cần tìm được người hoặc điều kiện lớn nào đó giúp mình lột xác, cái này hay ví với cách tạo tóc của viên đá.
Hình cũng giống Kình nhưng có yếu tố tinh sảo hơn, như đánh bóng sau khi đục đẽo, mài giũa vậy.

Cái vụ song hao chỉ như nước chảy mà thôi. Nó giúp cho công việc được thuận lợi hơn. Hạn gặp Cự Hao thì có thể ví như Ho ra bạc, khạc ra tiền. Nếu thêm 4 Hóa thì càng đúng và phải luận giải giảm hoặc tăng phụ thuộc vào việc tại cung - xung hiếu - tam hợp - nhị hợp

------------

c. Ngoài ra, Mệnh Vô Chính Diệu mà chính tinh xung chiếu là Cự Môn vậy có tính là Thạch Trung Ẩn Ngọc không?

Nghiên cứu hay nghiền ngẫm kiểu gì mà lại hỏi cái câu này? Nên hỏi là Thân tại Cự Môn có phải là Thạch Trung Ẩn NGọc không? thì Lever chắc có chút chút nào đó.
 

Vô Khả Túy

Hà Xứ Tương Phùng
Xin đóng góp chút ít gọi là kiến giải cá nhân cho câu hỏi thú vị của bạn. Vì chưa thấy ai trả lời nên xung phong đi đầu.
a. Tất cả các trường hợp trên có tính là cách Thạch Trung Ân Ngọc không?

Vì mình dạo trên nhiều diễn đàn đều thấy câu "Cự Môn Tý Ngọ là cách Thạch Trung Ẩn Ngọc". Mình hiểu câu trên như sau: "Cự Môn tại Tý hoặc Cự Môn tại Ngọ là cách Thạch Trung Ẩn Ngọc"

Nhưng lại không thấy ai nhắc đến câu "Cự Cơ tại Tý Ngọ là cách Thạch Trung Ẩn Ngọc", cũng như trong trường hợp lá số này là Cự Môn tại Tý, Thiên Cơ tại Ngọ tức hợp với câu "Cự Cơ tại Tý Ngọ là cách Thạch Trung Ẩn Ngọc" nhưng người ta vẫn chỉ dùng câu "Cự Môn tại Tý Ngọ ..."

Vậy không biết mình có hiểu sai ý sách, hoặc sách viết sai, vì trong sách chỉ nói rằng CỰ CƠ TÝ NGỌ, CỰ CƠ MÃO DẬU và mình tự hiểu CỰ CƠ là Cự Môn và Thiên Cơ. Vì trong sách này cách phát âm của một số từ khá xưa, như cung Thiên Di thì viết thành cung Thiên Ri và thâm chí tên một số chính tinh cũng viết hơi khác nên mình rất sợ là đọc sai từ - hiểu sai ý dẫn đến sai lầm. Vậy kính xin ai đi ngang qua giải tỏa khúc mắt cho mình.

Bạn thấy thế đứng của Cự môn khá buồn cười theo cách hiểu của nhiều sách. Cự môn Miếu khi ở Ngọ, Tí và Hợi. Nhưng ở Tỵ lại Hãm. Thế mới chuối. Một vài sách thuộc hàng thiểu số vẫn xếp Cự ở Tỵ là Miếu. Đơn giản ở Hợi nó miếu được thì ở Tỵ nó sẽ miếu được. Dựa trên thế đứng của Tử vi - Thiên phủ ở Dần Thân.

Lập luận rằng Cự môn là Ngọc nên phải ở chỗ sáng sáng hẳn, tối tối hẳn. Nhưng nhiều ý kiến kiểu ghét thằng lắm mồm (Cự môn = cái mồm) nên không cho nó Miếu ở Tỵ sợ miệng lưỡi Rắn Rết. Ngày nay Y học bốn phương công nhận nọc rắn chữa được nhiều bệnh, nên chăng ta trả lại cái sự Miếu cho Cự môn ở Tỵ.

Vấn đề Ngọc Trung Ẩn Thạch của Cự môn quả là nằm ở Tí Ngọ, nhưng cũng phải xét thêm ở Tỵ và Hợi nữa mới đủ. Không hiểu sao người ta lại vớ cái Cự Cơ mão dậu nhà buôn này vào. Thiết nghĩ người đó cũng chỉ là miệng lưỡi nhưng không bền được với vụ Ngọc đem bán.

Lấy trục Tí Ngọ làm căn bản âm dương nên mới coi Cự môn tại Tí Ngọ là Ngọc trung ẩn thạch mà thôi.

Vấn đề Thiên Di và Thiên Ri, bản chất nó chỉ là từ ngữ vùng miền và tác giả nói thế nào thì ghi ra thế nấy. Kiểu như Dễ thì nói và viết đều là Dể.

b. Trong các trường hợp (1),(2),(3),(4) thì hầu như mọi người đều đồng ý hễ có Khoa - Quyền - Lộc cư chiếu là tốt. Vậy còn Tuần Triệt, Song Hao, Kình Hình thì sao?

Nếu đem trường hợp (4.1),(4.2),(4.3) ra áp dụng vào trường hợp (1) hoặc (2) thì đều dẫn đến nhiều ý kiến khác nhau. Có người nói đó là phá cách, có người lại bảo là đắc cách. Vậy kính xin ai hiểu biết về cách Thạch Trung Ẩn Ngọc này có thể chỉ bảo giúp mình đâu là đúng, đâu là sai.


Khoa QUyền Lộc tác động vào Cự Môn ở thế tại cung có ý như mấy ông bán đồ phong thủy hay dùng đèn chiếu vào đá cho đá phát sáng (đèn ở dưới đế đựng ngọc). Cái này đương nhiên đẹp nhất.
Nếu xung chiếu thì viên ngọc phải lóc cóc đi tìm ánh sáng nơi tha hương.
Tam hợp chiếu như cái viên Pha lê phong thủy treo ở cửa, nơi có ánh sáng mặt trời chiếu vào làm phát quang 7 sắc cầu vồng trong nhà sáng lung linh, như ánh đèn vũ trường giữa ban ngày.

Tuần - Triệt - Kình - Hình có tác dụng như câu: Ngọc bất trác, bất thành ngọc. Tức phải đem mài dũa mới quý được.
Tuần là phải tự tu dưỡng - thu nạp kiến thức vào, như thể Đẽo đá lấy Ngọc
Triệt là phải tự mở lời - trải lòng mình ra, như thể Đục bỏ lớp vỏ thô để lộ ra lớp tinh ngọc
Kình là cần tìm được người hoặc điều kiện lớn nào đó giúp mình lột xác, cái này hay ví với cách tạo tóc của viên đá.
Hình cũng giống Kình nhưng có yếu tố tinh sảo hơn, như đánh bóng sau khi đục đẽo, mài giũa vậy.

Cái vụ song hao chỉ như nước chảy mà thôi. Nó giúp cho công việc được thuận lợi hơn. Hạn gặp Cự Hao thì có thể ví như Ho ra bạc, khạc ra tiền. Nếu thêm 4 Hóa thì càng đúng và phải luận giải giảm hoặc tăng phụ thuộc vào việc tại cung - xung hiếu - tam hợp - nhị hợp

------------

c. Ngoài ra, Mệnh Vô Chính Diệu mà chính tinh xung chiếu là Cự Môn vậy có tính là Thạch Trung Ẩn Ngọc không?

Nghiên cứu hay nghiền ngẫm kiểu gì mà lại hỏi cái câu này? Nên hỏi là Thân tại Cự Môn có phải là Thạch Trung Ẩn NGọc không? thì Lever chắc có chút chút nào đó.
Cảm ơn bạn vì đã chia sẻ kiến giải của bạn, bạn có thể cho mình biết cách Thạch Trung Ẩn Ngọc mà xét ở Tỵ Hợi là thông tin bạn đọc được ở sách nào hoặc nguồn nào không? Mình rất muốn tìm đọc để bổ sung thêm kiến thức về cách Thạch Trung Ẩn Ngọc này.
 

Chính Khí

Đời người trường đoạn rồi lại đoạn trường mà thôi.
Sách do tôi sáng tác, chưa ấn hành và lưu chiểu do chưa xin được giấy phép. Không biết sách của bạn đã đọc, có được Bộ văn hóa thông tin và truyền thông Việt Nam cấp phép ko? he he he
 
Chỉnh sửa cuối:
Top