Lý thuyết về số phận.

tutruongdado

Thành viên nhiệt tình
Thành viên BQT
Topic này mình sẽ đăng 1 loạt bài, vốn là các note trên facebook của mình, nêu lên những quan điểm của mình về số phận. Mời mọi người thảo luận cho vui. Tuy nhiên tôi mong rằng trước khi thảo luận, các bạn nên đọc hết (đọc kĩ càng tốt) những gì chủ topic nói, để tôi đỡ phải nhắc lại những điểm đã nói rồi.
 

tutruongdado

Thành viên nhiệt tình
Thành viên BQT
Số phận – Q&A.

1. Số phận là gì?

Số phận, nghĩa là tương lai đã định trước ở 1 mức độ nào đó trên 50%. Ở mức 50% thì như là gieo đồng xu rồi, coi như không có số phận. Với các công cụ, ta có thể tính toán ra cái tương lai định trước đó. Nếu không chấp nhận có số phận, nghĩa là bạn nghĩ tương lai của bạn sẽ ở 1 khoảng biến thiên lớn và không thể tính trước được gì cả, kể cả gần đúng cũng không.

2. Yếu tố bản thân trong số phận nhiều hay ít?
Hiện nay, có khá nhiều thuyết về số phận, ứng với mức độ tin của con người vào nó.
- Mức độ 4 : cao nhất, là thuyết “số phận bất biến”. Tức là chỉ có 1 con đường, ta chỉ đi theo con đường định sẵn đó. (Có thể đọc thêm note: lý thuyết số phận bất biến).
- Mức độ 3 : thấp hơn, là thuyết số phận có biến thiên nhỏ, tức là có nhiều con đường cho tương lai, nhưng các con đường gần nhau, không khác nhau nhiều. Thuyết này cũng ứng với thuyết: quân cờ trong số phận, tức là vào vận rủi, bạn không ngã xe máy thì cũng ngã xe đạp (có thể đọc thêm note: Quân cờ trong số phận).
- Mức độ 2 : thấp hơn nữa, là thuyết số phận đa biến, tức là có nhiều con đường cho tương lai, và các con đường này khác hẳn nhau, đôi khi đối lập với nhau. Thuyết này đặt yếu tố con người lên mức cao hơn, cho con người sự lựa chọn. Tùy vào sự lựa chọn khác nhau vào các thời điểm mấu chốt, mà dẫn đến các số phận khác nhau. Tuy nhiên, nó chỉ là lựa chọn, vừa lựa chọn trong 1 số lượng hạn chế các hướng đi có sẵn thôi.
- Mức độ 1: thấp nhất, là thuyết nhân định thắng thiên. Tức là không có số phận, con người có thể thay đổi tất cả.

Cá nhân tôi thì tin ở mức độ giữa 3 và 4. Còn những người khác sẽ có lập luận để họ tin vào các mức độ khác nhau. Do đang bàn về số phận, nên tôi không nói về mức độ 1 nữa.

3. Em tin vào số phận, vì thế nên em mới đi xem bói, thế thầy bói có giúp thay đổi được gì không ạ?
- Nếu tin ở mức 2, thì thầy bói thay đổi được số phận của bạn, bằng cách chỉ ra hướng đi cho bạn. (chỉ đúng hoặc chỉ sai).

- Nếu tin ở mức 3 4, thì tôi quan niệm như sau:
Bạn muốn biết về tương lai, đi gặp thầy bói,
cũng giống như việc bạn muốn đầu tư tiền bạc, đi gặp chuyên gia kinh tế,
cũng giống như việc bạn bị bệnh, đi gặp thầy thuốc,
cũng giống như việc bạn đang tham vọng, đi tìm 1 cuốn sách bày cách làm giàu
v.v…

Nếu có duyên mới gặp được thầy giỏi, bày đúng đường, chữa đúng bệnh, khuyên đúng đắn. Không có duyên thì gặp thầy lởm, bày sai đường, chữa sai bệnh.
Tại sao bạn không gặp ông ta sớm hơn hay muộn hơn, mà là đúng lúc ấy. Như vậy, có thể nói: ông thầy bói giúp thay đổi cuộc đời bạn (tốt hơn hoặc xấu hơn), nhưng đó cũng chính là số phận đã định sẵn mà thôi, và ông thầy bói chỉ là 1 nhân tố trong đó.

4. Tin vào số phận, vậy thì việc gì phải cố gắng nữa. Cứ ngồi chờ số thôi?
Xin thưa, ai nghĩ vậy thì ngây thơ quá.

- Nếu 1 người đã chăm chỉ, bạn có nói trời, có thuyết phục được họ tin vào số phận, họ vẫn cứ chăm. Họ làm quen tay rồi, nghỉ ngơi không chịu được.
- Nếu 1 người đã lười, bạn nói gì, họ cũng tìm cách ngụy biện để lười.

Huống hồ, sự nỗ lực, cũng là số phận (xem thêm note: Nỗ lực cũng là số phận).
Có thể bạn tin vào số phận, miệng bạn tặc lưỡi: cố gắng làm gì, ngồi chờ số thôi. Nhưng được 1 2 hôm, sếp mắng, vợ chửi, đồng nghiệp cười, con đòi tiền nộp học, bồ nhí đòi mua quần áo, thì lại xấu hổ, lại thấy mình hơi vô dụng, thì lại cố gắng.

Nếu bạn tin vào số phận, thì phải tin rằng: vận này mình đang vất vả, có muốn ngồi chơi cũng chẳng được.
Vì vậy, nếu tin đúng đắn và thuyết số phận, thì sẽ không có chuyện: ngồi chờ số. Chẳng qua vận tôi đang nhàn thôi, muốn cô gắng cũng chẳng được :v. Tôi không cố gắng vì vận tôi đang nhàn, chứ không phải tôi trông chờ vận may :).

5. Sao khi tìm hiểu về tử vi, thấy có người nói: 1 lá số nhiều cuộc đời, khác nhau hoàn toàn?
Đúng vậy, tử vi là 1 môn bói toán dựa trên 5 yếu tố: năm, tháng, ngày, giờ sinh, giới tính.
Tổng cộng chỉ có hơn nửa triệu lá số tử vi. Tính trung bình trên Việt Nam, 1 lá số có 180 người giống hệt. Và dĩ nhiên, 180 người đó là 180 cuộc đời khác nhau.
Thực ra, tử vi chỉ là 1 công cụ để tính toán số phận. Nó được đúc kết từ các quy luật thiên nhiên, từ đó suy ra các quy luật của con người. Nhưng do khả năng của các cụ có hạn, nên chỉ dựa được vào 5 yếu tố để lập nên lá số tử vi. Ta có thể coi là 1 hàm số 5 biến.

Và cái hàm số 5 biến này, tối đa chỉ cho ra nửa triệu kết quả.
Nếu muốn có nhiều kết quả hơn, ta phải thêm vào nhiều yếu tố, nhiều biến khác nữa. Do vậy những thầy xem tử vi đôi khi yêu cầu xem thêm tướng mặt, quá khứ, nơi sinh, tuổi bố mẹ v.v…
Và tất nhiên, lý thuyết của môn tử vi, cũng như các môn bói toán khác, đều có độ sai sót nhất định. Vì vậy xem tử vi (hay các môn khác) cũng đều chỉ có xác suất đúng nhất định mà thôi.
Kết lại là: số phận được phản ánh 1 phần qua tử vi, tử vi là công cụ gần đúng để tính toán số phận.

6. Tôi thấy có những người có thể nói vanh vách quá khứ, xem tương lai cũng rất đúng. Tại sao như vậy?
Nếu theo thuyết số phận, thì tương lai đã được định trước, có thể tính được.
Như vậy, ở hiện tại đã xuất hiện những yếu tố, những dạng trường sóng, những dấu hiệu để cho biết tương lai.
Và những người trên, đơn giản là họ có khả năng đặc biệt, có thể bắt được những yếu tố, dấu hiệu đó.
Họ hay dùng ma quỷ, thần thánh để tôn vinh khả năng đó lên. Vì thực tế họ cũng không hiểu và nắm bắt được khả năng đó của mình.
Xem những người này tất nhiên cũng có đúng và có sai. Tôi gọi chung là bói dựa vào cảm xạ.
 

tutruongdado

Thành viên nhiệt tình
Thành viên BQT
Lý thuyết số phận bất biến.

Đây là 1 thuyết. Tôi nghĩ chắc cũng nhiều bậc học giả từ xưa đến nay đề ra rồi, nhưng tôi chưa có may mắn đọc được. Vậy nên tôi cứ đề ra, xem như là tái đề xuất.
1 lý thuyết, phát sinh từ câu hỏi: liệu có số phận bất biến không?

Có thể đọc đến đây, nhiều bạn, kể cả những người nặng về tâm linh, hay nghiên cứu về huyền học, số phận, sẽ cười xùy, mỉa mai : mê tín quá. Và bỏ đi. Nhưng tôi nghĩ: nếu chưa thực sự hiểu, chưa biết rõ, chưa chịu khó đọc hết, thì đừng cười chê hay mỉa mai.

Dù sao cũng là 1 lý thuyết khá hay, và tôi cũng không biết tôi đang tin bao nhiêu % vào cái thuyết này nữa. Tất nhiên, nó là thuyết nên không có căn cứ và nhiều chứng minh khoa học.

Xin lỗi vì đã rông dài. Trở lại vấn đề chính: Số phận bất biến là gì?

Định nghĩa đơn giản: Mọi thứ là bất biến. Quá trình, hành động, số phận, kết quả của chúng ta. Quá khứ, hiện tại và tương lai, đều đã có lập trình sẵn. Đều theo những thứ đã định sẵn. Ta chỉ bước trên con đường đã định sẵn mà thôi.
------------------------
Điều đó có nghĩa là:
- Khi bạn đang kém đường tình duyên, tìm mãi cũng không ra người vừa ý. Khi bạn đang xấu đường tình duyên, thì duyên số sẽ đưa đẩy 1 (hoặc vài) người đến làm khổ bạn.
- Khi bạn may mắn đường tình duyên, duyên số cho bạn gặp 1(hoặc vài) người, học cùng lớp, ở cùng nơi, hoặc là đâm nhau gãy tay ngoài đường, và “nên duyên”.
- Khi bạn vào vận vất vả, thì có muốn ngồi chơi cũng không được. Vợ con nheo nhóc, gia đình áp lực, áp lực công việc đổ lên đầu. Hoặc may mắn hơn, bạn đang đam mê hết mình vì một cái gì đó. Có thể muốn lười, muốn bỏ lắm, nhưng bao nhiêu dây mơ rễ má như thế, không muốn cũng phải cố.
- Rồi có một ngày, bạn đọc 1 cuốn sách, xem 1 video, gặp 1người mà thay đổi cuộc đời, tạo động lực, tạo niềm tin, ý chí cho bạn phấn đấu. Bạn ước rằng mình gặp những thứ đó sớm hơn. Xin thưa, có gặp sớm hơn, thì bạn cũng không đạt được hiệu ứng mạnh vậy đâu.

- Rồi khi bạn đang vận đẹp, duyên số cho bạn gặp 1 ông thầy bói (vỉa hè) phán đâu trúng đó, bày bạn đường đi nước bước để bạn thành công.
Khi bạn vận xấu, cố đi tìm thầy bói thì chẳng gặp được thầy nào ra hồn, gặp được thầy ra hồn thì cũng không có lời khuyên hợp lý, thậm chí góp phần ảnh hưởng xấu đến bạn.

- Khi bạn vận nhàn hạ, có muốn cố gắng cũng chẳng được. Có muốn làm việc chăm chỉ, nhưng mất định hướng, thiếu mục đích, hoặc đơn giản là, chẳng biết làm gì (vì công việc cũ thì đã mòn, đã quen rồi, chuyển sang việc mới thì xin mà chưa được).

- Và khi bạn đến vận phải nỗ lực, thì sẽ xuất hiện lý do, xuất hiện đam mê, xuất hiện sự thuận lợi (hay khó khăn vừa đủ), để bạn phải nỗ lực,nỗ lực mà không chán nản. Để sau đó bạn có thể tự hào: tôi đã nỗ lực như thế nào.

- Và khi bạn vận đẹp, thành công, học hành có thành tích. Thì xuất hiện người thầy giỏi chăm lo, xuất hiện tài liệu hay, xuất hiện đề thi hợp tủ, xuất hiện trạng thái tinh thần sung mãn, xuất hiện …. Để sau này bạn có thể tự hào: tôi đã học như thế nào, phương pháp của tôi tuyệt vời như thế nào.
…………….
Thực ra điều này không có gì mới, mà các giáo phái tâm linh ở Ấn Độ cũng đã nhắc đến rất nhiều (có thể đọc 4 quy tắc tâm linh của người Ấn Độ). Phật giáo cũng nhắc đến không ít (nhưng không nhấn mạnh).

Số phận bất biến thì có nghĩa là: không thể cải số.

Không thể cải số, tức là dù có cố tìm thầy bói cao tay, giáo sư đầu ngành, hay tỉ phú giúp đỡ, thì cũng không thay đổi số mệnh của bạn được.

Vì số đã xấu, tìm mãi cũng chẳng ra ai giúp. Số đã xấu, thậm chí gặp thầy bói lừa đảo, xúi dại cuối cùng phá sản.

Số đã đẹp, không cầu thì may mắn cũng tự tới.
---------------------
Thực ra, tin vào thuyết này cũng không hẳn là xấu.

- Cái lợi đầu tiên, đó là ta biết chấp nhận. Chấp nhận mọi thứ đến với ta. Người thân mất, sự nghiệp mất, tiền bạc thiếu, hay kém may mắn. Ta vẫn có thể chấp nhận được, không nuối tiếc, để có thể hướng đến tương lai.

- Cái lợi thứ 2, đó là nhuệ khí, ý chí, quyết tâm chưa hẳn đã giảm. Vì ta biết rằng, đến lúc ta phải cố gắng, thì chỉ có 1 lựa chọn duy nhất là phải cố gắng. Đến lúc ta cần nỗ lực, thì muốn ngồi chơi hưởng thụ cũng chẳng được. Nếu duyên số đã bắt ta nỗ lực, thì hãy nỗ lực thôi.

- Cái lợi thứ 3, đó là ta nhìn cuộc đời 1 cách khách quan(bàn quan) hơn. Rằng cái gì cũng có nguyên nhân, quá trình, kết quả của nó. Rằng họ nỗ lực, họ thành công cũng có nguyên nhân của nó. Ta sống theo cách của ta, mặc kệ họ. Tiếp thu được gì thì tiếp thu, không tiếp thu được thì gạt bỏ.

Vì đơn giản, không có phương pháp nào áp dụng được cho tất cả,không có nguyên lý thành công nào là chung cho tất cả, và không có quan điểm hạnh phúc nào là đúng cho tất cả mọi người.

- Cái lợi thứ 4, đó là: cái gì đến … rồi sẽ đến.

Cái gì đã qua, hãy cho qua.
Cái gì đang ở hiện tại, thì cứ làm theo cách mà bạn cảm thấy là đúng.
----------------
Vậy cứ giả sử, số phận bất biến là có thật, vậy có tính toán, có xem bói để ra được cái số phận bất biến đó không.

Theo một vài tài liệu, truyện, sách viết lại, thì có 1 số người có khả năng thần kì (các chân sư tu đắc đạo) có thể nhìn ra. Hoặc cỡ như trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng kinh khủng lắm rồi.

Trạng Trình khuyên nhà Mạc chạy lên Cao Bằng, khuyên Nguyễn Hoàng vào Thuận Hóa, khuyên chúa Trịnh không cướp ngôi vua. Về lý, những lời khuyên của ông ấy đã làm cho bao dân chúng lầm than, chiến tranh loạn lạc liên miên,đất nước chia cắt dài dài. Nhưng tại sao ông ấy vẫn làm….

Vì ông ấy hiểu: mệnh Trời phải thế.

Còn những môn ta gọi là huyền học hiện nay như: chỉ tay,nhân tướng, tử vi, tử bình v.v…. đều là những công cụ, phép tính để giúp diễn giải, nhìn ra số phận “bất biến”.

Nhưng mà môn nào cũng có giới hạn, cũng có mặt hạn chế, từ đó sinh ra những sai số. Đã có sai số, tức là không thể nhìn ra.

Vậy nên, cho dù xem như có tồn tại số phận bất biến. Thì cũng hãy xem như, tương lai là bất định, chưa thể biết trước. Nếu là bất định,chưa biết trước, thì cứ mặc kệ nó thôi. Cố gắng xem bói nhiều cũng chẳng nghĩa lý gì lắm. Có duyên, thì sẽ có thầy bói tự đến với bạn :)).
 

tutruongdado

Thành viên nhiệt tình
Thành viên BQT
THUYẾT QUÂN CỜ TRONG SỐ PHẬN.

Ngày trước, khi vừa chia tay với người yêu đầu tiên. Tôi có tìm đến 1 cao thủ tử vi nhờ xem tình duyên. Người ấy phán rằng:
- Tháng này tình duyên xấu thật.
Tôi hỏi lại:
- Thế có cứu vãn được gì không ạ?
- Không đâu, bị người khác xen vào phá đám, nói xấu, họ không cướp của mình, nhưng gây bất lợi cho mình. Người yêu cháu vốn hơi do dự, bị xúi giục nên bỏ cháu, chỉ thấy sự vô tình chứ không thấy đường quay lại.

Tôi hết sức tò mò, và không kiềm chế nổi, tôi vào nick yahoo của người yêu tôi để xem lịch sử chat (tội lỗi quá ). Và thật bất ngờ, có 1 cậu bé quen cả tôi và người yêu tôi, ở tận miền Nam, chém gió, xúi giục người yêu tôi nên chia tay.

Kể ra cũng thú vị đó chứ. Chẳng lẽ, cái này cũng là số?? Tôi liền nói chuyện thân tình với cậu ta. Ban đầu thì cũng nặng lời, trách móc, nói cậu ta hiểu nhầm … Nhưng rồi, kết lại thì tôi vẫn phải nhẹ nhàng:

- Chung quy thì em cũng chỉ là quân cờ trong cái số định trước của anh. Anh kém đường tình duyên, không có duyên với bé ấy, thì nếu không phải em, rồi cũng sẽ có 1 người khác làm như em, phá đám anh. Kể ra em phá lại là hay, anh còn biết được nguyên nhân. Chứ người khác chắc chịu.

Bắt đầu từ đó, có vẻ như lòng vị tha của tôi tăng lên. Có người dụ dỗ, lôi kéo tôi khỏi việc học đang êm đẹp để làm việc khác. Có người hứa hẹn giúp đỡ tôi nhưng không giúp. Có người lừa tôi, phá hoại tôi. Hay có người đùa cợt với tình cảm của tôi.

Tôi vẫn xem rằng, họ là những quân cờ trong số phân của tôi. Cũng như, tôi là quân cờ trong số phận của họ. Duyên trời xui rủi đẩy họ đến với tôi trong cái thời vận khó khăn này.

- Nếu anh A không làm việc học của tôi chững lại, thì cũng sẽ có anh B khác làm điều đó.
- Nếu anh C không hứa hẹn để làm tôi bỏ lỡ nhiều cơ hội, thì cũng sẽ có chị D khác làm điều đó.
- Nếu em E không lừa dối tình cảm với tôi, thì chắc có em F, em G, em H làm điều đó.

Gọi là, tránh vỏ dưa, thì cũng gặp vỏ dừa. Chạy trời sao khỏi nắng.

Tôi vốn không có thói quen xem trước tương lai. Vì trình độ mình còn kém cỏi, và cũng khó tính được cái gì ra hồn. Hơn nữa, tôi muốn cuộc sống không lường trước được, cho nó thú vị. Nhưng mỗi lần có những sự kiện xảy ra, những sự kiện bất ngờ, chợt đến, mà mình không thể lường trước, không thể tính toán trước (ngã xe, mất tiền, người thân mất, lừa tình v.v…). Tôi đều nghiệm lại lá số của mình, và thật bất ngờ, nó đều ứng. Ứng theo 1 góc độ nào đó.

Kể ra cũng hay, lúc đó, ta sẽ xem mọi sự là vô thường, mọi rắc rối chỉ là duyên số. Rằng, nếu có quay lại quá khứ, tránh ông A, anh C, em E. Thì cũng sẽ vấp phải ông B, ông D, em F. Rằng nếu không đi đường Trần Duy Hưng ngã xe, thì cũng sẽ đi đường Cầu Giấy tông cột điện.

Nên, nếu ai đã từng làm gì có lỗi với bạn. Ai đó đã từng hại bạn. Ai đó làm giảm nhịp chiến đấu của bạn. Ai đó lừa dối tình cảm của bạn.

Thì hãy xem rằng: họ cũng chỉ là những quân cờ do số phân đưa đẩy đến gặp bạn mà thôi.

Hãy vị tha, chấp nhận, và bỏ qua. Tâm hồn, tinh thần sẽ thoải mái.
 

tutruongdado

Thành viên nhiệt tình
Thành viên BQT
Nỗ lực chính là 1 may mắn.
Nỗ lực, là số phận.

Cái gì cũng có 3 giai đoạn: Khởi đầu - Quá trình - Kết thúc.
Hay: Nguyên nhân - Quá trình - Kết Quả.

Nỗ Lực, liệu có phải là số phận, hay là sự kiểm soát của chính mỗi người ??
Xin định nghĩa lại: Số phận - là những thứ ngoài tầm kiểm soát của con người, ta không làm chủ theo ý mình được, hoặc làm chủ rất ít.

Xét cả 3 quá trình của sự nỗ lực:

1. Khởi đầu - Nguyên nhân của nỗ lực.
Do đâu mà bạn nỗ lực, do đâu mà bạn muốn cố gắng đề làm điều gì đó.
- Vì gia đình bạn nghèo, bạn nỗ lực để thoát nghèo.
- Vì 1 cô gái chưa nhận lời bạn, bạn nỗ lực để tán cô ta (chứ cô ta đồng ý luôn thì cần quái gì nỗ lực nữa).
- Vì bạn muốn thăng tiến, bạn nỗ lực để thăng tiến (chứ làm sếp rồi thì thăng tiến gì nữa)
- Vì bạn muốn nổi tiếng khi làm sếp, muốn có danh, bạn nỗ lực để lãnh đạo, hòa hợp.

Các dạng nỗ lực khác nhau, cần các mục tiêu khác nhau, nguyên nhân khác nhau. Có nhiều người, trong những giai đoạn nào đó (tôi chẳng hạn) không nỗ lực gì, không phải vì tôi lười, mà vì tôi không tìm ra mục tiêu nào, lý do nào để mình phải nỗ lực, hoặc là lý do, mục tiêu đó chưa đủ mạnh.

Cái khởi đầu, nguyên nhân, lý do này, ta có kiểm soát được không. Hầu như là do môi trường đem lại, ta có thể kiểm soát, nhưng không đáng kể, và nhiều khi không theo ý mình. Việc kiểm soát cái khởi đầu này hoàn toàn theo ý mình, thì tất nhiên là không thể.

Vậy, khởi đầu - nguyên nhân của nỗ lực ==> Chính là số phận.

2. Quá trình của sự nỗ lực.
Quá trình nỗ lực, khi nào thì con người ta nỗ lực hơn, khi nào thì con người ta kém nỗ lực.

Tôi nhớ lại 5 năm học ĐH của mình, nhìn cái gì tôi cũng thích. Cái gì tôi cũng cố học. Xét ra, tôi học khá nhiều, nhưng cuối cùng chẳng biết gì. Vì tôi quá dàn trải, mỗi thứ xía 1 tí. Vậy là nỗ lực của tôi, xét trong thời gian cục bộ, nó hơi vô nghĩa.

Quá trình thực hiện 1 hành động, nếu bạn đi đúng hướng, đúng đường (tức là có sự chủ động) thì bạn nỗ lực hơn gấp bội, chuyên tâm chuyên sâu vào đường đi đó.

Chủ động và bị động, cảm giác về việc này thế nào. Bạn cứ hình dung việc ở nhà trọ và nhà chính chủ sẽ rõ. Bạn ở nhà chính chủ, chủ động, thích làm gì cũng được, ai đến cũng phải xin phép bạn, muốn làm gì cũng trong tầm kiểm soát của bạn.

Bạn ở nhà trọ, đóng cái đinh cũng có thể bị chủ nhà cằn nhằn. Chủ nhà thích đuổi lúc nào thì đuổi. Bạn ở trong nhà người ta, muốn làm gì cũng chịu sự kiểm soát của người ta.

Chủ động, dễ tạo ra sự ham thích và đam mê. Làm được việc, làm theo ý mình, được đặt đúng vị trí mình mong muốn để phát huy khả năng, thì ai chẳng mê. Nỗ lực sẽ tăng lên gấp bội. Nỗ lực mà chẳng biết mệt mỏi, chẳng thấy khó chịu gì.

Bị động, thì dễ gây ức chế, chán nản. Cảm thấy gò bó, ép buộc, không có ham thích và đam mê, thì nhồi nhét cũng khó. Càng nỗ lực, càng hại người, chưa kể nỗ lực có thể chẳng dẫn đến kết quả gì.

Giống như việc bạn thích văn, mà bố mẹ ép bạn học bách khoa vậy.

Sau khi học tử vi, tôi rút ra, chủ động và bị động, hầu như do môi trường, thiên thời đem lại. Con người chỉ biết chấp nhận nó mà thôi. Bạn rất đam mê, có khả năng với lịch sử, nhưng không dám theo nó vì ra trường sợ thất nghiệp. Bạn có khả năng ăn nói, chém gió, nhưng lại lỡ đi vào trường BK, vùi đầu vào công thức khô khan … (Tất nhiên, sự chủ động và bị động này, có thay đổi theo thời gian. Không cố định. Cái anh ăn nói, chém gió tốt, lỡ theo BK, có thể anh này sau lại chuyển hướng kinh doanh cũng nên.)

Vậy, sau duyên, nguyên nhân là đến quá trình. Quá trình của sự nỗ lực, nỗ lực được đến đâu, nỗ lực mạnh hay không, cũng là 1 sự may mắn, cũng là số phận.

3. Kết quả - Kết thúc của sự nỗ lực.
Thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Bạn nhiều khi rất nỗ lực, nhưng bạn thiếu thiên thời, địa lợi, 10 năm của bạn bỏ ra có khi chỉ bằng 1 năm của người khác. Bạn tài giỏi, nhưng cái tài của bạn không có chỗ dụng, hoặc xã hội không cần, thì thành quả của bạn chẳng đáng bao nhiêu.

Tôi biết 1 anh kĩ sư rất cứng ở 1 công ty của Viettel, hàng chuyên gia, có chứng chỉ CCIE về mạng (chứng chỉ cấp độ cao nhất, CCIE > CCNP > CCNA). Nhưng lương tháng chỉ tầm cỡ 20tr. Trong khi ở 1 công ty khác cùng tập đoàn Viettel, nếu ở trình độ đó, anh ta có thể có mức lương 50-60tr. Mức lương của anh ta chỉ ngang 1 kĩ sư làng nhàng ở ViettelNet hoặc ViettelTelecom. Tiếc là Viettel không cho nhảy giữa các công ty, anh ta chấp nhận công việc của mình thôi.
Vậy đó, thành tích, kết quả của sự nỗ lực, thì cũng là 1 sự may mắn. Mình không tự quyết định được.

Vậy kết lại, bạn có nỗ lực hay không, cũng là 1 sự may mắn. May mắn đến từ ông trời.

Vậy chúng ta khoanh tay chờ trời à?? Cũng không nên. Tuy là 1 sự may mắn, nhưng ta cố gắng 1 chút vẫn hơn là không. Hơn nữa, trăm hay không bằng tay quen. Bây giờ cố gắng 1 chút, dù có áp lực, khó chịu, căng thẳng, gò bó. Nhưng tương lai, khi sự may mắn đến, khi thiên thời địa lợi đến. Ta dễ dàng tận dụng được, để nỗ lực, và để may mắn.
 
Chỉnh sửa cuối:

Oanhtiny

Thành viên mới
"- Nếu anh A không làm việc học của tôi chững lại, thì cũng sẽ có anh B khác làm điều đó.
- Nếu anh C không hứa hẹn để làm tôi bỏ lỡ nhiều cơ hội, thì cũng sẽ có chị D khác làm điều đó.
- Nếu em E không lừa dối tình cảm với tôi, thì chắc có em F, em G, em H làm điều đó."

có lúc cháu cũng từng nghĩ như thế này, mà nó vô hình nên mình cũng ko hiểu đc
 

tutruongdado

Thành viên nhiệt tình
Thành viên BQT
"- Nếu anh A không làm việc học của tôi chững lại, thì cũng sẽ có anh B khác làm điều đó.
- Nếu anh C không hứa hẹn để làm tôi bỏ lỡ nhiều cơ hội, thì cũng sẽ có chị D khác làm điều đó.
- Nếu em E không lừa dối tình cảm với tôi, thì chắc có em F, em G, em H làm điều đó."

có lúc cháu cũng từng nghĩ như thế này, mà nó vô hình nên mình cũng ko hiểu đc
Quan điểm này ứng với số phận mức độ 3. Tức là không bất biến, nhưng biến theo cùng 1 hướng.
 

Oanhtiny

Thành viên mới
Quan điểm này ứng với số phận mức độ 3. Tức là không bất biến, nhưng biến theo cùng 1 hướng.
cháu ko hiểu lắm, cái thuyết bất biến của bác, nhưng qua cách nhìn nhận có thể biết mình thuộc cấp độ nào ạ?
 

kilo

Administrator
Xin được nêu quan điểm của mình trong việc nói về số phận :

Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận


Rất nhiều cao thủ lý số muốn dùng ngay bản chất của lý số để thay đổi con người (cải số ), mình thấy chuyện này cũng hơi buồn cười . Người đã không muốn thay đổi thì có dùng cách nào thì cũng không thể thay đổi đc "Giang Sơn dễ đổi - Bản Tính khó rời " .

Từ Vi vẫn có những hạn chế của nó . Như những người đi tu, đạo sỹ , người chết , bào thai hoàn toàn không thể luận giải đc . Các câu phú thì cũng chỉ : Đa vi thoát tục chi tăng . Sau khi họ thoát tục rồi thì họ vẫn có số phận , họ vẫn là thực thể sống , nhưng chưa ở đâu luận giải cho người tu hành :) (lan man quá :D )

Mình chia sẻ 2 quy tắc khá hay trong cuộc sống :
- Nguyên lý 90/10
- Nguyên lý 80/20
 

tutruongdado

Thành viên nhiệt tình
Thành viên BQT
@Mr Kilo: Mình chủ trương mọi thứ phải rõ ràng. Không ẩn ý, không vòng vo.
90/10, 80/20 là gì, bạn nên giải thích rõ.
Và hình như, thấy bài mình chữ dài nên bạn chưa đọc thì phải.
 

kilo

Administrator
@Mr Kilo: Mình chủ trương mọi thứ phải rõ ràng. Không ẩn ý, không vòng vo.
90/10, 80/20 là gì, bạn nên giải thích rõ.
Và hình như, thấy bài mình chữ dài nên bạn chưa đọc thì phải.
Bởi vì sợ đưa vào làm loãng topic thôi .
 

Oanhtiny

Thành viên mới
Bởi vì sợ đưa vào làm loãng topic thôi .
cái nguyên lí của bác Kilo chắc là 90% dân số trên thế giới là người sở hữu 10% tài sản trên thế giới, và 10% dân số thì sở hữu 90% tài sản trên thế giới ( cái này là do người nghèo thuộc 90%, còn người giàu thì chỉ có 10%)
nguyên lí 80/20 là 80% những cái chúng ta học đc thấy đc thì chỉ chiếm có 20% kiến thức nhân loại, còn 20%những cái ta học được, thấy được lại chiếm 80% kiến thức nhân loại ( cái này lí giải, tại sao đi thi cháu chỉ thích học những câu ngắn gọn và trọng tâm để đc 8, còn hơn học 10 mà chẳng đc bao nhiều)
không biết cháu nghĩ thế đúng ko bác kilo
 

kilo

Administrator
cái nguyên lí của bác Kilo chắc là 90% dân số trên thế giới là người sở hữu 10% tài sản trên thế giới, và 10% dân số thì sở hữu 90% tài sản trên thế giới ( cái này là do người nghèo thuộc 90%, còn người giàu thì chỉ có 10%)
nguyên lí 80/20 là 80% những cái chúng ta học đc thấy đc thì chỉ chiếm có 20% kiến thức nhân loại, còn 20%những cái ta học được, thấy được lại chiếm 80% kiến thức nhân loại ( cái này lí giải, tại sao đi thi cháu chỉ thích học những câu ngắn gọn và trọng tâm để đc 8, còn hơn học 10 mà chẳng đc bao nhiều)
không biết cháu nghĩ thế đúng ko bác kilo
Chúng ta hãy lấy một thí dụ…



Bạn đang ăn sáng với gia đình bạn. Con gái bạn đụng vào táchcà phê và làm đổ cà phê trên áo sơ mi đi làm của bạn. Bạn không thể kiểm soát điều mới vừa xảy ra. Chuyện xảy ra tiếp theo sẽ được quyết định bởi cách bạn phản ứng. Bạn chửi rủa, bạn trách mắng con gái bạn một cách thậm tệ do việc nó va vào tách cà phê. Nó òa lên khóc. Sau khi rầy la nó, bạn quay sang vợ bạn và phê bình nàng để tách cà phê quá gần mép bàn. Một trận đấu khẩu ngắn diễn ra sau đó. Bạn vội lao lên lầu để thay áo. Quay xuống tầng trệt, bạn thấy con gái đang bận khóc nên ăn sáng chưa xong. Nó cần chuẩn bị đi đến trường. Nó bỏ lỡ chuyến xe buýt. Vợ bạn phải đến sở làm ngay sau đó. Bạn lao vào xe nhà và chở con gái bạn đến trường.

Vì bạn bị trễ giờ, bạn lái xe chạy 40 miles /một giờ vượt quá tốc độ qui định 30 miles/ một giờ. Sau khi chậm trễ 15 phút và mất toi 60 đô la tiền phạt cho cảnh sát giao thông, bạn lái xe đến trường. Con gái bạn chạy nhanh vào trường không kịp chào tạm biệt bạn.

Sau khi đến sở làm trễ mất 20 phút, bạn mới thấy bạn đã bỏ quên chiếc cặp ở nhà.

Ngày làm việc của bạn đã bắt đầu thê thảm,và cứ thế tiếp diễn, nó có vẻ càng lúc càng tồi tệ hơn. Bạn mong cho mau đến nhà. Khi bạn về đến nhà, bạn thấy có sự xa cách nho nhỏ trong mối quan hệ của bạn với vợ và con gái.
 

ThiênPhủ

The Son Of Wind
Thành viên BQT
Hãy suy nghĩ là cả hai có sự tương tác lẫn nhau! Có khác là mức độ, tương quan hai phía sẽ chia ra các hình thái khác nhau mà thôi! Tôi nghĩ như vậy!
 

Đức Tài

Thành viên mới
Chúng ta hãy lấy một thí dụ…



Bạn đang ăn sáng với gia đình bạn. Con gái bạn đụng vào táchcà phê và làm đổ cà phê trên áo sơ mi đi làm của bạn. Bạn không thể kiểm soát điều mới vừa xảy ra. Chuyện xảy ra tiếp theo sẽ được quyết định bởi cách bạn phản ứng. Bạn chửi rủa, bạn trách mắng con gái bạn một cách thậm tệ do việc nó va vào tách cà phê. Nó òa lên khóc. Sau khi rầy la nó, bạn quay sang vợ bạn và phê bình nàng để tách cà phê quá gần mép bàn. Một trận đấu khẩu ngắn diễn ra sau đó. Bạn vội lao lên lầu để thay áo. Quay xuống tầng trệt, bạn thấy con gái đang bận khóc nên ăn sáng chưa xong. Nó cần chuẩn bị đi đến trường. Nó bỏ lỡ chuyến xe buýt. Vợ bạn phải đến sở làm ngay sau đó. Bạn lao vào xe nhà và chở con gái bạn đến trường.

Vì bạn bị trễ giờ, bạn lái xe chạy 40 miles /một giờ vượt quá tốc độ qui định 30 miles/ một giờ. Sau khi chậm trễ 15 phút và mất toi 60 đô la tiền phạt cho cảnh sát giao thông, bạn lái xe đến trường. Con gái bạn chạy nhanh vào trường không kịp chào tạm biệt bạn.

Sau khi đến sở làm trễ mất 20 phút, bạn mới thấy bạn đã bỏ quên chiếc cặp ở nhà.

Ngày làm việc của bạn đã bắt đầu thê thảm,và cứ thế tiếp diễn, nó có vẻ càng lúc càng tồi tệ hơn. Bạn mong cho mau đến nhà. Khi bạn về đến nhà, bạn thấy có sự xa cách nho nhỏ trong mối quan hệ của bạn với vợ và con gái.
Cho mình phát biểu quan điểm dựa trên khoa học nhé. Cái mà bạn nói rất giống với những gì mà thuyết vũ trụ song song, được rút ra từ thuyết cơ học lượng tử. Những sự lựa chọn của chúng ta sẽ dấn đến sự hình thành hoặc sụp đổ liên tục của các vũ trụ song song này. Thuyết tương đối của Einstein cũng chỉ ra quá khứ, hiện tại và tương lai cùng tồn tại song song với nhau, tức là tương lai đã tồn tại sẵn rồi dù ở ngay thời điểm hiện tại..... Đây là một quan điểm rất giống với số phận mà huyền học đề cập đến.

Vì mình không phải chuyên gia về vấn đề này nên không biết có còn điểm tương đồng nào không. Nhưng theo mình thấy khi khoa học ngày càng tiến bộ với những thuyết mới nhất như thuyết lượng tử, thuyết tương đối... thì mình chợt nhận ra, khoa học và huyền học đang xích lại gần nhau.
 

kilo

Administrator
Cho mình phát biểu quan điểm dựa trên khoa học nhé. Cái mà bạn nói rất giống với những gì mà thuyết vũ trụ song song, được rút ra từ thuyết cơ học lượng tử. Những sự lựa chọn của chúng ta sẽ dấn đến sự hình thành hoặc sụp đổ liên tục của các vũ trụ song song này. Thuyết tương đối của Einstein cũng chỉ ra quá khứ, hiện tại và tương lai cùng tồn tại song song với nhau, tức là tương lai đã tồn tại sẵn rồi dù ở ngay thời điểm hiện tại..... Đây là một quan điểm rất giống với số phận mà huyền học đề cập đến.

Vì mình không phải chuyên gia về vấn đề này nên không biết có còn điểm tương đồng nào không. Nhưng theo mình thấy khi khoa học ngày càng tiến bộ với những thuyết mới nhất như thuyết lượng tử, thuyết tương đối... thì mình chợt nhận ra, khoa học và huyền học đang xích lại gần nhau.
Bản chất của Huyền Học là rất . . . Khoa Học , nhưng bị làm lu mờ bởi những mầu sắc tâm linh .
 
Top