Tự học tử vi - đường về với Bản ngã

Bạn có thích cùng tham gia Tự học Tử vi


  • Total voters
    147

Sơn Chu

Thành viên nhiệt tình
12. AN CÁC BỘ SAO KHÁC:

GỒM CÓ CÁC SAO SAU:

1. Vòng Trường Sinh
2. Thiên La - Địa Võng
3. Thiên Thương - Thiên Sứ
4. Bác Sĩ
5. Đẩu Quân
6. Thiên Không
7. Tuần không – Triệt không

12.1. An vòng Trường Sinh:

Trước hết phải khởi an sao Trường Sinh, phụ thuộc vào CỤC SỐ mà khởi Trường Sinh
  • Kim Tứ Cục khởi Trường Sinh tại Tỵ
  • Mộc Tam Cục khởi Trường sinh tại Hợi
  • Hỏa Lục Cục khởi Trường Sinh tại Dần
  • Thủy nhị Cục và Thổ Ngũ Cục khởi Trường Sinh tại Thân
Sau khi an được Trường Sinh, DƯƠNG NAM – ÂM NỮ theo chiều THUẬN mà ÂM NAM – DƯƠNG NỮ theo chiều NGHỊCH, lần lượt an theo thứ tự :

Trường Sinh – Mộc Dục – Quan Đới – Lâm Quan – Đế Vượng – Suy – Bệnh – Tử - Mộ - Tuyệt – Thai – Dưỡng.

12.2. An bộ sao Thiên La - Địa Võng :
  • Thiên La : Bao giờ cũng an ở cung Thìn.
  • Địa Võng : Bao giờ cũng an ở cung Tuất.

12.3. An bộ sao Thiên Thương - Thiên Sứ :
  • Thiên Thương : Bao giờ cũng an ở cung Nô bộc.
  • Thiên Sứ : Bao giờ cũng an ở cung Tật ách.
12.4. An sao Bác Sĩ :
  • An Lộc Tồn ở cung nào, an Bác Sĩ ở cung đó.
12.5. An sao Đẩu Quân :

Bắt đầu từ cung đã an Thái Tuế, kể là tháng Giêng, đếm theo chiều nghịch đến tháng sinh, ngừng lại, rồi bắt đầu từ cung đó, kể là giờ Tý, đếm theo chiều thuận đến giờ sinh ngừng lại, an Đẩu Quân.

12.6. An sao Thiên Không :

An Thiên Không ở cung đằng trước cung đã an Thái tuế.
Thí dụ: Thái tuế ở cung Mùi, an Thiên Không ở cung Thân.
 

Sơn Chu

Thành viên nhiệt tình
12.7. Bộ Nhị Không

Để hiểu rõ hơn về hai trạng thái ( thường được gọi thành SAO) này mời các bạn tham khảo Tiểu luận về Tuần Triệt của tác giả Quách Ngọc Bôi :http://tuvivietnam.vn/thuviensach/tieu-luan-ve-tuan-triet.45/

12.7.1.An Tuần trung không vong

Giả sử khi lấy 10 Can phối với 12 Địa Chi thiếu đi 2 Can (xem bảng dưới đây), cho nên sao Tuần phải đóng tại 2 cung thiếu đó:

Ví dụ như kể từ Giáp đến Quí, hợp với từ Tí đến Dậu tức là
upload_2014-8-24_18-1-21.png

còn 2 Chi Tuất Hợi không có Can, và tiền nhân đã an Tuần tại giữa 2 cung Tuất Hợi như vậy tất cả những tuổi

upload_2014-8-24_18-1-53.png

An trên địa bàn các vị trí của Tuần trung không vong
upload_2014-8-24_18-2-20.png

Việc an sao TUẦN theo “Con Giáp” rất khó nhớ. Do đó, đa phần việc an Tuần thường dựa vào kinh nghiệm nghiên cứu lâu năm để an. Đối với người mới bắt đầu nghiên cứu hay chưa có kinh nghiệm thì để nhớ và an nhanh ngôi sao này rất khó khăn. Xin giới thiệu với các bạn một cách dễ nhớ hơn như sau

Việc thực hiện phép an này được thực hiện như sau:
  • Bước 1: xác định vị trí của Địa Chi trên Địa bàn;
  • Bước 2: tại vị trí Địa Chi đọc ghép cả Thiên Can của tuổi.
  • Bước 3: từ cung của Địa Chi đọc lần lượt theo chiều kim đồng hồ theo cả Thiên Can và Địa chi của tuổi đến Can Quý thì dừng lại.
  • Bước 4: ghi vị trí an sao TUẦN vào hai cung kế tiếp của Địa chi của Can Quý.
Ví dụ 1: Xác định vị trí an sao TUẦN của tuổi Đinh Tị
  • Bước 1: xác định vị trí của Địa Chi trên Địa bàn là cung Tị (hoàn toàn xác định được)
  • Bước 2: tại vị trí cung Tị đọc là Đinh Ti.
  • Bước 3: đọc lần lươt theo chiều kim đồng hồ ta có: Đinh Tị-> Mậu Ngọ->Kỷ Mùi->Canh Thân->Tân Dậu->Nhâm Tuất->Quý Hợi.
  • Bước 4: an sao TUẦN vào hai cung kế tiếp với Địa chi của Can Quý (Quý Hợi) là hai cung Tý Sửu. Do đó TUẦN an tại hai cung Tý và Sửu.
Ví dụ 2: Xác định vị trí an sao TUẦN của tuổi Tân Sửu
  • Bước 1: xác định vị trí của Địa Chi trên Địa bàn là cung Sửu (hoàn toàn xác định được)
  • Bước 2: tại vị trí cung Tị đọc là Tân Sửu.
  • Bước 3: đọc lần lươt theo chiều kim đồng hồ ta có: Tân Sửu->Nhâm Dần->Quý Mão.
  • Bước 4: an sao TUẦN vào hai cung kế tiếp với Địa chi của Can Quý (Quý Mão) là hai cung Thìn Tị. Do đó TUẦN an tại hai cung Thìn và Tị.
Ví dụ 3: Xác định vị trí an sao TUẦN của tuổi Bính Ngọ
  • Bước 1: xác định vị trí của Địa Chi trên Địa bàn là cung Ngọ (hoàn toàn xác định được)
  • Bước 2: tại vị trí cung Ngọ đọc là Bính Ngọ.
  • Bước 3: đọc lần lươt theo chiều kim đồng hồ ta có: Bính Ngọ->Đinh Mùi-> Mậu Thân->Kỷ Dậu->Canh Tuất->Tân Hợi->Nhâm Tý->Quý Sửu.
  • Bước 4: an sao TUẦN vào hai cung kế tiếp với Địa chi của Can Quý (Quý Sửu) là hai cung Dần Mão. Do đó TUẦN an tại hai cung Dần và Mão.
12.7.2.An Triệt lộ không vong:

Triệt an theo Giáp kỷ, Ất Canh, Bính Tân, Đinh Nhâm và Mậu Quí là phải tính theo tháng.
Vì nếu tính sao Tuần theo năm thì phải tính sao Triệt theo tháng. Can của 60 tháng được tính liên tục theo Lục Thập Hoa Giáp cũng như 60 năm: Tức từ tháng Giáp Tí đến tháng Quí Hợi.

Cứ 5 năm thì lặp lại vì 5 năm x 12 tháng = 60 tháng

Cho nên các năm cách nhau 5 năm là Giáp và Kỷ, Ất và Canh, Bính và Tân, Đinh và Nhâm, Mậu và Quí có Can các tháng giống nhau.

Như năm Giáp Tí, năm Giáp Thân hay năm Kỷ Mẹo thì tháng Giêng cũng đều là Bính Dần. 2 tháng cuối là tuất hợi không có Can, nên phải an Triệt tại 2 cung tuất hợi.

Năm Mậu hay năm Quí, tháng Giêng là tháng Giáp Dần, tháng 10 là Quí Hợi, cho nên 2 tháng cuối là Tí và Sửu của năm Mậu hay năm Quí thuộc Thập Can sau.

Trong các trường hợp này người ta gọi là Không vong. Tức phải mượn can Giáp và can Ất của Thập Can sau. Như vậy Triệt lộ không vong của các tuổi Mậu Quí phải được an ở giữa 2 cung Tí Sửu.
upload_2014-8-24_18-4-59.png

An trên địa bàn các vị trí của Triệt lộ không vong
upload_2014-8-24_18-5-13.png
 

Sơn Chu

Thành viên nhiệt tình
13. KHỞI HẠN

Để phục vụ luận đoán vận hạn, khi lập lá số ta phải xác định các mốc, các cung mà hạn đóng ở đó, công việc này gọi là Khởi Hạn, cụ thể :

13.1. Khởi Đại Hạn :

Đại hạn chủ về cát hung trong vòng mười năm, trong lá số, đại hạn cứ 10m năm lại chuyển sang một cung. Đại hạn đầu tiên đều ở cung mệnh , từ đại hạn thứ hai trở đi , sẽ lần lượt chuyển sang các cung tiếp theo theo nguyên tắc: dương nam và âm nữ thuận chiều kim đồng hồ; âm nam và dương nữ ngược chiều kim đồng hồ. Tuổi khởi năm hạn được xác định căn cứ và ngũ hành cục, tức Thủy nhị cục từ 2 tuồi đến 11 tuồi là đại hạn thứ nhất; Mộc tam cục từ 3 tuổi đến 12 tuổi là đại hạn thứ nhất; Hỏa lục cục từ 6 tuổi tới 15 tuồi là đại hạn thứ nhất

Lưu ý rằng: hiện có trường phái không khởi đại hạn từ cung Mệnh mà từ cung Phụ Mẫu (dương nam âm nữ) hoặc Huynh Đệ (âm nam dương nữ)

13.2. Lưu Đại Hạn :

Như trên đã nói, mỗi Đại Hạn (Vận) là 10 năm, ghi trên CUNG GỐC, cung gốc này chi phối vận hạn trong vòng 10 năm đó, và với mỗi 1 năm trong chuỗi 10 năm đó, Hạn (vận) sẽ được lưu ở 1 cung khác nhau, đó gọi là Lưu Đại Hạn:

- Muốn lưu đại hạn, phải xem số ghi ở cung gốc, rồi chuyển số ghi liên tiếp sang cung xung chiếu, sau đó tùy vào:
  • Dương nam, âm nữ - lùi lại một cung, rồi trở lại cung xung chiếu, tiến lên theo chiều thuận, mỗi cung một năm.
  • Âm nam, Dương nữ - tiến lên một cung, rồi trở lại cung xung chiếu, lùi xuống chiều nghịch, mỗi cung là một năm.
Ví Dụ : Dương Nam, Thủy Nhị Cục, có gốc đại hạn từ 32-41 tuổi lưu tại cung Thìn, Vậy năm 33 tuổi sẽ ở cung Tuất, 34 tuổi ở cung Dậu, 35 tuổi lại trở về cung Tuất, 36 tuổi tại cung Hợi, 37 tuổi ở cung Tý..v.v.. cứ thế tiếp tục đến 40 tuổi thì về lại đúng cung gốc đại hạn là cung Thìn

13.3. Lưu niên Tiểu Hạn:

Sau khi khởi đại hạn, lưu đại hạn, lại phải tính lưu niên tiểu hạn để xem vận hạn từng năm một. Muốn tính lưu niên tiểu hạn, trước hết phải khởi lưu niên, tùy theo nam nữ và năm sinh.
  • Nam khởi lưu theo chiều thuận.
  • Nữ khởi lưu theo chiều nghịch.
Coi bảng dưới đây:
upload_2014-8-28_14-25-30.png


Ví dụ:
  • Nam sinh năm Tý, vậy phải khởi Tý từ cung Tuất, ghi chữ Tý bên cung Tuất, rồi theo chiều thuận, ghi chữ Sửu bên cung Hợi, chữ Dần bên cung Tý, đoạn lần lượt ghi vào bên những cung liên tiếp thứ tự 12 Chi.
  • Nữ sinh năm Ngọ, vậy phải khởi Ngọ từ năm Thìn, ghi chữ Ngọ bên cung Thìn, rồi theo chiều nghịch, ghi chữ Mùi bên cung Mão, chữ Thân bên cung Dần, đoạn lần lượt giang hồ vào bên những cung liên tiếp thứ tự 12 Chi.

13.4. Lưu Nguyệt Hạn:

Sau khi tính lưu niên tiểu hạn, người ta còn có thể tính lưu nguyệt hạn, tức là hạn từng tháng một.

Muốn tính lưu nguyệt hạn, phải khởi hạn, có một số cách tính Nguyệt Hạn, ở đây giới thiệu các Thông dụng vẫn thường dùng:

Bắt đầu từ cung đã ghi được lưu niên tiểu hạn kể là tháng Giêng, đếm theo chiều nghịch đến tháng sinh, ngừng lại ở cung nào, kể cung đó là giờ Tý, rồi đếm theo chiều thuận đến giờ sinh, ngừng lại ở cung nào, kể cung đó là tháng Giêng, đoạn lần lượt lại theo chiều thuận, đếm tháng 2, tháng 3, tháng 4, v.v… mỗi cung là một tháng.

13.5. Lưu Nhật Hạn:

Sau khi đã biết lưu nguyệt hạn của tháng định xem ở cung nào. Bắt đầu kể ngay cung đó là mồng một, rồi lần lượt theo chiều thuận, đến mồng 3, mồng 3, mồng 4, vân vân … mỗi cung là một ngày.

13.6. Lưu Thời Hạn:

Sau khi đã biết lưu nhật hạn của tháng định xem ở cung nào bắt đầu kể ngay cung đó là giờ Tý, rồi lần lượt theo chiều thuận, đếm Tý, Sửu, Dần, Mão, vân vân… mỗi cung là một giờ theo hàng Chi.
 
Chỉnh sửa cuối:

thanhdanhulsa2

Thành viên nhiệt tình
13.2. Lưu Đại Hạn :

Như trên đã nói, mỗi Đại Hạn (Vận) là 10 năm, ghi trên CUNG GỐC, cung gốc này chi phối vận hạn trong vòng 10 năm đó, và với mỗi 1 năm trong chuỗi 10 năm đó, Hạn (vận) sẽ được lưu ở 1 cung khác nhau, đó gọi là Lưu Đại Hạn:

- Muốn lưu đại hạn, phải xem số ghi ở cung gốc, rồi chuyển số ghi liên tiếp sang cung xung chiếu, sau đó tùy vào:
  • Dương nam, âm nữ - lùi lại một cung, rồi trở lại cung xung chiếu, tiến lên theo chiều thuận, mỗi cung một năm.
  • Âm nam, Dương nữ - tiến lên một cung, rồi trở lại cung xung chiếu, lùi xuống chiều nghịch, mỗi cung là một năm.
Ví Dụ : Dương Nam, Thủy Nhị Cục, có gốc đại hạn từ 32-41 tuổi lưu tại cung Thìn, Vậy năm 33 tuổi sẽ ở cung Tuất, 25 tuổi ở cung Dậu, 26 tuổi lại trở về cung Tuất, 27 tuổi tại cung Hợi, 28 tuổi ở cung Tý..v.v.. cứ thế tiếp tục.
:go:Anh Sơn Chu xem lại giúp em chỗ ví dụ, hình như hơi mâu thuẫn.

:-t:-t Anh cho em hỏi ngu 1 chút b-(

1. Cung GỐC Đại Hạn quyết định sự thành bại của 10 năm (Vận), dù năm Lưu Đại hạn có tốt hay xấu thì cũng chỉ góp phần gia giảm vào cái thành bại của VẬN, tức là:
+ Vận tốt + năm Lưu Đại Hạn cũng tốt thì năm đó (Năm Lưu Đại Hạn) được tốt thêm
+ Vận tốt + năm Lưu Đại Hạn xấu thì năm đó giảm tốt đi
+ Vận xấu - Năm Lưu Đại Hạn tốt thì năm đó giảm bớt được cái xấu
+ Vận Xấu + năm Lưu Đại Hạn xấu thì năm đó cái xấu tăng thêm.
Em hiểu như vậy không biết có đúng chưa?

2. Em chưa rõ sự khác nhau giữa Lưu Đại Hạn và Lưu Niên Tiểu Hạn, thấy 2 cái này có sự giống giống nhau, tức là cùng xem hạn của 1 năm. Anh chỉ giúp em sự khác biệt ở đây với ạ.

Em cám ơn! :beauty:
 

Gió

Thành viên
Chưa hết hả bác Sơn Chu..tìm hiểu mãi mà thấy loằng ngoằng..có lẽ do tâm chưa tịnh nên chưa tập trung..món này học có vẻ khó nhưng cũng nên tìm hiểu 1 chút..:D
 

thanhdanhulsa2

Thành viên nhiệt tình
Chưa hết hả bác Sơn Chu..tìm hiểu mãi mà thấy loằng ngoằng..có lẽ do tâm chưa tịnh nên chưa tập trung..món này học có vẻ khó nhưng cũng nên tìm hiểu 1 chút..:D
Sắp kết thúc TIỂU HỌC anh à =))
 

Sơn Chu

Thành viên nhiệt tình
:go:Anh Sơn Chu xem lại giúp em chỗ ví dụ, hình như hơi mâu thuẫn.

:-t:-t Anh cho em hỏi ngu 1 chút b-(

1. Cung GỐC Đại Hạn quyết định sự thành bại của 10 năm (Vận), dù năm Lưu Đại hạn có tốt hay xấu thì cũng chỉ góp phần gia giảm vào cái thành bại của VẬN, tức là:
+ Vận tốt + năm Lưu Đại Hạn cũng tốt thì năm đó (Năm Lưu Đại Hạn) được tốt thêm
+ Vận tốt + năm Lưu Đại Hạn xấu thì năm đó giảm tốt đi
+ Vận xấu - Năm Lưu Đại Hạn tốt thì năm đó giảm bớt được cái xấu
+ Vận Xấu + năm Lưu Đại Hạn xấu thì năm đó cái xấu tăng thêm.
Em hiểu như vậy không biết có đúng chưa?

2. Em chưa rõ sự khác nhau giữa Lưu Đại Hạn và Lưu Niên Tiểu Hạn, thấy 2 cái này có sự giống giống nhau, tức là cùng xem hạn của 1 năm. Anh chỉ giúp em sự khác biệt ở đây với ạ.

Em cám ơn! :beauty:
1. Em hiểu đúng rồi
2. Về mặt đơn giản nhất hãy hiểu
- Đại hạn, thể hiển qua Lưu đại hạn từng năm thể hiện sự việc xảy ra mang nhiều tính quy luật, có trật tự, năm này qua năm khác,có tính chất Nhân-Duyên-Quả.....
- Lưu niên tiểu hạn, thì mang tính cục bộ , ko nhất thiết phải là có tính Nhân-Duyên-Quả
 

thanhdanhulsa2

Thành viên nhiệt tình
Về mặt đơn giản nhất hãy hiểu
- Đại hạn, thể hiển qua Lưu đại hạn từng năm thể hiện sự việc xảy ra mang nhiều tính quy luật, có trật tự, năm này qua năm khác,có tính chất Nhân-Duyên-Quả.....
- Lưu niên tiểu hạn, thì mang tính cục bộ , ko nhất thiết phải là có tính Nhân-Duyên-Quả
Vậy thì, hoặc là có sự phân biệt các sao khi xem Lưu đại hạn và Lưu niên tiểu hạn, hoặc là cũng xem bấy nhiêu sao đó nhưng cách luận khác đi, chờ lên cấp 2 học vậy :go:
 

kilo

Administrator
Hic, chờ lâu có update quá anh ơi :)
 

monokuro

Thành viên mới
Thầy Sơn Chu có thể tiếp tục dạy chúng em học cấp 2 được không ạ? Nghỉ hè dài quá là học sinh quên hết kiến thức cũ ạ!Mong thầy sớm lên lớp tiếp![-O<
 

xitrum

Thành viên mới
13. KHỞI HẠN

Tuổi khởi năm hạn được xác định căn cứ và ngũ hành cục, tức Thủy nhị cục từ 2 tuồi đến 11 tuồi là đại hạn thứ nhất; Mộc tam cục từ 3 tuổi đến 12 tuổi là đại hạn thứ nhất; Hỏa lục cục từ 6 tuổi tới 15 tuồi là đại hạn thứ nhất.
Ủa, anh Sơn Chu ơi, cho em hỏi, sao ko thấy nói tới Thổ ngũ cục từ mấy tuổi tới mấy tuổi là đại hạn thứ nhất ạ ? Thiếu phải ko anh ?

Thanks
 

xkun

Thành viên
Nó ghi là ngũ cục đấy thây, thổ ngũ cục 5-14, kim tứ cục 4-13
 

xitrum

Thành viên mới
Nó ghi là ngũ cục đấy thây, thổ ngũ cục 5-14, kim tứ cục 4-13
À, thì ra là vậy:

Thuỷ "nhị" cục: thì tuổi xuất phát từ "2"
Mộc "tam" cục: thì tuổi xuất phát từ "3"
Kim "tứ" cục: thì tuổi xuất phát từ "4"
Thổ "ngũ" cục: thì tuổi xuất phát từ "5"
Hoả "lục" cục: thì tuổi xuất phát từ "6"

Thanks bạn xkun nhiều nhé ! :D
 

xitrum

Thành viên mới
13. KHỞI HẠN
13.2. Lưu Đại Hạn :


- Muốn lưu đại hạn, phải xem số ghi ở cung gốc, rồi chuyển số ghi liên tiếp sang cung xung chiếu, sau đó tùy vào:
  • Dương nam, âm nữ - lùi lại một cung, rồi trở lại cung xung chiếu, tiến lên theo chiều thuận, mỗi cung một năm.
  • Âm nam, Dương nữ - tiến lên một cung, rồi trở lại cung xung chiếu, lùi xuống chiều nghịch, mỗi cung là một năm.
Ví Dụ : Dương Nam, Thủy Nhị Cục, có gốc đại hạn từ 32-41 tuổi lưu tại cung Thìn, Vậy năm 33 tuổi sẽ ở cung Tuất, 34 tuổi ở cung Dậu, 35 tuổi lại trở về cung Tuất, 36 tuổi tại cung Hợi, 37 tuổi ở cung Tý..v.v.. cứ thế tiếp tục đến 40 tuổi thì về lại đúng cung gốc đại hạn là cung Thìn
Hi anh Sơn Chu : hình như kết quả của ví dụ (trong bài giảng) bị sai ? đúng ko ? hay tại em hiểu chưa đúng ?

Em đưa ví dụ 1 lá số dưới đây trùng với ví dụ trên (hình đính kèm):
- Có gốc đại hạn từ 32-41 tuổi lưu tại cung Thìn. Theo như anh hướng dẫn là:
Bước 1: "rồi chuyển số ghi liên tiếp sang cung xung chiếu" --> cung xung chiếu tại Thìn là Tuất , tức 33 tuổi ở cung Tuất.
Bước 2: "âm nữ - lùi lại một cung" --> là cung Dậu, 34 tuổi ở cung Dậu.
Bước 3: "rồi trở lại cung xung chiếu" --> là cung Tuất, 35 tuổi ở cung Tuất.
Bước 4: "tiến lên theo chiều thuận" --> là cung Hợi, 36 tuổi ở cung Hợi.
Bước 5: "mỗi cung 1 năm" --> Tý là 37 tuổi, Sửu là 38 tuổi, Dần là 39 tuổi, Mão là 40 tuổi, và Thìn là 41 tuổi.

sao anh Sơn lại ghi là 40 tuổi thì về lại đúng gốc đại hạn là cung Thìn nhỉ? phải là 41 tuổi mới về gốc đại hạn chứ ???

Thanks anh !
 

Attachments

Chỉnh sửa cuối:

xitrum

Thành viên mới
Tới cái mục Lưu Đại Hạn, Lưu niên tiểu hạn, sắp ... tẩu hoả:oh:, haha (mà dzui :gach: )
 

thanhdanhulsa2

Thành viên nhiệt tình
Hi anh Sơn Chu : hình như kết quả của ví dụ (trong bài giảng) bị sai ? đúng ko ? hay tại em hiểu chưa đúng ?

Em đưa ví dụ 1 lá số dưới đây trùng với ví dụ trên (hình đính kèm):
- Có gốc đại hạn từ 32-41 tuổi lưu tại cung Thìn. Theo như anh hướng dẫn là:
Bước 1: "rồi chuyển số ghi liên tiếp sang cung xung chiếu" --> cung xung chiếu tại Thìn là Tuất , tức 33 tuổi ở cung Tuất.
Bước 2: "âm nữ - lùi lại một cung" --> là cung Dậu, 33 tuổi ở cung Dậu.
Bước 3: "rồi trở lại cung xung chiếu" --> là cung Tuất, 35 tuổi ở cung Tuất.
Bước 4: "tiến lên theo chiều thuận" --> là cung Hợi, 36 tuổi ở cung Hợi.
Bước 5: "mỗi cung 1 năm" --> Tý là 37 tuổi, Sửu là 38 tuổi, Dần là 39 tuổi, Mão là 40 tuổi, và Thìn là 41 tuổi.

sao anh Sơn lại ghi là 40 tuổi thì về lại đúng gốc đại hạn là cung Thìn nhỉ? phải là 41 tuổi mới về gốc đại hạn chứ ???

Thanks anh !
Lỗi kỹ thuật thôi, hehe
 

Sơn Chu

Thành viên nhiệt tình
Hi anh Sơn Chu : hình như kết quả của ví dụ (trong bài giảng) bị sai ? đúng ko ? hay tại em hiểu chưa đúng ?

Em đưa ví dụ 1 lá số dưới đây trùng với ví dụ trên (hình đính kèm):
- Có gốc đại hạn từ 32-41 tuổi lưu tại cung Thìn. Theo như anh hướng dẫn là:
Bước 1: "rồi chuyển số ghi liên tiếp sang cung xung chiếu" --> cung xung chiếu tại Thìn là Tuất , tức 33 tuổi ở cung Tuất.
Bước 2: "âm nữ - lùi lại một cung" --> là cung Dậu, 33 tuổi ở cung Dậu.
Bước 3: "rồi trở lại cung xung chiếu" --> là cung Tuất, 35 tuổi ở cung Tuất.
Bước 4: "tiến lên theo chiều thuận" --> là cung Hợi, 36 tuổi ở cung Hợi.
Bước 5: "mỗi cung 1 năm" --> Tý là 37 tuổi, Sửu là 38 tuổi, Dần là 39 tuổi, Mão là 40 tuổi, và Thìn là 41 tuổi.

sao anh Sơn lại ghi là 40 tuổi thì về lại đúng gốc đại hạn là cung Thìn nhỉ? phải là 41 tuổi mới về gốc đại hạn chứ ???

Thanks anh !
Cảm ơn bạn, đúng là như bạn nói, tối sẽ edit lại
 
Top