Hướng dẫn tự học Kinh Dịch, Chu Dịch

Phú Hà

Thanh Minh Phong
Chào các bạn,

Để cùng mọi người học tập - nghiên cứu nay Volam078 mạn phép lập chủ đề này để cùng trao đổi, giúp đỡ và cùng mọi người học tập và nghiên cứu môn cổ học lâu đời là Kinh dịch. Môn học mà khi nghiên cứu huyền học hay đông y đều không thể bỏ qua, đặc biệt một người mới nghiên cứu các môn cổ học thường không biết mình nên bắt đầu từ đâu, nghiên cứu như thế nào. Mục đích của Volam078 đơn giản chỉ là tìm kiếm bạn đồng hành trên con đường nghiên cứu lý số, chia sẻ những kiến thức cốt lõi của Kinh dịch ....

1/. Kinh dịch là gì?


Kinh dịch là tập đại thành của văn hóa Âm Dương Trung Hoa thời thượng cổ, Kinh dịch đem cát hung của hết thảy các hiện tượng tự nhiên và nhân sự quy vào hệ thống 64 quẻ do hai Hào Âm Dương hợp thành. Bởi thế, người tự học Kinh dịch, chỉ khi hiểu cái lý của Âm Dương, mới nắm vững được cơ sở tư tưởng của Kinh Dịch, thì mới phân tích được mô hình dự báo của Kinh dịch.
Tuy Kinh dịch là kết tinh của văn hóa dân tộc Trung Hoa, nhưng rất nhiều người sau một thời gian tự học Kinh dịch đành bỏ dở, coi như mình không có ” duyên” với dịch học. Sở dĩ rất nhiều người lúc thủa ban đầu rất hăng hái trong quá trình tự học Kinh dịch nhưng sau đó sự học đứt quãng giữa chừng bởi lời văn của kinh dịch cực kỳ khó hiểu, nếu không muốn nói là tối nghĩa.
Lời văn của Kinh dịch chỉ là phần vỏ, là cái xác của Kinh dịch, còn mô hình tư duy do các phù hiệu hợp thành mới là nội hàm, là linh hồn của Kinh Dịch.
Xuất phát điểm ban đầu của Kinh dịch được hình thành bởi 8 Quẻ Đơn trong đó mỗi quẻ được tạo bởi 3 vạch ( nét – còn gọi là hào). Tiếp đó 8 quẻ đơn tiếp tục được đem phối xếp với nhau tạo thành hệ thống 64 quẻ Kinh dịch ( Còn gọi là Chu Dịch – 2 bản khác là Liên Sơn, Quy Tàng đã thất lạc ), Trong 64 quẻ, mỗi quẻ có 6 hào nên tổng hệ thống Kinh Dịch có 64 quẻ, 384 hào dùng để diễn hóa vạn vật muôn loài,…


Hướng dẫn tự học Kinh Dịch

Từ đời Phục Hy đến hết đời nhà Thương: Kinh Dịch chỉ gồm các nét liền và đứt.
Đến đời Văn Vương : Kinh dịch được thêm lời văn vào dưới mỗi hào của quẻ, tục gọi là Hào từ.
Sau cùng Khổng Tử biên soạn và đưa thêm vào các phần như Thoán Truyện, Tượng Truyện, Văn Ngôn, Hệ Từ Truyện, Thuyết Quái, Tự Quái,.. để nói rõ sự biến hóa của Kinh Dịch.

2. Tài liệu biên soạn bài viết


Về mặt tài liệu phục vụ cho series bài viết này, Tôi đã tham khảo qua rất nhiều sách và đã lựa chọn ra bộ tài liệu chuẩn để phục vụ các bạn trong việc tự học kinh dịch.
Về phần lý thuyết tôi lựa ra bộ “Kinh Dịch Cấu Hình Tư Tưởng Trung Quốc” của dịch giả Lê Anh Minh và dịch giả Dương Ngọc Dũng. Sở dĩ tôi chọn bộ này mà không chọn bộ kinh dịch của cụ Phan Bội Châu là bởi bộ sách này sử dụng phương pháp tổng hợp ý kiến của các nhà nghiên cứu nổi tiếng như Chu Hy, Cao Hanh, Từ Tử Hùng,… và rất nhiều nhà nghiên cứu khác để viết nên bộ sách.
Điều này cho ta thấy được góc nhìn khác nhau của mỗi nhà nghiên cứu về một Quẻ, một Hào, hay một vấn đề nào đó trong Kinh Dịch, điều này rất quan trọng trong việc tự học kinh dịch bởi nó cho ta thấy được tổng quát của vấn đề cần xem xét…
Về phần thực hành, tôi lựa chọn tác phẩm nổi tiếng Thôi Bối Đồ bản Kim phê bản để phục vụ cho việc tham khảo chuyên sâu theo hướng thực hành, áp dụng vào thực tiễn lịch sử của Trung Quốc. Với mỗi một tượng quẻ sẽ ứng với một thời kỳ hay một sự kiện lịch sử có thật nào đó bên Trung Hoa đại lục.
Việc tự học thường rất khó khăn, vất vả, nhất là tự học Kinh Dịch, thêm vào phần luận tượng quẻ theo tác phẩm Thôi Bối Đồ Kim phê bản là muốn bạn đọc có điều kiện chiêm nghiệm hình tượng cũng như ứng dụng phần tượng quẻ ở mức độ phổ quát nhất…


3/. Tự học kinh dịch – Những điều cần lưu ý


Tư duy tượng số là mô hình tư duy độc đáo của Kinh dịch, là con đường hữu hiệu nhất, đơn giản linh hoạt nhất cần nắm vững khi tự học kinh dịch.
Nếu từ góc độ “tam tài” của mỗi quẻ mà tìm hiểu tượng quẻ, thì hai hào thứ nhất, thứ hai hợp thành vị trí của ” Đất, địa” tượng trưng yếu tố “địa lợi ”, quyết định sự thành bại được mất của nhân sinh.
Hai hào thứ ba, thứ tư hợp thành vị trí của “ nhân ”, tượng trưng yếu tố “nhân hòa”, điều quan trọng nhất đối với thành công của nhân sinh.
Hai hào thứ năm và thứ sáu hợp thành vị trí của ” Thiên, trời “, tượng trưng yếu tố “thiên thời “, quyết định Vận mệnh của nhân sinh.
Trong đời sống thực tế, mỗi người chỉ cần có đủ ba yếu tố “thiên thời”, “địa lợi “, ” nhân hòa ”, rồi phát huy tính sáng tạo chủ quan của mỗi cá nhân, thì thành công là điều tất lẽ dĩ ngẫu.



Hướng dẫn tự học Kinh Dịch – Kinh dịch là gì ?

Trong tài liệu hướng dẫn tự học Kinh dịch này các bạn sẽ được học về Tượng quẻ bao gồm 8 quẻ đơn và 64 Quẻ kép cũng như các lý giải đặc biệt, các lý giải mẫu một số quẻ mà chúng tôi trong quá trình học tập sưu tầm được.
 
Chỉnh sửa cuối:

Phú Hà

Thanh Minh Phong
4/. Tự học Kinh Dịch qua 8 Quẻ Đơn

Hướng dẫn tự học Kinh dịch qua 8 quẻ đơn gồm Càn – Đoài – Ly – Chấn – Tốn – Khảm – Cấn – Khôn. Phần bát quái, tượng loại vạn vật,…

4.1. Quẻ Càn – KIM.

Quẻ Càn Kim là quẻ toàn các hào Dương, cực dương. Dương là tích cực, là động, là cứng. Nên Càn đại biểu cho sự cứng rắn.
Thiên thể vận hành, bốn mùa thay đổi nhau không ngừng. Bởi vậy Càn đại biển cho trời.
Trời cao hơn hết thảy, nên Càn tượng trưng cho uy quyền.
Các thiên thể trong vũ trụ như Mặt Trời, Mặt Trăng đều tròn, nên Càn đại biểu cho tròn.
Ngựa chạy giỏi, nên Càn là ngựa.
Trong một nước, vua là đấng tối cao, trong mỗi gia đình, cha là người có uy quyền lớn nhất, nên Càn là vua, là cha.
Vật sáng rõ nhất trên trời là Mặt Trời đỏ ối, nên Càn là đại xích (xích= màu đó).
Càn là tròn, Càn đại biểu cho chính thể viên mãn, lành mạnh, cho thực tại. Đầu người hình tròn, ở trên, nên Càn là đầu.
Quả kết trái trên cây, quả hình tròn, nên Càn là trái cây, là hạ


Hướng dẫn tự học Kinh Dịch qua quẻ
Càn – KIM

Cách nhớ: Càn Tam liên – Càn ba đoạn – ” Đơn giản vì nó có 3 vạch liền “

Bảng phân loại chi tiết quẻ Càn:
Càn” là trời, là thiên, thiên phong “Cấu “, thiên sơn “Độn”, thiên địa “Phủ”, phong địa “Quan”, sơn địa “Bác”, hoả địa “Tấn, hoả thiên “Đại hữu”.
Thiên thời : Trời, băng, mưa đá, hạt mưa mưa đá.
Địa lý: Phương Tây Bắc, Kinh đô, đại quận, hình thắng chi địa (đất có cảnh quan đẹp vùng cao).
Nhân vật: Vua Cha, đại nhân, người già, trường giả, thần quan, danh nhân, người trong cửa công.
Nhân sự : Rắn rỏi, vũ dũng, quả quyết, động nhiều tĩnh ít, cao thượng, bất khuất.
Thân thể : Đầu, xương, phổi.
Thứ tự thời gian : Thu, giao thời giữa tháng chín tháng 10, năm tháng ngày giờ Tuất Hợi, năm tháng ngày giờ ngũ kim.
Động vật : Ngựa, thiên nga, sư tử, voi.
Tĩnh vật : Vàng ngọc, châu báu, vật tròn, quả cây, vật rắn, mũ, kính, (gương).
Nhà cửa : Lâu đài, đại sảnh nhà trạm dịch xá, nhà ở hướng tây bắc.
Gia trạch : Mùa thu nhà hưng thịnh, mùa hạ có họa, mùa đông tan lạnh, mùa xuân may mắn.
Hôn nhân : Kết thân nhà quan qúy, nhà có thanh danh, mùa thu xem dễ thành, mùa đông xem bất lợi.
Ẩm thực : Thịt ngựa, thức ăn qúy nhiều xương, gan, phổi, thịt khô, hoa quả, đầu các loài vật, vật tròn, vật cay.
Chữa đẻ : Dễ đẻ, thu xem quý tử, đầu hạ có tổn hại, ngồi nên hướng về phía tây bắc.
Cầu danh : Có danh, dễ dàng nhận chức trong triều đình, hình quan, chức võ, cầm quyền, dễ nhậm chức ở phương Tây Bắc, thiên sứ, dịch quan.
Mưu vọng : Thành đạt, lợi công môn, hợp với khi động, có của cải, mùa hạ không thành, mùa đông mưa nhiều ít đạt.
Giao dịch : Hợp với vàng ngọc châu báu, qúy hóa, dễ thành đạt, mùa hạ xem bất lợi.
Cầu lợi : Có của cải, thời gian như vàng ngọc, chốn cửa công được của cải, mùa thu xem có lợi lớn, mùa hạ xem hao tài tốn của, mùa đông xem ít có tài sản.
Xuất hành: Lợi về xuất hành, hợp về chuyển vào kinh sư, đi về tây bắc có lợi, mùa hạ xem bất lợi.
Yết kiến : Thấy đại nhân có lợi, người có đức hạnh, lợi thấy quan quý, có thể gặp.
Bệnh tật : Bệnh ở đầu mặt, ở phổi, bệnh gân cốt, bệnh thượng tiêu, mùa hạ xem không tốt.
Phần mộ : Hợp hướng Tây Bắc, hợp nơi núi cằn khô khí mạnh, hợp với huyệt cỏ, hợp nơi cao, mùa thu xem bói có điều qúy, mùa hạ xem bói thì có điều dữ lớn.
Phương đạo : Tây Bắc .
Ngũ sắc : Sắc đỏ tươi, sắc đen.
Chữ họ : Người mang vàng (đồ sắt) bên cạnh, người buôn bán (thương nhân), hàng 1 4 9.
Số hạng: 1 – 4 – 9
Số mục: 1 – 4 – 9
Ngũ vị: Cay, chua.
 

Phú Hà

Thanh Minh Phong
4.2. Quẻ Đoài – Kim
Quẻ Đoài Kim có tượng cái miệng, bên ngoài mềm là cái môi, phía trong cứng là hàm răng, nên Đoài là cái miệng. Hai hào Dương ở dưới là cứng, là đặc, là đất đá. Hào Âm trên cùng là mềm, là tĩnh, là nước lặng, là tượng hồ, đầm, nên Đoài là cái đầm. Cá sống trong đầm, các động vật đều uống nước trong đầm, người cũng không ngoại lệ, nên Đoài là đẹp lòng. Người ta đẹp lòng (vui) thì nói nhiều, nên Đoài là nói.
“Quẻ Đoài khuyết trên”, nên những vật bị khuyết trên ( mẻ, sứt), lõm trên miệng, đều biểu thị bằng quẻ Đoài. Quẻ Đoài khuyết trên, nên Đoài còn đại biểu cho những gì bị hủy hoại; mùa thu sát khí rất nặng, vạn vật đều bị hủy hoại, nên Đoài là giữa thu; cái lưỡi chất mềm, tính cứng, làm được những việc đao kiếm không làm nổi, mà quẻ thể hiện ngoài cứng trong mềm, nên Đoài là cái lưỡi. Quẻ Đoài có hào Âm ở trên, giống như cái sừng con dê, nên Đoài là con dê.



Hướng dẫn tự học Kinh Dịch qua quẻ
Đoài – KIM
Cách nhớ: Đoài thượng khuyết, Đoài khuyết trên
Bảng phân loại chi tiết quẻ Đoài :
Đoài” là đầm, là Trạch, Trạch Thuỷ “Khốn”, Trạch địa “Tụy” Trạch sơn “Hàm”, Thủy Sơn ” Kiển”, Địa sơn “Khiêm”, Lôi sơn “Tiểu qúa”, Lôi trạch “Quy muội”.
Thiên thời : Mưa to, trăng non, sao
Địa lý : Đầm, bờ nước, sứt lở, giếng hoang nơi núi lở sụt nứt nẻ, nơi đó như răng đất rắn.
Nhân vật : Thiếu nữ, thiếp, ca kĩ, người bệnh, người dịch, thầy đồng.
Nhân sự : Vui đẹp, miệng lưỡi, hư hỏng, nói nhảm ăn uống.
Thân thể : Lưỡi, mồm, phổi, dòm, nước giãi.
Thời tự : Mùa thu tháng 8, giờ ngày tháng năm Kim, ngày tháng năm Kim, ngày tháng 2, 4, 9.
Tĩnh vật : Vật kim đao, kim loại, nhạc khí, vật bỏ đi, khí cụ sứt mẻ.
Động vật : Dê, vật trong đầm.
Ốc xá : Ở hướng tây, nhà gần đầm, tường nhà đổ, mất mát.
Gia trạch: Không yên, đề phòng miệng lưỡi, mùa thu xem thì tốt, mùa hạ xem có tổn thất.
Ẩm thực: Thịt dê, vật trong đầm, vị túc (?), vị chua cay.
Hôn nhân : Không thành, mùa thu xem có thể thành, lại vui, chủ thành hôn tốt, lợi cho thiếu nữ, mùa hạ xem không lợi.
Sinh sản : Không có lợi, sợ có tổn thai hoặc tắc, sinh con gái, mùa hạ xem không có lợi, ngồi hợp hướng tây.
Cầu tài : Khó thành, nhân danh có tổn thất, nhậm chức lợi hướng tây, hợp với hình quan, võ chức bệnh quan. dịch quan.
Cầu lợi : Không có lợi, có tổn thất, tài lợi chủ ở miệng lưỡi, mùa thu xem có của may, mùa hạ xem thì bị mất của.
Xuất hành : Không đi xa, phòng việc miệng lưỡi hoặc có tổn thất, hợp về việc đi sang phía tây, mùa thu xem việc đi có lợi.
Giao dịch : Lợi về phía nam, để phòng chuyện miệng lưỡi, có sự cạnh tranh, mùa hạ xem không có lợi, mùa thu xem có lợi về giao dịch của nả.
Mưu vọng : Khó thành, trong mưu có mất mất, mùa thu xem có sự vui, mùa hạ xem không được.
Yết kiến : Trông về phương tây có khó khăn.
Tật bệnh : Tật về miệng lưỡi yết hầu, có tật về khí nghịch, ăn uống không tiêu.
Phần mộ : Hợp về hướng tây, đề phòng trong huyệt có nước, mộ gần đầm, mùa hạ xem không hợp hoặc táng huyệt bỏ đi. …
Quan tụng : Tranh kiện mãi không xong, người kiện có mất mát, đề phòng hình sự, xem mùa thu làm có thể có lý thắng kiện.
Chữ họ : Âm thương, họ có chữ khẩu, chữ kim bên cạnh.
Hàng vị: 4, 2, 9
Số mục: 2. 4, 9
Phương đạo : Phương tây.
Ngũ vị : Cay, chua
 

Phú Hà

Thanh Minh Phong
4.3. Quẻ Ly – Hỏa
Quẻ Ly hai hào Dương bao ngoài là nóng, là đặc, là lửa lớn, hào Âm ở trong là mát, là rỗng, là tượng đốt củi, nhiên liệu. Tia chớp có thể dẫn đến đám cháy lớn ( hiện tượng phổ biến thời cổ). Bản thân tia chớp cũng rất đẹp, nên Ly là tia chớp, là đẹp.
“Quẻ Ly rỗng giữa ”, hai hào Dương là cứng, là đặc, hào Âm ở giữa là mềm, nên Ly tượng những vật ngoài cứng trong mềm, như rùa, ba ba, cua ốc. Xe đỗ bên đường, trong xe không có người, cũng là Li. Cái hộp ngoài cứng trong rỗng, nên Ly là cái hộp. Ly là lửa, tượng Mặt Trời, nên Ly là mặt trời.
Quẻ Ly tượng 2 kẻ khỏe đẹp kẹp một người yếu, nên Ly là qua binh. Hào Âm ở giữa quẻ Ly tĩnh, bất động, như thân thể, hai hào Dương động như 2 cánh, tượng chim bay, nên Ly là chim bay, bay cao, bay giỏi.


Hướng dẫn tự học Kinh Dịch qua quẻ
Ly – Hỏa​
Cách nhớ: Ly trung khuyết, Ly khuyết giữa
Bảng phân loại chi tiết quẻ Ly:
Ly” là lửa, là hỏa. Hoả sơn “Lữ” Hỏa Phong (Đỉnh), Hỏa Thuỷ “Vị tế”, Sơn thuỷ “Mông, Phong thuỷ “Hoán”, Thiên Thủy “Tụng”, Thiên Hoả “Đồng nhân”.
Thiên thời : Mặt trời, nghê (cầu vồng) hà (ráng), hồng (cầu vồng).
Địa lý : Phương nam, đất hố khô, đồ gốm, táo, nơi đặt lò, nơi nung khô, mặt đất phơi nắng.
Nhân vật : Trung nữ, người văn chương, bụng lớn, người có bệnh mất, người lính đội mũ sắt (giới trụ)
Nhân sự : Lợi về văn hoa, thông minh tài học, tương kiến hư tâm, việc sách vở.
Thân thể : Mắt, tâm thượng tiêu.
Thời tự : Cuối tháng năm, giờ ngày tháng năm Ngọ hoả, ngày 3, 2, 7.
Tĩnh vật : Chim trĩ, rùa, cá ngao, giải, ốc.
Ốc xá : Ở nhà phía nam, nhà sáng mặt trời, cửa sổ sáng.
Gia trạch : Yên ổn, bình thiện, mùa đông xem bất an, khắc thể văn có hoả tai.
Ẩm thực : Thịt chim trĩ, xào rán, vật nướng thui, các loại gan, phổi, thịt ninh nhừ.
Hôn nhân : Không thành, lợi cho trung nữ, mùa hạ xem có thể thành, mùa đông xem không có lợi.
Sinh sản : Dễ sinh sản ở trung nữ, mùa đông xem có điều tổn hại, ngồi hợp hướng nam.
Cầu danh : Có danh, chức hợp phương nam, giữ chức quan văn, hợp với chức vụ nấu luyện vàng bạc.
Cầu lợi : Có tài sản, hợp với việc cầu ở phương nam, có tài văn thư, mùa đông xem có chuyện không thành.
Giao dịch : Có thể thành, hợp với giao dịch văn thư.
Mưu vọng : Có thể mưu vọng hợp với việc văn thư.
Xuất hành : Có thể xuất hành hợp về hướng phương nam, về việc văn thư, mùa đông xem không hợp với chuyến đi, không hợp đi thuyền.
Yết kiến : Có thể gặp người phương nam, mùa đông xem không thuận, mùa thu thấy văn thủ khảo sát bậc tài sĩ.
Quan tụng : Dễ tan văn thủ đông biết lời từ trong rõ ràng.
Tật bệnh : Đau mắt, đau trong tâm, thương tiêu, bệnh nhiệt, mùa hạ xem tình trạng nóng dịch thời khi.
Phần mộ : Mộ phương nam nơi huyệt dương không có cây cối, mùa hạ xem có văn nhân ra đời, mùa đông xem không có lợi.
Chữ họ : Âm nhỏ, mang thứ và bên cạnh có người, hàng 3, 2 , 7.
Số mục: 3, 2, 7
Phương đạo: Nam, ngũ sắc: Đỏ, tía, hồng.
Ngũ vị: Đắng
 

Phú Hà

Thanh Minh Phong
4.4. Quẻ Chấn – Mộc
Quẻ Chấn Mộc, hai hào Âm ở trên là cấm cổ, một hào Dương ở dưới là đột phá, đột phá từ trong ra ngoài, tượng trưng tiếng nổ, nổ như sấm, nên Chấn là sấm. Quẻ Chấn do quẻ Khôn mà ra: sâu dưới lòng đất có hào dương động, vật chất chuyển động tất phá thạch để trào lên bề mặt, sinh ra địa chấn (động đất), kèm theo tiếng nổ lớn như tiếng sấm.
Một hào dương ở dưới lòng đất, ắt không ổn định, nhất định phải động, nên Chấn là sấm, là động. “Chấn như cái bát ngửa”, tượng bên trên trống trải, bên dưới thực địa, nên Chấn là hẻm núi, khe lạch. Thời cổ khả năng cải tạo tự nhiên của loài người rất thấp, hẻm núi là lối đi để con người vượt qua các ngọn núi, nên Chấn là đường lớn. Bên trên trống trải, có tiếng vang, nên Chấn là tiếng vang.
Thời Cổ có pháo trúc, nên Chấn là trúc. Hàng năm sấm bắt đầu xuất hiện ở tiết Kinh Trập, không gian ở phương đông, thiên tượng thì phương đông là Thanh Long, nên Chấn là phương Đông, là Rồng. Một hào Dương ở bên dưới động, nên Chấn là Chân.


Hướng dẫn tự học Kinh Dịch qua quẻ
Chấn – Mộc​
Cách nhớ: Chấn ngưỡng vu, Chấn Cốc ngửa, sở dĩ như vậy là quẻ Chấn có 1 hào Dương dưới 2 hào Âm, tượng giống cái Cốc
Bảng phân loại chi tiết quẻ Chấn:
Chấn” là sấm, là Lôi, Lôi Địa “Dự”, Lôi Thủy “Giải”, Lôi Phong “Hằng”, Địa Phong “Thăng”, Thủy Phong “Tỉnh”, Trạch Phong “Đại quả”, Trạch Lôi “Tuỳ”.
Thiên địa : Sấm
Địa lý : Phương đông, thụ mộc, phố huyên náo, đường lớn, những nơi có cây cỏ tre trúc tươi tốt.
Thân thể : Chân, gan, tóc, thanh âm
Nhân sự : Khởi động, giận, kinh sợ hãi, vội vã, động nhiều, tĩnh ít.
Nhân vật : Trưởng nam
Thứ tư thời gian : Mùa xuân tháng ba, năm tháng ngày giờ Mão, số 4. 3. 8. củaa tháng và ngày.
Tĩnh vát :Tre gỗ, chuối tiêu, cây hoa, nhạc khi thuộc loại tre gỗ, vật hoa cỏ tươi tốt.
Động vật : Rồng rắn
Ốc xá : Ở hướng đông, ở rừng núi lầu gác.
Gia trạch : Trong nhà không có gì đáng sợ, mùa xuân đông tốt, mùa thu xem bất lợi.
Ẩm thực : Bàn chân thú, thịt, sơn lâm dã hoả, thịt tươi. vị chua, rau.
Hôn nhân : Có thể thành, nhà có thanh danh, lợi hôn nhân của trưởng nam, mùa thu bói không hợp với hôn nhân.
Cầu lợi : Của cải tre gỗ rừng núi, cầu tài ở xứ đông hoặc lợi của hàng hoá về trà tre gỗ rừng núi.
Cầu danh : Có danh, hợp nhiệm chức ở phương đông, chức vụ được ra hiệu phát lệnh, chức quan đường hình ngục, có nhiệm vụ thuế khóa, trà, trúc, mộc, hoặc chức của hàng hoá phố phường.
Chửa đẻ : Kinh sợ vô cớ, thai động bất an, thai đầu tất sinh con trai, ngồi hợp hướng đông, mùa thu xem tất sẽ tổn thất.
Bệnh tật : Có tật ở chân, có tật can kinh, hoảng sợ bất an.
Mưu vọng : Có thể hy vọng, có thể cầu được, nên lập mưu khi động, mùa thu xem không được như ý.
Giao dịch : Có lợi với giao thiệp, mùa thu xem khó thành, động lại có thể thành có lợi trong hàng trà, tre gỗ
Quan tụng : Kiện tụng, có điều sợ, di chuyển có thể bị phản phúc.
Yết kiến : Có thể gặp, nên gặp người ở rừng núi, có lợi khi gặp người có thanh danh.
Xuất hành : Nên đi hướng đông có lợi, lợi với người rừng núi, mùa thu xem không hợp xuất hành, sợ hãi không đâu.
Phần mộ :Lợi về hướng đông, huyệt trong rừng núi mùa thu không lợi.
Chữ họ : Giác âm, họ mang mộc, hàng vị 4, 8, 3, v. v…
Chữ số: 4, 8, 3
Phương đạo : Đông
Ngũ vị : Vị toan (chua)
Ngũ sắc : Xanh, lục, biếc.
 

Phú Hà

Thanh Minh Phong
4.5. Quẻ Tốn – Mộc
Quẻ Tốn mộc, hào âm ở dưới là tĩnh, hai hào Dương ở trên là động, tượng trưng đất thì tĩnh, còn vật ở bên trên, tức là gió thổi, thì động, nên Tốn là gió. Gió phải có lỗ mới thổi vào, nên Tốn là nhập vào. “Tốn hình bát úp”, hào âm ở dưới là tĩnh, là ẩn, tượng rễ cây chui dưới lòng đất. Hai hào Dương ở trên là động, hiện rõ, tượng thân cây sinh trưởng, nên Tốn là thảo mộc, là trưởng. ( Gió vô hình, thảo mộc thì hữu hình, chúng ta căn cứ cỏ cây lay động mà đoán có gió, nên Tốn là gió ).
Thời cổ tết cỏ làm dây thừng, nên Tốn là dây thừng. Dây thừng là công cụ của nhiều loại thợ, nên Tốn là công (thợ). Chim nhờ gió mà bay, nên Tốn là chim muông. Song loại chim muông này không thể bay cao bay xa chỉ nhờ gió, nên chỉ là loại gia cầm như gà, vịt, ngan, ngỗng. Gió gặp vật cản thì đổi hướng nên Tốn là tiến thoái bất định


Hướng dẫn tự học Kinh Dịch qua quẻ
Tốn – Mộc​
Cách nhớ: Tốn khuyết dưới, quẻ Tốn một hào Âm dưới 2 hào Dương, nên Khuyết dưới.
Bảng phân loại chi tiết quẻ Tốn:
Tốn ” là gió, là Phong, Phong Thiên “Tiểu súc”, Phong Hỏa “Gia nhân”, Phong Lôi “Ích”, Thiên Lôi “Vô vọng”, Hỏa Lôi “Phệ hạp”, Sơn Lôi “Di”, Sơn Phong “Cổ”.
Thiên thời: gió
Địa lý: Đất hướng đông nam, nơi có cây cỏ tươi tốt. vườn hoa rau quả.
Nhân vật : Trưởng nữ, tú sĩ, người quả phụ, người tiên đạo rừng núi
Nhân sự : Nhu hoà, bất an, cổ vũ, lợi gấp ba, tiến thoái không kết quả.
Thân thể : Cánh tay dưới, đùi, khí, phải gió
Thời tự : Giao thời giữa mùa xuân hạ, tháng ngày giờ: 3, 5, 8, tháng 3 năm tháng ngày, giờ, tháng 4.
Tĩnh vật : Mộc hương, thừng, vật thẳng, vật dài, tre gỗ, dụng cụ, đồ dùng tinh xảo.
Động vật : Tiếng kêu, bách thú, côn trùng trong rừng núi.
Gia trạch : Yên ổn lợi chợ, mùa xuân xem tốt lành, thu xem bất an.
Ẩm thực : Thịt gà, vị của sơn lâm, rau quả vị chua
Hôn nhân : Có thể thành, hợp hôn nhân với người trưởng nữ, xem mùa thu bất lợi.
Sinh đẻ : Dễ sinh, đầu thai đẻ con gái, thu xem tổn thai, người ngồi hướng đông, tây, nam.
Cầu danh : Nổi tiếng, hợp với sức của văn chức, hợp với phong hiến, hợp với chức trà, khóa, trúc mộc, thuế hóa, hợp nhiệm vụ đông nam.
Cầu lợi : Có lợi gấp 3, thích hợp với lợi ở sơn lâm, mùa thu xem không thành, có lợi trúc trà không bán.
Giao dịch : Có thể thành, tiến thoái không như nhất, có lợi về giao dịch, giao dịch sơn lâm, lợi về mộc, trà.
Mưu vọng : Có thể mưu vọng, có tiền của, có thể thành, thu xem ít được như ý.
Xuất hành : Có thể thành, có lợi về xuất nhập, hợp với hướng hành đông nam, thu xem bất lợi.
Yết kiến : Có lợi gặp người rừng núi, lợi gặp người tú sĩ, văn chương.
Bệnh tật : Có tật ở tay, đùi, có tật ruột, phải gió, hàn tà, khí tật.
Chữ họ : Tiếng tù và, họ có bộ thảo mộc, hành vị 3, 5, 8
Quan tụng : Thích hợp với hoà, sợ sẽ gặp quở trách về phong hiến.
Phần mộ : Thích hợp với hướng đông nam, huyệt sơn lâm, nhiều cây cối, thu xem bất lợi.
Số mục : 5, 3, 8
Phương đạo : Đông nam.
Ngũ vị : vị chua
Ngũ sắc : Xanh lục, trắng xanh, trắng tinh.
 

Phú Hà

Thanh Minh Phong
4.6. Quẻ Khảm – Thủy
Quẻ Khảm hai hào Âm bao bên ngoài là tĩnh, là hai bờ sông, hào Dương ở giữa là động, là nước chảy, tượng dòng sông, nên Khảm là dòng chảy. Thời cổ năng lực sản xuất thấp kém, hồng thủy nhiều thành tai họa, người ta phải cẩn thận, nên Khảm là sông, là nguy hiểm.
“Khảm giữa đầy”, đại biểu cho sự vật ngoài mềm trong cứng, nên Khảm là hạt, nhân của các loại quả, như táo, đào chẳng hạn. Hai âm kẹp một Dương (Âm là tiểu nhân, Dương là quân tử), tượng nguy hiểm, nên Khảm là hãm, là ẩn phục. Hai Âm bao bên ngoài, một Dương ở bên trong, Dương trong Âm, là Mặt Trăng trong đêm, nên Khảm là Mặt Trăng, là đêm.
Trộm cắp thường lén lút, mai phục trong bóng tối, nên Khảm là trộm cắp. Nước chảy uốn khúc, giống cái tai, nên Khảm là tai. Con heo thích lăn lộn trong bùn nước, nên Khảm là heo. Máu thuộc thể lỏng như nước, nên Khảm là máu.


Hướng dẫn tự học Kinh Dịch qua quẻ
Khảm – Thủy​
Cách nhớ: Khảm trung mãn, Khảm giữa đầy. Quẻ Khảm 1 hào Dương giữa 2 hào Âm, tượng Đầy ở giữa.
Bảng phân loại chi tiết quẻ Khảm
Khảm” là nước, là Thủy, Thủy Trạch “Tiết”, Lôi Thủy “Giải”, Thủy Hỏa “Ký tế”, Trạch Hoả “Cách”, Lôi Hỏa “Phong”, Địa Hỏa “Minh đi”, Địa Thủy “Sư”.
Thiên thời : mưa, trăng, tuyết, sương, móc.
Địa lý : Phương bắc, sông hồ, suối lạch, giếng có vạch, đất thấp có dòng chảy (ngòi, lạch, ao thùng có nước đọng).
Nhân vật : Trung nam, người sông hồ, người trên thuyền, kẻ cướp trộm
Nhân sự : Kẻ ti tiện hiểm sâu, bên ngoài tỏ ra nhu, bên trong chỉ nghĩ tới lợi, trôi nổi bất thành, Sóng trôi gió dạt.
Thân thể : Tai, máu, thận
Thời tự : Mùa đông tháng 11, giờ, ngày, tháng, năm tí, ngày tháng 1-6.
Tĩnh vật : Áo ướt (dây buộc ướt) vật có hạt, vật có hình cung, bánh xe, đồ đựng nước rượu.
Động vật : Cá lợn, vật ở trong nước.
Ốc xá : Ở hướng bắc, gần nước, nhà ty nước, quán trà rượu, nơi trong nhà ẩm ướt, lầu trên sông (giang lâu).
Ẩm thực : Thịt lợn, rượu, vị lạnh, vật biển, canh rau, nước vị chua, ăn. Cơm trọ, Cá đới huyết, yểm tàng, vật có nhân, Vật ở trong nước, Vật nhiều xương.
Gia trạch : Bất an, có ám vị, phòng cướp.
Hôn nhận : Lợi hơn với trung nam, hợp với quan hệ Phương bắc, thành hôn bất lợi, không thể kết hôn những tháng Tuất Sửu Mùi.
Sinh đẻ : Khó đẻ có nguy hiểm, hợp với thứ thai, nam trung nam, tháng : Thìn, Tuất, Sửu, Mùi, có tổn thất, thích hợp phương Bắc.
Cầu danh : Gian nan, sợ rằng có tai nạn, thích hợp nhận chức ở phương Bắc, chức về nghề cá, sông nước, rượu kiêm dấm.
Cầu lợi : Có của mất, thích hợp của cải ở bến nước, sợ có thể mất mát, thích hợp muối cá, có lợi hàng rượu, phòng âm thất, phòng cướp.
Giao dịch : Bất lợi về kết quả giao dịch sợ phải để phòng thất hãm, hợp giao dịch ở bến nước, thích hợp giao dịch nuôi cả hàng rượu, hoặc giao dịch với người ở chỗ nước.
Mưu vọng : Không hợp với việc mưu vọng, không thể thành tựu, thu đông xem có thể mưu vọng được.
Xuất hành : Không hợp đi xa, hợp bơi thuyền, hợp đi về Bắc tây, để phòng cướp, cảnh giác việc hiểm trở và chuyện chết đuối.
Yết kiến : Khó gặp, khó có thể gặp người giang hồ, hoặc người tên họ mang bộ thuỷ.
Bệnh tật : Đau tai, bệnh tim, cảm hàm, bệnh thận, vị lạnh thuỷ tả, bệnh lạnh kinh niên, bệnh máu.
Quan tụng : Bất lợi, có nguy hiểm, có chuyện kiện tụng nguy khốn, mất mát thất hãm.
Phần mộ : Hợp với đất nước (quốc gia). phương bắc, mộ gần nước, táng không có lợi.
Họ tên : Âm vũ, tên họ có chấm thuỷ, hành vi 1, 6
Số mục : 1, 6
Phương đạo : Phương Bắc
Ngũ vị : Mặn, chua
Ngũ sắc : Đen
 

Phú Hà

Thanh Minh Phong
4.7. Quẻ Cấn – Thổ

Quẻ Cấn trên cùng là ngón tay cái, nên Cấn là tay. Hai hào Âm bên dưới là mềm, là đất. Hào Dương trên cùng là cứng, là núi, tượng núi cao, nên Cấn là núi. Trên Mặt Đất, khí Dương bốc lên đến cực điểm, không thể lên nữa đành phải dừng lại. Ta dùng hai tay biểu thị từ chối, giống như núi lớn chắn đường, nên Cấn là tay, là núi, là dừng lại.
“Cấn bát úp” giống như cái bát úp, nên Cấn là mộ phần, hòn đảo, cái vú. Hào Dương trên cứng mà đặc, hai hào Âm ở dưới là mềm và rỗng, nên Cấn là cái chân; trên núi có nhiều đá, nhiều đường mòn, nên Cấn là đá, là đường mòn. Cấn là cửa, là chùa. Chó canh cửa ngăn kẻ lạ, nên Cấn là con chó.


Hướng dẫn tự học Kinh Dịch qua quẻ
Cấn – Thổ​
Cách nhớ: Cấn bát úp, Quẻ Cấn giống như cái bát úp lại do dưới hào Dương là 2 hào Âm.
Bảng phân loại chi tiết quẻ Cấn
Cấn” là núi, là Sơn, Sơn Hỏa “Bôn”, Sơn Thiên “Đại súc”, Sơn Trạch “Tổn”, Hoả trạch “Quỷ”, Thiên trạch “Lý”, Phong trạch “Trung phù”, Phong sơn “Tiệm”.
Thiên thời : Mây mù, núi, màu xanh chàm.
Địa lý : Đường qua núi, thành gần núi, phần mộ phương đông bắc.
Nhân vật : Chàng trẻ tuổi, người nhàn, người trong núi.
Nhân sự : Cách trở, giữ yên tĩnh, tiến thoái không quyết, quay lưng, dừng lại, không thấy.
Thân thể : Ngòn tay, xương, mũi, lưng.
Thời tự : Tháng đông xuân, tháng 12 ngày tháng năm Sửu, Dần, ngày tháng 7, 5, 10.
Tĩnh vật : Đất đá, quả dưa, vật màu vàng, vật trong đất.
Ốc xá: Cư ở phương đông bắc, ở trong núi gần đá, nhà gần đường,
Ẩm thực: Vị của vật trong đất, thịt các loại cá, thuộc loại trúc ở các mô đất, vị hoang dã.
Hôn nhân : Cách trở không thành, thành cũng chậm, lợi về hôn nhân của những chàng trai trẻ, mùa xuân xem không lợi, hợp với hôn nhân vùng quê.
Cầu danh : Trở ngại, không tên tuổi, hợp với nhậm chức ở phương đông bắc, hợp với chức vụ thổ quan ở vùng làng núi.
Cầu lợi: Cầu tài trở ngại, có thể thu được ở chốn sơn lâm, mùa xuân xem không lợi có tổn thất.
Sinh sản : Khó sinh, có nguy hiểm trở ngại, hợp với phương đông bắc. Mùa xuân xem có mất mát.
Giao dịch : Khó thành, có giao dịch nơi điền thổ, nơi sơn lâm, mùa xuân xem không lợi.
Mưu vọng : Trắc trở không thành, tiến thoái không quyết.
Xuất hành: Không đi xa, có đồn trú, chỉ đi bộ gần.
Yết kiến: Không gặp, có trắc trở, có thể gặp người trong núi.
Tật bệnh : Tật ở ngón tay, tật ở tì vị.
Quan tụng : Quý nhân gây khó, liên miên không dứt.
Phần mộ : Huyệt đông bắc, huyệt trong núi, mùa Xuân xem không có lợi, gần bên đường có đá.
Chữ họ : Âm cung, họ có chữ thổ bên cạnh, hàng vị 5, 7
Số mục . 5, 7, 10
Phương đạo: Phương đông bắc
Ngũ sắc: Vàng.
Ngũ vị: Ngọt.
 

Phú Hà

Thanh Minh Phong
4.8. Quẻ Khôn – Thổ
Quẻ Khôn là quẻ toàn âm, cực âm. Âm là tiêu cực, là tĩnh, là mềm, cho nên Khôn đại biểu cho sự nhu thuận. Trái Đất đứng yên bất động, chứa dựng hết thảy vạn vật, hấp thu và tồn trữ mọi năng lượng, cho nên Khôn đại biểu cho đất, cho sự gánh vác. Trâu bò giúp người cày bừa ruộng, cho nên Khôn là trâu bò.
Cái bụng của con người chứa lục phủ ngũ tạng, nhận các thứ thức ăn nuôi sống toàn thân, giống như Trái Đất dung nạp vạn vật, nuôi sống chúng sinh. Cho nên Khôn là đất, là bụng. Đất là do các khối vuông hợp thành, các vật hình vuông dễ tĩnh (ngược lại, vật hình tròn để động) Cho nên Khôn đại biểu cho tĩnh, cho hình vuông.
Đất đai sinh ra vạn vật nên Khôn đại biểu cho người mẹ. Khôn thuần âm nhu, mềm móng, trái với võ, cho nên Khôn đại biểu cho văn. Trời ngược với Đất, cho nên nếu Càn là vua thì Khôn là bề tôi. Càn là ban ngày, sáng, thì Khôn là ban đêm, tối.




Hướng dẫn tự học Kinh Dịch qua quẻ
Khôn – Mộc

Cách nhớ: Khôn lục đoạn, quẻ Khôn gồm 3 hào âm, phân chia thành 6 đoạn.
Bảng phân loại chi tiết quẻ Khôn:
Khôn” là đất, là địa, Địa Trạch “Lâm”, Địa Thiên “Thái”, Lôi Thiên “Đại tráng”, Thủy Thiên “Nhu”, Thủy Địa “Tỷ “, Trạch Thiên ” Quải”, Địa Lôi ” Phục”.
Thiên thời : Mây che, trời mù
Địa lý : Ruộng vườn, làng mạc, đất bằng, phương Tây Nam.
Nhân vật : Mẹ già, mẹ kế, người làm ruộng, người làng, kẻ đông, người bụng to.
Nhân lực : Các sắc (keo kiệt), nhu thuận, nhu nhược, nhiều người.
Thân thể : Bụng, tỳ, vị, thịt.
Thời gian : Tháng thìn, tuất, Sửu, tháng mùi thân chính, ngày giờ tháng giêng, ngày, tháng 8, 5, 10
Tĩnh vật : Vật vuông, vật mềm, vải, bông, tơ lụa, ngũ cốc, búa rìu, đồ gốm.
Động vật : Trâu, bách thú, ngựa (ngựa cái).
Ăn uống : Thịt trâu, các vật ở trong đất, vị ngọt, vị rừng, hoang dã, vị của ngũ cốc, các vật khoai sọ, măng, các vật phủ tạng.
Hôn nhân : Lợi dụng hôn nhân hợp với nhà kho thuế, các nhà trong làng mạc, hoặc các gia đình quả phụ, mùa xuân xem không có lợi.
Sinh sản : Dễ sinh, mùa xuân xem khó đẻ, có tổn thất hoặc bất lợi cho sản phụ, ngồi hợp hướng Tây nam.
Cầu danh : Có danh, hợp hướng Tây nam hoặc các chức giáo quan (quan trông về dạy học) nông quan (quan trông về làm ruộng), Thủ công, mùa xuân xem hư danh.
Giao dịch : Giao dịch có lợi, giao dịch hợp với ruộng đất, lợi về ngũ cốc, hàng rẻ tiền vật nặng, có tiền tài trong lúc yên tĩnh, mùa đông xem có lợi.
Mưu vọng : Cầu mưu có lợi, cầu mưu về xóm xã, cầu mưu trong yên tĩnh, mùa xuân xem ít được như ý hoặc mưu về đàn bà.
Xuất hành : Có thể xuất hành, nên đi về phía Tây nam, nên đi về phía xóm làng, nên đi bộ. Mùa xuân không nên đi.
Yết kiến : Có thể gặp, có lợi khi gặp dân quê, dễ gặp ngươi thân hoặc người âm. Mùa xuân không dễ gặp.
Bệnh tật : Bệnh ở bụng, bệnh ở tỳ vị, ăn uống bình thường, ăn gạo không tiêu hoá.
Quan tụng : Lý thuận, được quân chúng đồng tình, giải tán chuyện kiện tụng.
Phần mộ : Huyệt nên hợp phía Tây nam, đất bằng phẳng, gần ruộng đất, nên chọn chỗ thấp. Mùa
xuân không nên táng.
Chữ họ : Cung âm, người có họ mang bộ thổ, hàng vị 8, 5, 10.
Sổ mục : 8, 5, 10.
Phương đạo : Tây nam
Ngũ vị : Ngọt
Ngũ sắc : Vàng, đen.

Kết Luận:

Tóm lại, phần trên là tượng bát quái vạn vật, nhưng hình tượng của vạn vật, chủng loại của sự việc không chỉ ở các điều kiện kể trên. Người tự học kinh dịch chỉ nên lấy đó làm căn cứ vào nguyên tắc phân loại 8 quẻ trên để tiếp tục suy diễn.
Dùng tám phù hiệu khái quát vạn vật trong thiên hạ là sản phẩm của tư duy đơn giản, nhưng phân loại tư tưởng ở trong đó, trái lại, đã có đầy đủ những tư duy triết học và tư duy khoa học, nó đã phản ánh năng lực phân tích tổng hợp và phương thức hệ thống của người xưa.


"Còn tiếp..."
 
Top